Những câu nói về giá trị của lời nói

Lời nói là gì ? Nghị luận về sức mạnh của lời nói gồm dàn ý và bài văn mẫu hay, ấn tượng nhất. Thông qua bài văn về sức mạnh của lời nói giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, biết vận dụng những kiến thức kỹ năng đã học để viết được một bài văn nghị luận hay về một hiện tượng đời sống. Hãy tham khảo với wikisecret ngay nhé !

1. Mở bài

– Trên mặt đất này, con người chính là loài thông minh nhất, thống trị muôn loài.

– Con người có vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ sắc sảo.

– Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói.

2. Thân bài

a. Lời nói là gì?

– Là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, thể hiện ở dạng nói và dạng viết.

b. Giá trị, ý nghĩa của lời nói:

– Giúp con người hiểu nhau.

– Đem lại sự giúp đỡ, gắn bó, giúp con người làm việc, học tập, sáng tạo đạt hiệu quả.

– Lời nói có sức mạnh lớn lao trong mọi hoàn cảnh.

Dẫn chứng: câu nói của mẹ Tê-rê-sa.

c. Bài học cho mỗi người:

– Phải học tập và am hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ.

– Rèn luyện nhân cách, phẩm chất tốt đề có cách ứng xử khéo léo, đặc biệt là khi dùng lời nói để giao tiếp.

– Câu ca dao về lời nói.

3. Kết bài

– Khẳng định giá trị và ý nghĩa lời nói.

– Phát huy giá trị của tiếng Việt!

Bài làm

Từ xưa ông cha ta đã có câu: “Lời nói gói vàng”. Qua câu thành ngữ ấy, ta phần nào hiểu được giá trị của lời nói trong cuộc sống hàng ngày. Lời nói tuy vô hình nhưng lại có khả năng tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người.

Trước hết, ta cần hiểu lời nói là gì? Lời nói là một phương tiện mà ta sử dụng ngôn ngữ để thực hiện mục đích giao tiếp. Thông qua lời nói, ta có thể biểu đạt những suy nghĩ cũng như tình cảm, cảm xúc của mình đến người đối diện.

Lời nói có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài việc dùng để giao tiếp, bộc lộ tâm tư, tình cảm, nó còn có nhiều ý nghĩa khác nhau. Lời nói có sức mạnh gắn kết con người. Lời nói như phép nhiệm màu giúp những cá nhân rời rạc, riêng lẻ trở thành một khối đoàn kết vững chắc, đồng sức, đồng lòng. Đó là khả năng diệu kì của lời nói mà không một thứ gì có thể thay thế được. Bằng chứng là tối ngày 19- 12- 1946, trên đài phát thanh, Bác Hồ đã đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” để kêu gọi nhân dân ta cùng đứng lên chống thực dân Pháp, nguyện hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc. Lời nói cũng là phương tiện hữu hiện để người khác thêm hiểu mình và mình thêm hiểu người. Thông qua trao đổi, trò chuyện, những người bạn có thể chia sẻ về sở thích, ước mơ của nhau, những người bất đồng ý kiến có cơ hội để thấu hiểu hơn.

Một lời nói ra còn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn những vết thương. Khi ta buồn phiền, mệt mỏi, gục ngã hay yếu đuối, một lời động viên của bạn như liều thuốc giúp ta vực dậy tinh thần, có thêm ý chí, niềm tin để tiến lên phía trước. Trong những cuộc xung đột, lời lẽ mềm dẻo, khéo léo sẽ xóa tan hiềm khích, chuyện lớn biến thành chuyện nhỏ, hai bên sẽ không phải chịu bất kì tổn thất gì. Những lời yêu thương được nói ra có khi còn đáng giá hơn bất kì của cải vật chất nào. Lúc ấy, lời nói sẽ như dòng nước mát tưới tắm cho những tâm hồn lụi tàn, héo úa, vỗ về những trái tim chai sạn, chịu nhiều tổn thương. Và hơn cả, nó sẽ giúp thay đổi một con người, một số phận. Câu chuyện về nhà bác học Edison phần nào đã chứng minh sức mạnh diệu kì ấy. Thuở nhỏ Edison bị cho là một cậu bé kém cỏi. Một hôm, thầy giáo của cậu gửi một bức thư về nhà, đọc xong thư, bà mẹ liền bật khóc. Edison hỏi mẹ thầy giáo viết gì trong ấy thì bà đã trả lời rằng: ““Con trai bà là một thiên tài. Chúng tôi không đủ sức dạy cậu bé. Bà hãy đưa cậu bé về nhà và để câu ấy tự nghiên cứu”. Thực tế thì đó chính là bức thư đuổi học Edison. Vậy, nếu không có lời nói dối của người mẹ, liệu chúng ta có biết đến một Edison vĩ đại trong lịch sử như ngày hôm nay?

Lời nói cũng là con dao hai lưỡi. Lời nói không tử tế có thể để lại nhưng căm thù, hờn giận. Lời nói bất cẩn là mồi lửa nhen lên những xung đột. Lời nói tàn nhẫn sẽ để lại vết thương khó lành trong tâm hồn, phá hủy một đời người. Vì vậy, chúng ta đừng biến lời nói thành thứ dao kiếm có thể phỉ báng, sát phạt lẫn nhau:

“Lời nói không là dao mà cắt lòng đau nhói lời nói không là khói

mà mắt lại cay cay”.

Từ xưa ông cha ta đã dạy: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vậy nên, trước khi nói ra bất cứ điều gì, chúng ta cũng phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, nói năng tế nhị, khéo léo, chân thành để làm người nghe thoải mái cũng như tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có.

Lời nói luôn ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Mỗi người chúng ta hãy tự ý thức về lời nói của mình và cách sử dụng lời nói để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

Xem thêm : Hướng dẫn bài văn tả cái mũ lớp 2

Đề bài: Suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống


1. Mở bài

- Trên mặt đất này, con người chính là loài thông minh nhất, thống trị muôn loài.- Con người có vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ sắc sảo.

- Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói.

2. Thân bài

a. Lời nói là gì?
- Là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người, thể hiện ở dạng nói và dạng viết.

b. Giá trị, ý nghĩa của lời nói:- Giúp con người hiểu nhau.- Đem lại sự giúp đỡ, gắn bó, giúp con người làm việc, học tập, sáng tạo đạt hiệu quả.

- Lời nói có sức mạnh lớn lao trong mọi hoàn cảnh...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ý suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống tại đây

Trên mặt đất này, trong muôn loài, thì loài người là thông minh và mạnh mẽ nhất. Họ thống trị muôn loài bằng trí tuệ và tâm hồn sắc sảo của mình, tạo nên những giá trị tuyệt đẹp của cuộc sống. Họ còn có phương tiện giao tiếp quý giá là lời ăn tiếng nói, đây chính là phương tiện quan trọng để kiến tạo các mối quan hệ người - người, truyền đạt thông tin,...

Lời nói là gì? Từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, ngôn ngữ đã được hình thành qua quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, xây dựng mối quan hệ cộng đồng. Con người dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng tình cảm của bản thân với những người xung quanh. Từ đó, loài người hiểu và thêm yêu thương gắn bó với nhau.

Như vậy, giá trị và ý nghĩa của lời nói thật vô cùng to lớn. Lời nói được thốt ra từ trí tuệ và tâm tư của người này sẽ đến được với trí tuệ và tâm tư người khác. Đó là phương tiện kết nối vô cùng quan trọng. Lời nói sẽ đem lại sự giúp đỡ giữa người và người, nâng đỡ tinh thần, an ủi khi buồn, chia sẻ khi vui. Những sức mạnh tinh thần mà lời nói đem lại sẽ giúp con người chúng ta vượt qua nhiều thử thách, có thể học tập, lao động, sáng tạo tốt hơn, gặt hái nhiều thành tựu hơn. Trong khoa học, lời nói giúp chuyển tải các quan điểm nghiên cứu để khoa học được tiếp thu, phát triển. Trong công việc, lời nói là cách thức trao đổi làm việc nhóm, góp ý, động viên nhau; trong đời thường, lời nói là sự bày tỏ yêu thương, chia sẻ cùng nhau. Cũng có lúc giận hờn, con người dùng lời nói làm tổn thương nhau, điều đó thật đáng buồn, vì lời nói vô hình nhưng có khi sắc bén như gươm đao gây ra những vết thương lòng khó lành được. Bởi vậy, phải biết dùng lời nói để đem lại niềm vui, không nên dùng lời nói như một thứ vũ khí trong cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta. Chính vì thế, ông bà ta khuyên con cháu rằng:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

"Khôn" ở đây chính là chỉ người thông minh, khéo léo thì ắt am hiểu giá trị và ý nghĩa của lời nói. Có thể nói, sức mạnh lớn lao của lời nói thể hiện trong mọi hoàn cảnh cuộc sống con người. Đặc biệt là những lời nói chân chính, lan tỏa yêu thương. Mẹ Te-re-sa, nữ tu cả đời cống hiến cho tình yêu thương con người đã từng nói rằng: "Lời nói tử tế có thể ngắn và dễ nói, nhưng tiếng vọng của chúng là vĩnh cửu"!

Vậy bài học rút ra cho con người, đặc biệt là người trẻ, là phải năng nói lên những "lời tử tế", đó là những lời nói có suy nghĩ, thốt ra từ tấm lòng chân thành, ngay thẳng và trung thực. Mỗi lời nói như vậy sẽ như một bông hoa tươi nở giữa đời thường của cuộc sống, đem lại hạnh phúc và niềm tin cho tất cả chúng ta. Nhưng để vận dụng lời nói như một phương tiện giao tiếp hiệu quả, phương tiện trao gửi tư tưởng và tình cảm, cũng không phải tự nhiên mà làm được. Trước tiên, mỗi bạn trẻ phải năng trau dồi kiến thức về ngôn ngữ. Phải biết phát âm đúng, dùng từ hay, câu văn truyền cảm, cách nói năng phải mạch lạc khúc chiết. Không phải tự nhiên ta có thể đạt được những điều đó, nếu không ra sức học hỏi, ở trên ghế nhà trường và cả trong cuộc sống. Để có được những lời nói có giá trị và ý nghĩa cao đẹp, con người còn phải rèn luyện nhân cách, trau dồi phẩm chất của bản thân. Một bạn trẻ thì cần rèn luyện tính cách ôn hòa, kiên nhẫn, luôn tôn trọng mọi người, biết khiêm tốn, bao dung với người khác mà nghiêm khắc với chính mình. Khi đó, chúng ta mới có thể giao tiếp bằng lời nói một cách văn minh, lịch sự, đạt hiệu quả cao nhất. Và chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa những lời nói tốt đẹp, hiểu được câu ca dao quen thuộc sau đây:

Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Như vậy, lời ăn tiếng nói luôn cần phải văn minh, thanh lịch. Có lẽ bao giờ con người còn hiện diện trên mặt đất này thì cũng không thể thiếu được vai trò của lời nói, để gắn kết và yêu quý nhau hơn. Người Việt chúng ta yêu quý tiếng mẹ đẻ, quyết tâm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Mà muốn gìn giữ sự trong sáng đó, trước tiên, chúng ta cần học cách sử dụng lời nói thật đúng đắn, thật hay. Hãy để lời nói của bạn chuyên chở tình yêu thương và niềm vui đến cho mọi người!

----------------------HẾT---------------------

Qua bài Suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống, các em đã hiểu được giá trị của lời nói trong giao tiếp và cuộc sống con người. Để mở rộng vốn hiểu biết và có kĩ năng viết bài nghị luận xã hội thành thạo, các em có thể tham khảo thêm: Suy nghĩ của anh chị về đồng tiền trong cuộc sống của con người, Suy nghĩ về câu nói: Lao động là vinh quang, Suy nghĩ về hiện tượng chạy trốn bản thân trong xã hội hiện đại, Suy nghĩ về nhận định: Hạnh phúc ở trong những điều giản dị.

Lời nói là phương tiện giao tiếp, trao đổi tình cảm giữa con người với con người. Bài văn mẫu suy nghĩ về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống sẽ giúp các bạn hiểu được giá trị to lớn của lời nói giao tiếp và kết nối các mối quan hệ xã hội. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Dàn ý suy nghĩ về đức hy sinh Suy nghĩ về câu nói: Ai ngủ trong mùa xuân sẽ khóc vào mùa hè Suy nghĩ về câu nói: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất những giá trị thực Tổng hợp câu nói hay về công việc ý nghĩa, sâu sắc Em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống Dàn ý suy nghĩ về giá trị của thời gian

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề