Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ thể hiện tâm sự gì của tác giả

Đề bài: Phân tích đoạn thơ: “Năm nay đào lại nở… Hồn ở đâu bây giờ ?” trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Bài văn mẫu Phân tích đoạn thơ: “Năm nay đào lại nở… Hồn ở đâu bây giờ ?” trong bài thơ Ông đồ

Bạn đang xem: Phân tích đoạn thơ: “Năm nay đào lại nở… Hồn ở đâu bây giờ ?” trong bài thơ Ông đồ

Bài làm:

Vũ Đình Liên bước vào Thơ mới với tấm lòng cảm thương chân thành mang nặng niềm hoài cổ “Ông đồ” là một kiệt tác của nhà thơ. Bài thơ khép lại với hình ảnh:

“Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?”

Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đối dỏ. Nhưng nay, cũng thời điểm khi đào nở, ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa”.

Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác “đào lại nở”. Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Tết đến,

xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm tết, đón chào năm mới đầy hi vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là ” cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” [Vũ Đình Liên]. Ông đồ đã không còn nữa, trong mỗi dịp tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sống thanh bình đẹp đẽ. Giờ đây chỉ là sự trống trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái “di tích tiều tụy đúng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhấn chim cuộc sống oủa các ông đổ Vũ Đình Liên xót xa:

“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh “Những người muôn năm cũ” và

thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi cả một thời đại, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. ”Những người muôn năm cũ” không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quấn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên “mối sầu vạn kỉ”, cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ Nho nữa. Chữ Nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thái đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ông đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ, Vũ Đình Liên đã tái hiện hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, với cái “vết tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng – tấm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.

——————-HẾT——————-

Bên cạnh Phân tích đoạn thơ: “Năm nay đào lại nở… Hồn ở đâu bây giờ ?” trong bài thơ Ông đồ các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Cảm nhận về bài thơ Ông đồ hay phần Bình giảng 2 khổ thơ trong bài Ông đồ nhằm củng cố kiến thức của mình.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

" NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ "

Nếu bạn là người yêu thơ, chắc bạn đã từng xúc động với bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ đình Liên. Người đã vẽ nên hình ảnh đẹp của ông đồ tài hoa giữa chợ tạo niềm vui cho người náo nức đón xuân, rồi lại buồn bã cô đơn khi khách xuân xưa mỗi ngày mỗi vắng, cho đến một ngày cả chỗ ngồi quen thuộc cũng vắng bặt bóng ông. Nhà thơ đã bùi ngùi kết luận với hai câu thơ đầy cảm xúc :  

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ  ?

Chúng ta cùng mượn hai câu thơ này để nói với nhau về người xưa và truyền thống.

Nhiều bạn trẻ hôm nay đã học cao hiểu rộng, thành công trong các ngành nghề tân tiến, xử dụng các kỹ thuật hiện đại cách thành thạo, giải quyết nhanh gọn dễ dàng những việc công cũng như việc tư. Với ý chí tự do và óc phóng khoáng, các bạn không thích bị ràng buộc, tự đặt luật lệ cho mình rồi tự thay đổi, sống độc lập và thực dụng. Các bạn dễ đi đến việc xem thường các lời khuyên răn dạy bảo, những truyền thống gia đình và xã hội, quên lãng những người đi trước và những giá trị xa xưa. Nếu còn có chút lòng, chắc cũng "kính nhi viễn chi "[ kính trọng nhìn từ xa] và cho đó là những gì cổ kính đáng "cất giữ " trong viện bảo tàng, hoặc bày ra trong các lễ hội, đình đám ở thôn quê.

Cái mới thay thế cái cũ, điều đó gần như quy luật. Như Tây học đã từng thay thế Nho học, chiếc máy chữ thay thế bút lông của ông đồ, rồi đến máy vi tính thay thế máy chữ. Nhưng có cần phải loại bỏ, quên lãng, hay phủ nhận hoàn toàn vẻ đẹp và giá trị của cái cũ không ? Thái độ "khen hết ý, chê hết lời " dường như không công bằng với những gì thuộc về tinh thần như: truyền thống, di sản văn hoá, tình người… trong mọi thời đại. Những cái đối với chúng ta hôm nay là cũ, có thời đã từng là sự mới mẻ được ngưỡng mộ. Chiếc áo dài đầu tiên của hoạ sĩ Cát Tường vẽ mẫu vào năm 1934, so với những chiếc áo dài cổ thuyền, cổ hở, nhiều mầu sắc hôm nay, sao trông có vẻ quê kệch ; nhưng bạn biết không : vào thời đó, chiếc áo này đã là một cuộc cách mạng so với những chiếc váy xồi, chiếc áo tứ thân của Hà Nội thanh lịch ngàn năm, là niềm hãnh diễn của cả đất nước. Còn bạn, người thích ngành Tin học ư ? Khi người ta khen công ty Microsoft đã lập nên kỳ tích cho thế kỷ, sẽ là nhà vô địch mãi mãi, người sáng lập là nhà tỷ phú Bill gates đã trả lời :"Vài chục năm trước, người ta cũng đã nghĩ công ty IBM  là "anh chàng khổng lồ " không ai qua mặt nổi, điều đó khiến chúng tôi tự biết mình cần phải cố gắng hơn ".

Nhìn lại Việt Nam, đã qua rồi cái thời người ta hăng say với Tây học và những giá trị phương Tây để kịch liệt phê bình Nho giáo, đổ mọi tội lên "đầu" Nho giáo : nào là làm trì trệ , ru ngủ dân tộc… Mỗi nền văn hóa đều có giá trị riêng theo từng thời đại: không thể nói theo Hán học là làm mất nước, hay theo Tây học là "mất gốc ". Những quan niệm về trung, hiếu, tiết,nghĩa từ đâu mà có để dân tộc Việt có thể giữ được kỷ cương, phát triển, tồn tại và đoàn kết chống xâm lăng ? Trong lịch sử, huyền thoại "Con Rồng Cháu Tiên" với  "Trăm con trăm trứng" tuy hoang đường nhưng mang ý nghĩa sâu sa, giúp người Việt sống với nhau như "đồng bào "[chung một bào thai ] ruột thịt, anh em đùm bọc lẫn nhau . Còn nói về phong hóa, chúng ta thật không quên công lao của nhóm Tự Lực Văn Đoàn thời Tiền chiến đã đả phá những hủ tục, những ràng buộc khắt khe của gia đình và xã hội phong kiến, đề cao tự do… nhưng khi quá nhấn mạnh đến tự do luyến ái của người quả phụ, đả phá những "hàng rào " của gia phong và dư luận, họ đã vô tình làm mờ nhạt đi giá trị "thủ tiết thờ chồng ",ở vậy nuôi con của những người phụ nữ thời đó. Khi cười nhạo những ông xã xệ, lý toét và những lệ làng, họ đã làm coi nhẹ nhiều "lệ làng" tốt đẹp đã từng gìn giữ và nuôi dưỡng bao thế hệ dân làng sau những luỹ tre xanh.

Không nhất thiết là cái mới phải "đúng" để rồi cái cũ luôn luôn "sai ". Chúng ta cần coi trọng những di sản của quá khứ, vì dù đó là một quá khứ suy tàn thì hiện tại và tương lai vẫn đang được xây dựng trên nó. Một nhà văn đã viết :"Một dân tộc không có quá khứ thì dân tộc đó cũng không có tương lai ". Có những người xưa đã từng có những hoài bão, những công lao đóng góp cho xã hội lớn hơn cả bạn và tôi, hãy kính trọng những cha ông đi trước, nhờ họ mà chúng ta được thừa hưởng giang sơn gấm vóc cùng bao giá trị tinh thần.

Trở lại với nhà thơ Vũ đình Liên, người ta nói rằng bài thơ "Ông đồ " trở thành tuyệt tác là vì nhà thơ luôn hoài niệm quá khứ và rất yêu thương con người. Tuy nghèo, nhưng ông đã từng dốc túi trả tiền cho một em bé mua quà bánh bị thiếu tiền ; trong một đêm giao thừa, ông đã mang bánh chưng ra đầu phố ngồi ăn tết với một cụ ăn mày ; Có một tết nọ, ông đã bỏ ăn tết với gia đình để lên Thái Nguyên, lúc giao thừa, ở trên xe lửa chỉ còn ông và một người đàn bà điên, ông bóc bánh chưng mời bà cùng ăn tết, và người đàn bà đó bỗng tỉnh cơn điên để trở về với cuộc sống bình thường, tấm lòng đó đã cải hoá được số phận con người, bạn ạ . Thời đó, khi Tây học đang lên, Hán học sống lất lây như một người nghèo khổ mà "ông đồ " là hình tượng, nhà thơ đầy lòng nhân ái đã cảm thương cho số phận "ông đồ ", sợ ông đồ mất đi cùng với bao giá trị truyền thống, phong hóa nên đã ngậm ngùi đặt câu hỏi :"Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ ? "

Các bạn trẻ thân mến. Hình tượng "ông đồ " với bút nghiên, với "mực tầu giấy đỏ " dù có mất đi, nhưng "hồn" ông đồ vẫn còn đó. Hồn đó là tri thức, là dân trí, là lòng nhân, là sĩ khí của cả  dân tộc chúng ta. Nếu bạn biết yêu thương, bạn sẽ trân trọng giữ gìn và truyền đạt  di sản của quá khứ, để rồi bạn có thể hãnh diện với sự mong chờ của thế hệ đi trước và yên tâm vì đã chu toàn bổn phận với thế hệ mai sau. Cho dù "ngoài trời mưa bụi bay, cho dù "người thuê viết nay đâu " và cho dù có "mỗi năm mỗi vắng "; thì cứ mỗi độ xuân sang, bạn cùng tôi, chúng ta vẫn vui vẻ đọc lại bài thơ từ đầu với tấm lòng lạc quan hi vọng :

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già …

Hoài Nam

06-02-2005

Video liên quan

Chủ Đề