Những việc làm của nhà Lý xây dựng đất nước

Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã tiến hành dời đô về Thăng Long và tiến hành công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài việc thiết lập lại bộ máy nhà nước, Lý Công Uẩn còn xây dựng nên hệ thống pháp luật và quân đội...Để hiểu rõ hơn, cụ thể hơn về công cuộc xây dựng đất nước của thời Lý, mời các bạn cùng đến với bài học ngay sau đây.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

1. Sự thành lập nhà Lý

  • Cuối năm 1009, Lê Long Đỉnh mấy Triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
  • Năm 1010, dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành là Thăng Long.
  • Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

  • Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành. Các chức vụ quan trọng, nhà vua đều cử những người cẩn thận nắm giữ.

2. Luật pháp và quân đội

a. Luật pháp:

  • Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư.
    • Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
    • Nhằm bảo vệ Vua và cung điện, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

b. Quân đội:

  • Gồm cấm quân và quân địa phương.
    • Cấm quân: Tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh trọng cả nước. Bảo vệ vua và kinh thành.
    • Quân địa phương: Tuyển chọn trong số những thanh niên trai tráng ở các làng xã canh phòng ở các lộ phủ. Hàng năm, chia thành phiên thay nhau đi luyện tập và về quê sản xuất. Khi có chiến tranh sẽ tham gia chiến đấu.
  • Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.
  • Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông”.
  • Gả công chúa, ban chức tước cho tù trưởng. Trấn áp tù trưởng nổi loạn.
  • Về đối ngoại: Quan hệ bình thường đối với Nhà Tống, dẹp tan các cuộc nổi loạn của Chăm Pa.

Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước như thế nào? Ra đời trong hoàn cảnh ra sao? Đây là những kiến thức trọng tâm về lịch sử nước ta mà các em học sinh cần nắm rõ. Để tìm hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của thời kỳ nhà Lý chúng các bạn không nên bỏ qua bài viết sau của  DINHNGHIA.VN nhé!

Sự thành lập của triều đại nhà Lý

Hoàn cảnh ra đời

  • Vào năm 1009 khi Lê Long Đĩnh qua đời, các quan trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý cũng được thành lập.
  • Năm 1010, Nhà Lý đổi niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô về thành Đại La [đổi tên là Thăng Long]. 
  • Đến năm 1054 thì Lý Công Uẩn cho đổi tên nước thành Đại Việt.

Sự thành lập nhà Lý cụ thể như sau: 

Trong sổ sách có ghi chép, vào năm 1005, Lê Hoàn mất và Lê Long Đĩnh đã lên ngôi vua. Theo các bộ sử cổ Việt Nam cho rằng, vào tháng 10 năm 1009 thì vị vua Lê Long Đĩnh mất do các hoàng tử đều đang nhỏ không thể lên nắm quyền hành. Từ đó triều đại Tiền Lê chấm dứt.

Được sự ủng hộ của nhân dân, của các quan lại trong triều, quan Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm vua. Từ đó triều đại nhà Lý được thành lập ngay từ năm 1009. Đến năm 1010 thì ông đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô về Đại La và lấy tên là Thăng Long. Đến năm 1054 nhà Lý đã đổi tên là nước Đại Việt.

Lý Công Uẩn là người thuộc châu Cổ Pháp tức là Từ Sơn, Bắc Ninh lúc bấy giờ. Ông là một người có học thức, có đức, có tài và sớm đã được triều thần nhà Lê quý trọng. Khi trưởng thành, ông có công sức lớn trong việc xây dựng triều Lê vững mạnh. Được quan lại tín nhiệm, khi nhà Tiền Lê chấm dứt thì Lý Công Uẩn được tín nhiệm lên ngôi vua một cách thuận lợi và mở ra thời kỳ phục hưng của đất nước.

Bộ máy nhà nước thời Lý

  • Trung ương: Đứng đầu nhà nước là Vua, giúp việc cho vua có các quan đại thần, dưới là các quan văn, võ.
  • Địa phương: Cả nước chia thành 24 lộ, phủ. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Chính quyền bộ máy nhà nước của nhà lý được xây dựng theo chế độ chính quyền dân chủ. Khoảng cách giữa vua và dân không quá xa, vua luôn quan tâm đến đời sống của người dân và luôn xem trọng nhân dân là thành phần quan trọng để xây dựng chính quyền bền mạnh.

Theo đó bộ máy chính quyền đứng đầu là vua, ban đầu thì vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành. Sau đó vua đã giao bớt việc cho các đại thần trong triều, giữ quyền quyết định chung. Ngôi via sẽ được tuân theo chế độ cha truyền con nối.

Các chính sách xây dựng đất nước của triều đại nhà Lý

Về kinh tế

Thời kỳ nhà Lý thì chủ yếu nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, do đó triều đại này chủ yếu quan tâm đến việc bảo vệ và phát triển nông nghiệp. Áp dụng chính sách “ngự binh ư nông” có tác dụng tăng năng suất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Ruộng đất đã bao gồm cả ruộng tư và ruộng công. Ngoài ra thì kinh tế cũng đang chú trọng đến thương nghiệp và thủ công nghiệp, đang phát triển mạnh.

Luật pháp và quân đội

  • Về luật pháp:
    • Năm 1042 ban hành bộ bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta – bộ Hình thư.
    • Nội dung: bảo vệ Vua, cung điện, tài sản nhân dân, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nghiêm cấm giết mổ trâu bò, xử phạt kẻ phạm tội.
  • Về quân đội:
    • Chia làm 2  bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
    • Các loại binh chủng: bộ , thủy , kị và tượng binh.
    • Thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”.

Chính sách đối nội và đối ngoại

  • Củng cố khối đoàn kết dân tộc.
  • Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham-pa.
  • Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.

Tại sao lại dời đô về Thăng Long?

Sau khi lên ngôi vua nhà Lý đã dời đô về kinh đô Thăng Long bởi vì: Khi tình hình đất nước ở thế kỷ XI đã ổn định hơn thì lúc bấy giờ việc xây dựng đất nước phát triển ổn định là rất cần thiết. Họ xem xét đến những vị trí địa lý thì lúc này kinh đô Hoa Lư có địa hình xa và hẻo lánh hơn so với Đại La. Đại La [ kinh thành Thăng Long] là một khu vực trung tâm của đất nước, có quy mô lớn, là nơi hội tụ bốn phương trời.

Do đó triều đại nhà Lý đã dời kinh đô về Thăng Long, từ đó dưới thời Lý kinh đô này đã dần trở thành đô thị phồn thịnh bậc nhất. Có thể thấy kinh đô của nước Đại Việt lúc này được xem là kinh đô có quy mô và cường thịnh trong khu vực và có tầm ảnh hưởng lớn.

Việc nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước đã góp phần tạo ra một sự thay đổi lớn về các mặt, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Đó còn là những tiến bộ về việc áp dụng những chính sách phát triển mới, tạo bước tiến cho đất nước được vững mạnh hơn. Hy vọng qua bài viết các bạn có thể nắm rõ được các kiến thức cơ bản về triều đại nhà Lý cũng như chủ đề nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước. 

Xem thêm >>> Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống: Diễn biến và Kết quả

Xem thêm >>> Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên – Lịch Sử 7

Please follow and like us:

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

em hãy nêu những công việc nhà lý đã làm có gì khác và mới so với nhà đinh tiền lê

giúp mk vs sắp nộp r!!!!!!!

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề