Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ hon ở đâu bây giờ phân tích

Bài làm

Người ta nói thời gian chính là cơn sóng dữ có thể xóa tan mọi thứ . Nó có thể khiến người ta quên đi những thứ mà ta đã từng quen thuộc . Và có phải vì thế mà nhiều những nhà thơ đa cảm lại hay có sự ám ảnh với thời gian . Vũ Đình Liên cũng vậy, 1 nhà thơ ám ảnh với thời gian, ám ảnh với những văn hóa cổ truyền của dân tộc bị thời gian lãng quên. Chính vì thế, mà ông đã tạo nên một hình ảnh ông đồ đầy sống động trong bài thơ “ Ông Đồ “.

Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người quaBao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài “Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Ngay từ đầu, Vũ Đình Liên đã tạc nên một ông đồ đầy tài năng và được tất cả mọi người yêu mến. Ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ tài hoa , chơi đùa với chính con chữ . Với hình ảnh so sánh ‘’phượng múa rồng bay’’, người nghệ sĩ đấy không chỉ ‘’thảo’’ nên những con chữ uốn lượn, đầy tinh tế như thân rồng, mình phượng mà còn như tạo nên linh hồn trong từng con chữ mình viết ra . Từng chữ, từng chữ như đang biết chuyển động , như đang bay trên chính trang giấy . Có phải vì thế mà người ta phải tắm tắc, ngợi khen chẳng hết lời . Dù vào mỗi đầu năm mới tới , khi những cánh hoa đào hé nở, hình ảnh quen thuộc ông lão bày bút, mực bên góc đường lại hiện ra nhưng người mua vẫn tấp nập , tới thuê viết và thưởng thức nét chữ tài hoa đó . Từ chỉ lượng không xác định ‘’ bao nhiêu ‘’ lại càng khẳng định sự tấp nập của những người thuê viết . Có thể nói , ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ trên góc phố quen thuộc , tạo nên những tác phẩm nghệ thuật được người người kính ngưỡng

>> Xem thêm:  Trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh có một thế giới trăng đầy lãng mạn. Hãy làm rõ nhận định trên

Nhưng thời gian thật quá tàn nhẫn . Nó tàn phá mọi thứ và cũng dần xóa nhòa đi hình ảnh Ông Đồ trong trí nhớ người mua chữ .

Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầuÔng đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay

Dần dần, nho học suy vi , thất thế , mọi người dần quên đi hình ảnh ông lão với mực tàu, giấy đỏ bên đường. Câu hỏi tu từ bỗng phát ra như một lời than trách, tiếc thương của chính tác giả ‘’Người thuê viết nay đâu?’’ . Những người từng mua chữ ông, những người đã từng thán phục trước những nét chữ tài hoa của ông giờ ở đâu . Họ đã đi đâu, tại sao không tới mua nữa khiến cho giấy kia phải buồn , nghiên kia phải sầu . Hihf ảnh nhân hóa , đem linh hồn gửi cho giấy đỏ , mực tàu càng nhấn mạnh thêm nỗi buồn thương, đau đớn cho một hình ảnh đã từngg là thân quen . Năm này qua năm khác, ông đồ vẫn ngồi đó bên góc phố thân quen cùng với mực tàu giấy đỏ nhưng điều khác biệt người mua viết nay đã không còn , chỉ còn lại ông với thiên nhiên sầu thảm . Người ta nói ‘’ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ‘’. Có phải vì thế mà giấy buồn , nghiên phải sầu , lá vàng cũng rơi cùng với những hạt mưa phùn lất phất . Tất cả tạo nên một khung cảnh vạn vật như cùng buồn thương với chính Ông Đồ……

Năm nay đào lại nở không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Thời gian lại dần trôi qua. Vẫn là lúc năm mới quen thuộc , vẫn con phố cũ đấy , người ta cũng dần không còn nhìn thấy hình ảnh Ông Đồ đáng thương , bị quên lãng .Đau đớn thay, Cảnh vật vẫn vậy , hoàn cảnh vẫn thế nhưng con người nay đã đi đâu . Câu hỏi tu từ vang lên ở kết thúc của bài thơ như một câu chất vấn , trách móc đầy đau thương của tác giả ’’Hồn ở đâu bây giờ?’’. Những con người từng tấm tắc ngợi khen , từng chen chúc thuê viết nay ở đâu , những linh hồn dân tộc, những con người Việt Nam nay lại quên đi chính những nét truyền thống quen thuộc sao ? . Tóm lại, ông đồ là người nghệ sĩ nhưng cũng là một người nghệ sĩ đáng thương , một ông lão tội nghiệp bị quên lãng dần với thời gian

>> Xem thêm:  Kể lại quang cảnh mùa đông

Có thể nói , bằng thể thơ 5 chữ hiện đại , bằng những hình ảnh vừa quen thuộc lại mới lạ , ngôn ngữ mộc mạc giản dị , Vũ Đình Liên đã vẽ nên hình ảnh người nghệ sĩ Ông Đồ đầy tài hoa và tội nghiệp . Đồng thời,nhà thơ
cũng thể hiện niềm xót thương, và tình yêu với những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc

Bài làm

Mỗi khi mùa xuân tới, khi tiết trời se se lạnh và những buổi trời mưa lâm thâm khiến cho mọi người tự giục giã mình nhanh chóng hoàn thành công việc cuối năm. Một năm mới sắp đến với những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, cho những ngày tất niên sum họp. Người ta nhớ đến bánh chưng xanh, nhớ về câu đối đỏ và đồng thời bồi hồi nhớ lại cảnh trên phố đông người có rất nhiều người xếp hàng chờ và xem ông đồ viết chữ. Bài thơ Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên đã cho chúng ta nhớ về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hình ảnh ông đồ đã xuất hiện ở ngay trong khổ thơ đầu của bài thơ:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”

Việc sử dụng cấu trúc “mỗi…. lại” cho ta thấy một vòng tuần hoàn, lặp đi lặp lại, thường xuyên xảy ra. Đó là hằng năm khi Tết đến xuân về thì gắn với hình ảnh quen thuộc đó là hoa đào nở thì đó chính là hình ảnh ông đồ cặm cụi viết chữ. Ông đồ già trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi mùa xuân, từ già ở đây chính thể hiện tuổi tác cũng như tay nghề viết chữ của ông. Hình ảnh ông đồ nhỏ nhoi ở phố đông người như hòa mình vào không khí nhộn nhịp ấy:

Xem thêm:  Phân tích sự đối lập thiện – ác trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn [trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu]

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Những người trên phố đông chứng kiến và trầm trồ khen ngợi tài năng của ông. Sự có mặt của ông đồ trên phố đông gây sự chú ý của mọi người và giống như một dấu hiệu của mùa xuân, của ngày tết. Công việc của ông bận rộn với nhiều người thuê viết và nhà thơ Vũ Đình Liên đã gợi tả tài năng của ông đồ, về nét chữ của ông. Cách miêu tả “Như phượng múa rồng bay” cho thấy tài năng được mọi người “trầm trồ”, khen ngợi.

Phân tích bài thơ Ông Đồ

Đến khổ thơ thứ ba, vẫn hình ảnh về ông đồ già nhưng không còn được tung hô, được tấm tắc khen ngợi tài như trước nữa mà gợi cho người đọc một cảm giác thê lương:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

Thời gian vẫn cứ tuần hoàn, xuân đến rồi xuân lại đi nhưng con người trên phố đông năm xưa nay đã đổi thay. Đó là “mỗi năm mỗi vắng”, không còn nhiều người thuê viết như xưa nữa. Có lẽ do cuộc sống mưu sinh vất vả khiến người ta trở nên vội vã, không còn chú ý đến tài nghệ của ông đồ già, không còn nhớ đến việc xin chữ nữa. Nhà thơ Vũ Đình Liên như thổi hồn vào từng trang giấy khiến cho những vật vô tri, vô giác cũng có tình cảm, cảm xúc riêng. Giấy đỏ là thứ giấy chuyên dùng đề viết thư phát và ông đồ dùng để viết chữ lên đó, vốn dĩ nó có màu đỏ nhưng trong cảnh thê lương ấy nhà thơ như cảm nhận được nét u buồn, phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Nghiên mực là cái để mài mực tàu vốn trước kia lúc nào cũng đong đầy mực và mực được mài liên tục nay thì đọng im lìm trong nghiên, đợi ông đồ trổ tài nhưng mãi không thấy. Cảnh vật gợi cho ta cảm giác man mác buồn, thê lương ấy vậy còn con người thì sao:

Xem thêm:  Nói về quê hương em, một vùng nông thôn

“Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Người đọc chắc hẳn sẽ băn khoăn khi mà đang trong mùa xuân mà tác giải lại nhắc đến lá vàng rơi. Có phải chăng tác giả muốn gợi nhắc đến sự tàn lụi của một thời kỳ, của một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Hình ảnh câu đối đỏ nay đã không còn được mọi người trân trọng như trước nữa. Đến khổ thơ cuối giống như một hình ảnh kết thúc cho một thời huy hoàng đã xa:

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ”

Cảnh còn nhưng người xưa đâu chính là những gì mà nhà thơ Vũ Đình Liên cô đọng lại trong lòng người đọc. Tác giả đã làm sống dậy một thời xa vắng, một niềm thương, luyến tiếc không nguôi.

Loan Trương

Chủ đề: Cảm nhậncon ngườicuộc sốngphân tíchphan tich bai tho ong dothời gianviết thưVũ Đình Liên

Đọc đoạn trích thơ và thực hiện các yêu cầu sau [Ngữ văn - Lớp 9]

3 trả lời

Em nghĩ gì về Thánh Gióng? [Ngữ văn - Lớp 6]

4 trả lời

Tìm 2 câu láy cả phụ âm và vần [láy nguyên chữ] [Ngữ văn - Lớp 6]

4 trả lời

Đặt 2 câu láy vần [Ngữ văn - Lớp 6]

2 trả lời

2 câu có từ láy phụ âm đầu [Ngữ văn - Lớp 6]

3 trả lời

Video liên quan

Chủ Đề