Nô lệ tình yêu là gì

Định nghĩa ấy không chỉ đúng ở gái bán dâm, mà đúng cả với những người phụ nữ ngay trong gia đình họ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến hiện tượng nô lệ tình dục trong tình yêu.

Sự vô lý

Trong tình yêu có sự nô lệ tình dục hay không? Nếu vậy làm sao có tình yêu? Câu trả lời là có. Có thể một cặp trai gái nào đó bắt đầu quen nhau từ tình yêu và sau đó, nô lệ tình dục xảy ra như là điều tất yếu.

Cách đây khoảng 20 năm, tại một ký túc xá nổi tiếng ở TPHCM, có một cặp sinh viên yêu nhau tha thiết. Họ đều là những sinh viên giỏi, rất xứng đôi, yêu nhau từ năm thứ nhất đại học. Điều kỳ lạ là họ rất yêu nhau nhưng thường xung đột kịch liệt với nhau và nàng bị chàng đánh liên tục. Tuy vậy họ vẫn dính nhau như sam. Tất cả sinh viên chúng tôi hồi đó không thể lý giải nổi chuyện tình đặc biệt của họ. Cho đến nhiều năm sau khi ra trường, tình cờ tôi gặp lại nàng. Khi đó tôi mới biết, chính sự nô lệ tình dục đã làm cho họ không thể xa rời nhau, dù khi đó nàng đã nhận ra sự thật. Nàng tâm sự rằng, khi ấy nàng rất muốn “cắt” mối quan hệ với người yêu vũ phu nhưng không cách nào “cắt” được, vì sợ. Sợ, vì nàng đã trao thân cho chàng; sợ vì ngại chàng sẽ bêu riếu nàng sau khi chia tay và sợ vì những nỗi lo âu mơ hồ khác. Chỉ có khi ra trường, đi làm rồi, cô nàng mới nhận ra bản chất của tình yêu đó và dứt khoát tìm cách tự giải thoát.

Trong một vài lần đi làm đêm về, chúng tôi từng chứng kiến cảnh bạo lực tình yêu: Một cặp trai gái cãi nhau dữ dội bên lề đường. Đứng từ xa quan sát, chúng tôi thấy họ có xô xát và cuối cùng, nàng cũng lên xe để chàng chở đi... Đó có phải là sự nô lệ trong tình yêu, hay suy rộng ra, có thể là bị sự ràng buộc bởi sự nô lệ tình dục?

Những kiểu nô lệ tình dục còn ở nhiều tình huống khác, ngay cả trong gia đình. Qua đêm tân hôn, người chồng phát hiện vợ mình bị mất trinh, để trả thù, chàng biến nàng thành nô lệ tình dục. Một đại gia lắm tiền nhiều của, thí vài chục triệu mở quán cà phê cho bồ nhí, để làm chỗ đi về. Nàng bồ nhí ấy vô tình trở thành nô lệ tình dục. Có đại gia kiếm bồ nhí ở quê xa tít, mỗi tháng chu cấp vài triệu đồng và cô bồ nhí ấy tự nhiên trở thành nô lệ tình dục, mà không hay biết.

Một kiểu nô lệ tình dục khác cực kỳ bi kịch xuất phát từ sự ngoại tình của người phụ nữ. Khi người phụ nữ đã có chồng, lỡ vướng vào chuyện ngoại tình, nếu không đủ bản lĩnh, chuyện nô lệ tình dục rất dễ xảy ra. Với những kỹ thuật hiện đại như máy quay phim bé xíu, máy ảnh có độ nhạy cao... những hình ảnh ái ân trong lúc ngoại tình dễ bị quay, chụp lén. Những hình ảnh đó là vũ khí buộc người phụ nữ ngoại tình khó tìm đường quay trở lại hoặc tìm đường khác để đi. Và con đường lún sâu vào sự nô lệ tình dục gần như tất yếu... Rất ít người phụ nữ đủ bản lĩnh vượt qua hoàn cảnh này. Những cái chết trong tuyệt vọng đầy bi kịch đã từng xảy ra.

Giải thoát

Vậy có cách nào để người phụ nữ vượt qua ràng buộc của sự nô lệ tình dục? Có. Đó chính là bản lĩnh. Có bản lĩnh, có nghĩa là người phụ nữ nhận biết được tình dục khác với tình yêu. Khái niệm của hai phạm trù này dễ bị đánh đồng nhưng tình yêu hoàn toàn khác với tình dục. Tình yêu làm thăng hoa tình dục; còn tình dục theo kiểu thỏa mãn ham muốn không thể làm thăng hoa tình yêu. Đừng hiểu lầm như câu thơ được truyền tụng: “Khi yêu tình chỉ là tình/Tỉnh ra mới biết trong tình có dâm!”.

Chỉ có bản lĩnh, người phụ nữ mới dám đối đầu với sự thật, mới giải thoát mình ra khỏi sự nô lệ tình dục.

Sự nô lệ tình dục không phải là phát hiện mới mẻ. Khái niệm và bản chất của nó được nghiên cứu từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trước, trong phong trào nữ quyền của thế giới. Bản chất và sự phát triển của nó cho đến bây giờ là vấn đề cần được nghiên cứu để thực sự đem lại sự bình đẳng giới cho phụ nữ.

Sự đô hộ của nam giới

“Giới tính là quyền lực [sex is power] được coi là nền tảng của chế độ phụ quyền, là chế độ dựa trên quyền lực của nam giới. Trên tất cả các quốc gia trên thế giới, nam giới [và quyền lực tích lũy của nam giới] là cơ sở đầu tiên và cao nhất của quyền lực xã hội. Từ quyền lực ấy nảy sinh ra đặc quyền của đàn ông. Những quyền của đàn ông này được thể hiện trước tiên trong quan hệ tay đôi, tức là trong mối quan hệ riêng tư giữa đàn ông – đàn bà...

Sự nô lệ của phụ nữ, dưới tất cả mọi hình thức của nó, là cơ chế để kiểm soát phụ nữ trong cái luân lý coi giới tính là quyền lực hoặc là trực tiếp nô lệ hóa phụ nữ hoặc là dùng nô lệ hóa đó làm mối đe dọa đối với phụ nữ. Đó là tình trạng chung của sự đô hộ của nam giới đối với nữ giới.

Theo đó, nô lệ tình dục được hiểu là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ nhu cầu tình dục của người khác.

Người bị xâm hại bởi hành vi nô lệ tình dục có được xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 giải thích về nạn nhân của hành vi mua bán người như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Nô lệ tình dục là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ nhu cầu tình dục của người khác.
...
4. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 của Luật này.

Căn cứ trên quy định nạn nhân của hành vi mua bán người là người bị xâm hại bởi hành vi nô lệ tình dục.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định căn cứ để xác định nạn nhân bị mua bán như sau:

Căn cứ để xác định nạn nhân
1. Một người được xác định là nạn nhân khi họ là đối tượng của một trong những hành vi sau đây:
a] Mua bán người: Coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
b] Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:
- Ép buộc bán dâm;
- Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;
- Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thế mình với mục đích kích động tình dục;
- Làm nô lệ tình dục;
- Cưỡng bức lao động;
- Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;
- Ép buộc đi ăn xin;
- Ép buộc làm vợ hoặc chồng;
- Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;
- Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Vì mục đích vô nhân đạo khác.
c] Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các hành vi quy định tại các Điểm a, b Khoản này hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
...

Như vậy, người bị xâm hại bởi hành vi nô lệ tình dục được xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người.

Người bị xâm hại bởi hành vi nô lệ tình dục có được xác định là nạn nhân của hành vi mua bán người hay không? [Hình từ Internet]

Ngoài hành vi thì còn căn cứ vào các yếu tố nào để xác định một người là nạn nhân của hành vi mua bán người?

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định như sau:

Căn cứ để xác định nạn nhân
...
2. Việc xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu, chứng cứ sau:
a] Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
b] Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
c] Thông tin, tài liệu do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
d] Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
đ] Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;
e] Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này cung cấp;
g] Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;
h] Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.
...

Như vậy, ngoài xác định hành vi thì còn căn cứ vào các yếu tố sau đây để xác định một người là nạn nhân của hành vi mua bán người:

- Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;

- Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;

- Thông tin, tài liệu do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;

- Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;

- Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;

- Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này cung cấp;

- Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;

- Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.

Lưu ý: Trường hợp cơ quan chức năng không chứng minh được một người có phải là nạn nhân hay không, sau khi xác minh lý lịch, thời gian vắng mặt khỏi địa phương nơi họ cư trú, lý do vắng mặt phù hợp với lời khai của họ về việc là đối tượng của một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này thì xem xét các căn cứ sau để xác nhận họ là nạn nhân:

- Người đó được phát hiện, giải cứu cùng với nạn nhân khác;

- Người đó đã có thời gian chung sống cùng với nạn nhân tại nơi các đối tượng thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này giam giữ, quản lý và bị đối xử như những nạn nhân này;

- Biểu hiện về thể chất và tinh thần: Có dấu hiệu bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, bị đối xử tàn tệ, bị thương tích, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, ốm yếu;

- Thời gian người đó rời khỏi địa phương nơi cư trú thì thân nhân của họ trình báo cơ quan chức năng về việc họ bị mất tích hoặc là đối tượng của một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

Chủ Đề