Những câu nói hãy về người nông dân trước cách mạng tháng 8

NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Đọc bài viết

ĐỀ TÀI NGƯỜI NÔNG DÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời. Đặc biệt trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ai đọc rồi thì không thể quên được, nó cứ ám ảnh đeo đuổi ta mãi.Mặc dù hình ảnh người nông dân bước vào văn học từ những câu ca xưa, từ những áng văn cổ điển nhưng đến với dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945, ta gặp những chị Dâu, anh Dậu, cái Tí, cái Bần, Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc, anh Pha …. Họ đến và họ không ra đi, họ bắt tay, xót xa, cay đắng mãi với cuộc đời họ. Họ bắt ta phải ngẫm nghĩ mãi về ánh sáng lương tâm, lương tri trong con người họ về sự cùng cực để bức ra cuộc sống ngột ngạt ấy của họ.

Riêng mảng đề tài về người nông dân, chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc, Chí Phèo của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Các tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ. Đọc tác phẩm, người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng. Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy, có những con người, những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.

Với Tắt đèn và Lão hạc, cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều trở về với nông thôn. Nhưng nếu như người ta cứ tưởng nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre làng thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao. Ở Tắt đèn và Lão Hạc, sau cái cổng làng đầy rêu mốc là một nông thôn dữ dội như một bãi chiến trường và kỳ thực ở đó người nông dân dù muốn hay không cũng đang bị biến thành những “chiến binh số phận”.

Chỉ với mấy chục trang văn, hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng. Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau. Cuộc sống của họ tủi nhục, đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều.

Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc. Một lão nông dân nghèo, chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh. Ta thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn – thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số. Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khác. Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình. Nhà gái thách cưới cao, nhà lão thì nghèo quá. Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàu hơn. Nó quẫn chí, ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền. Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay. Con lão bỏ đi, lão còn con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất. Lại thêm làng mất vê sợi, lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh, trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo, lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có “cậu Vàng” làm bạn. “Vàng” là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít…”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xonglão không thể nào chống lại, lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa. Một cái chết đầy bi kịch. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão “vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra…”. Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra

Chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn “cơm không đủ no, áo không đủ mặc”. Gia đình chị đã “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ… Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh “nửa đêm thuế thúc trống dồn” không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại “người nhà nước”. Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám

Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt…” đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ dẹp tự nhiên của người phụ nữ .Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức “Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”. Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang “xui người nông dân nổi loạn” [theo nhận xét của Nguyễn Tuân] để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, “Tức nước vỡ bờ”.Tôi nhớ mãi những ánh mắt, là nghị lực, lả sức sống của chị. Ánh mắt sáng rực nhân cách ấy rọi chiếu như tia đèn pha, dường như muốn thiêu đốt những rác rưởi trong đình làng, trong xã hội. Ánh mắt đầy sức mạnh theo sát ta trên chặng đường đời, góp sức đốt trụi những ý nghĩ thấp hèn, những lời van vĩ, dựng ta dậy, xốc ta đi. Giữa bãi bùn lầy nhơ nhuốc của lòng chảo ” tắt đèn”, chị là thứ “hương sen dã ngoại”. Một mùi hương không thể lẫn, một mùi hương thoang thoảng thôi nhưng không bao giờ hết. Cuối tác phẩm, chị Dậu rứt ra, lao vào đêm đen. Nhưng chính chị, bằng cuộc đời bị dồn đến chân tường ấy vẫn gieo trong ta một niềm tin mãnh liệt, dù hiện thực có nghiệt ngã hơn thế nữa thì chị Dậu vẫn đẹp, vẫn trong sáng. Niềm tin ấy hoà trong máu ta đốt thành niềm yêu say cuộc sống

Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Đến giọt nước mắt cũng phải dồn hai gò má lại mà “ép” ra. Có những lúc đói, đào được củ gì ăn củ nấy nhưng lão vẫn không bán một tấc đất, một mảnh vườn của con. Giữa lúc con người sống với nhau như thú vật ấy, cái tình của lão với con chó vàng mới đẹp làm sao. Đôi mắt van vỉ của con chó là cái tình của lão Hạc đấy, nói với lão Hạc là nói với chúng ta, và cái đẹp nhất, cái in đậm nhất trong ta chính là cái tình ấy. Có một thời tôi không dám đọc Lão Hạc vì nó khủng khiếp quá, vì cái chết của lão ghê gớm quá. Nhưng cái tình, cái đẹp trong câu chuyện ấy cũng nhiều lắm. Cái ân tình trĩu nặng như chính mảnh đất lão đã sống, đã chết để gìn giữ.Tôi muốn giữ chặt lấy thân hình lão đang cào cấu, nắn thẳng lại những cánh tay, bàn chân co quắp, và tôi thấy rõ ràng từ đôi mắt lão ứa ra những giọt nước mắt hiếm hoi, tôi thấy đôi tay lão từ từ nhấc dây vuốt ve con chó vàng, tôi thấy miệng lão mấp máy dặn dò ông giáo canh giữ mảnh vườn. Lão Hạc ơi, lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.

Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào “luồng chưa ai khơi” trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.

Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.

Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.

Còn Chí Phèo, cái anh Chí Phèo ấy đã găm lại trong ta bởi cái kì dị, quái gở của cả hình thức lẫn cuộc đời và con người. Những cái đó, làm cho tôi, lần đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm, cảm thấy sợ hãi. Sợ hãi cái con quỷ dữ ấy, sợ hãi cái thằng người say triền miên, sợ hãi, ám ảnh cái bóng Chí Phèo vật vờ dưới chân hắn trong đêm trăng. Tưởng như ngửi thấy mùi rượu, thấy được máu đang tưa ra trên khuôn mặt “vằn ngang vằn dọc”không tuổi ấy. Rồi cái sợ ấy ngấm mãi vào người và dần dần, trở thành sự chà xát ghê gớm. Chua xót lắm chứ, cái chua xót lớn nhất – Chí Phèo không được sống như một con người. Chị Dậu khổ, nhưng chị là một con người, là người mẹ, là người vợ, Lão Hạc khổ nhưng lão vẫn là một người bố và bên cạnh lão còn có ông giáo sẻ chia. Còn Chí Phèo, hãy thử hỏi xem có nỗi đau đớn nào lớn hơn thế nữa! Không có gì khốn nạn và cùng cực hơn anh nông dân Chí Phèo ấy. Có thể nói cuộc đời nhân vật Chí Phèo gói gọn trong hai chữ “bất hạnh” và một con số không tròn trĩnh. Cho đến bao giờ, tiếng thét, tiếng kêu của anh ta mới nguôi đi trong tôi “tao muốn làm người lương thiện”. “ai cho tao lương thiện?”Không, tiếng kêu đó sẽ chẳng bao giờ dịu đi, nó vật vã cái phần nhân bản cao quý của con người, nó giày vò cái phần lương tri, lương năng trong con người. Nó không còn là khổ, là đau nữa, nó sâu, đau tận trong tâm can ta. Khi gấp trang sách lại ta vẫn luôn ám ảnh bời cái hình dáng khật khưỡng của một gã say rượu với cái vỏ chai trong tay vừa đi vừa chửi bới của Chí Phèo.
Xã hội không cho Chí con đường sống. Nhát dao của Chí Phèo cho đến bây giờ vẫn còn đau trong tôi. Cái nhát dao kết liễu cuộc đời anh Chí và đó cũng là cái nhát dao khoét sâu trong ta. Nam Cao đã để cho lão Hạc cào cấu ta bởi cơn giãy chết điên dại của lão thì đến Chí Phèo lại là cảnh dãy dụa trên vũng máu và miệng “ngáp ngáp” như đang muốn nói một điều gì đấy với mọi người. Sao họ khổ đến thế, đến cái chết cũng cứ phải khổ, cũng cứ phải vật vã. Cái chết đau đớn, cái chết rùng rợn, bao nhiêu cái khắc nghiệt của cuộc sống đã dồn cả lên đôi vai gầy gò ốm yếu của họ và cho đến lúc chết họ vẫn cứ vẫn còn phải khổ.Cuộc sống của những người nông dân ấy tăm tối đớn đau, làm gì có cảnh

“Trên đồng lúa xanh rờn và ướt lặng

Lũ cò con chốc chốc vụt bay lên

Làm giật mình những cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa”.

“Cô nàng yếm thắm” ấy chợt đến rồi chợt đi, trong ta những chị Dậu, Chí Phèo thì sống mãi. Ôi những người nông dân thưở ấy càng nghĩ lại càng thương, càng đau. Càng sung sướng trong cuộc sống “Lúa mượt đồng ấm áp làng quê” lại càng xót xa cho họ.

Hình ảnh của những người nông dân trước cách mạng tháng tám không chỉ găm lại trong ta bởi cái khổ, họ còn đọng lại trong ta bởi ánh sáng lương tâm, lương tri trong họ, bởi sức sống ngầm trong con người họ. Dù cuộc đời có cay cực, bất công, dù cuộc sống quá tối tăm, Có phải vì Chí Phèo được mô tả như một con quỷ, một con vật không tuổi nên cái phần “người” trong hắn làm ta bàng hoàng, chỉ một bát cháo hành của Thị Nở,một “đặc ân” mà cuộc đời ban cho hắn cũng đủ thức dậy cái phần lương tâm lương tri cái bản chất con người, trong lúc tưởng như nó đã huỷ diệt trong cái vỏ kì quái, gớm ghiếc. Không, nó vẫn sống và sống mãnh liệt. Tôi nhớ mãi cái buổi sáng Chí Phèo tỉnh dậy. Lần đầu tiên hắn mới lắng nghe âm thanh cuộc sống, tâm hồn rung lên những nhịp rung mới lạ. Chí nhớ lại có một thời Chí cũng có những ước mơ nho nhỏ, có một thời Chí cũng là người là trong Chí khát khao một cuộc sống lương thiện, muốn hoà mình, gia nhập cái xã hội bình dị cúa những người dân. Cái phần người nhỏ bé nhưng kì diệu ấy có sức đốt nóng ghê gớm. Cái ấn tượng ấy không mất đi. Nó thì thầm, trong tôi: Dù người ta có nói gì với bạn đi nữa thì bạn hãy tin rằng cuộc sống vẫn đẹp và con người vẫn đẹp. Tôi lại thấy thoang thoảng đâu đây mùi cháo hành thơm nồng, thấy rạo rực như được sống cái buổi sáng mà Chí Phèo tỉnh giấc, có tiếng chân, có tiếng người đi chợ về hỏi nhau…

Trong đêm tối một tia sáng cũng đủ rạch màn đêm, trong khổ đau, người nông dân vẫn giữ cái phần “người” đốt sáng rực cái phần “người” ấy. Chúng ta – người đọc – không thể nào quên được đôi mắt của chị Dậu, bát cháo hành của Thị Nở, nụ hôn đẫm nước mắt của con Tí với em nó. Những hình ảnh đó thấm mãi vị ngọt ngào trong ta.

“Bát cơm chan đầy nước mắt” của người nông dân xưa ấy, ta ăn và thấy nghẹn ngào, đắng chát. Cái ý nghĩ họ sống khổ cứ bám riết lấy ta, bắt ta đau và chính họ cũng đốt lên, hằn sâu trong ta những tia sáng cao đẹp của nhân phẩm. Ta sống, ta lớn lên, mang theo mãi trong mình những ấn tượng, những cảm xúc sâu sắc ấy. Và mỗi lần nghĩ về họ, những người nồng dân ấy, ta lại thấy tất cả còn mới nguyên như lần đầu ta bước vào đêm đen “tắt đèn”, như lần đầu ta đến làng Vũ Đại. Và họ đứng bên nhau, hoà vào nhau, trở thành một bức tượng son sắt trong ta: Người nông dân thuở ấy.

1. Chứng minh người nông dân vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp qua Lão hạc và Tức nước vỡ bờ, mẫu số 1:

Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".

Trước hết đọc hai văn bản điều làm ta ấn tượng về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực.

Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Nếu đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta cảm thương cho thân phận của người phụ nữ nông dân dưới chế độ phong kiến thực dân bao nhiêu thì khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...". Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.

Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt..." đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" [theo nhận xét của Nguyễn Tuân] để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".

Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.

Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.

Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.

HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG dân TRƯỚC CMT8 1945 TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM NGỮ VĂN LỚP 8 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [63.6 KB, 14 trang ]

HÌNH ẢNH NGƯỜI NÔNG DÂN TRƯỚC
CMT8-1945 TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
NGỮ VĂN LỚP 8 THCS

Hình ảnh người nông dân việt nam là một đề tài lớn,
phổ biến của văn học, nơi để lại những thành tựu nghệ thuật
có giá trị. Người nông dân bước vào văn học từ những câu ca
xưa, từ những áng văn cổ điển:
“ Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”
Trong xã hội cũ thân phận người nông dân quả là bé
nhỏ, hèn mọn biết bao. Họ chịu cảnh lam lũ vất vả như thân
cái cò, cái kiến, con rùa,…trăm người trăm cảnh, mỗi cảnh
đời, mỗi số phận:
“Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
Là vậy đấy, nỗi thương xót cứ kéo dài triền miên, mỗi
con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh đời mỗi số phận đáng thương
đã làm nên nỗi khổ nhiều bề của người dân lao động trong xã
hội cũ.
Nhưng có lẽ số phận bất hạnh và những phẩm chất cao
quý của họ phải đến với những trang viết của các nhà văn
hiện thực trước cách mạng tháng 8 - 1945 thì mới được khai
thác một cách sâu sắc, triệt để. Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài Các nhà văn đã phát


hiện và khẳng định vẻ đẹp của người nông dân qua bề ngoài
lam lũ, thất họcvà nhút nhát. Đó là một chị Dậu [
Tắt đèn
]
đẹp người, đẹp nết, yêu chồng thương con; một anhPha
[
Bước đường cùng
] dám vùng lên đánh trả bọn cường hào;
một Chí Phèo [
Chí Phèo
] khaokhát làm người lương thiện
ngay khi mất cả nhân hình lẫn nhân tính; một Lão Hạc
[ Lão
Hạc
]nghèo khổ, chất phác nhưng giàu lòng tự trọng; một bà
cụ Tứ [
Vợ nhặt
] tuy nghèo đói
Nhưng thương con, thương dâu và hiểu đời Tất cả đã làm
nên "
những đốmSáng”
trong xã hội đen tối.
Trước hết, một số tác phẩm văn học từ đầu thế kỷ XX
đến CMT8 - 1945 đã phản ánh được nỗi khổ đau của người
nông dân Việt Nam.
Phải kể đến trước tiên là hình ảnh người nông dân thấp
cổ bé họng phải chịu bao nỗi thống khổ dưới ách thống trị,
bóc lột, đọa đầy của bọn địa chủ cường hào phong kiến. Có
thể nói “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã dựng nên hình ảnh
người nông dân đang điêu đứng trước cảnh sưu cao thuế

nặng. Mười bảy chương trước đã thuật lại không biết bao
nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong
những ngày sưu thuế. Chương XVIII “Tức nước vỡ bờ” đã
phơi bày tình cảnh khốn khổ đến cùng của người nông dân,
những nạn nhân điển hình nhất trong xã hội. Nhà anh chị
Dậu đã nghèo “lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng
đinh”, đến vụ thuế, anh Dậu lại bị ốm liệt giường. Thực vậy,
chỉ vì suất sưu, thứ thuế đánh vào đầu người mà cả gia đình
chị Dậu tan nát. Anh Dậu ốm sắp chết vẫn bị đánh đập đến
tàn nhẫn, đứa con mới bảy tuổi đã bị bán đi, thân phận một
con người không bằng một con chó. Khốn khổ thay, chế độ
ấy còn bất nhân tàn nhẫn đến mức dựng cả người chết dậy
để đánh thuế. Cho nên, nộp xong xuất sưu của anh Dậu, chị
Dậu những tưởng đã trả được “món nợ nhà nước”, nào ngờ
bọn hào lí cho biết chị còn phải nộp Sưu thế của chú Hợi đã
chết từ năm ngoái. Thế là gia đình chị Dậu bị đẩy tới chỗ
cùng đường. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến
ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác anh Dậu rũ rượi như một cái
xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị
Dậu đã cứu sống được chồng mình. Nhưng trời vừa sáng, bộ
mặt cai lệ và người nhà lí trưởng lại hiện ra sầm sập tiến vào
với những roi song, tay thước và dây thừng. Tính mạng của
anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Có thể nói, cái “món nợ nhà
nước” ấy là tai họa khủng khiếp nhất giáng xuống đầu gia
đình chị Dậu. Bản thân chị Dậu là một tội đồ đáng thương
nhất. Xin nới lỏng dây trói cho chồng, chị liền bị tên cai lệ
“đánh đấm túi bụi”. Xin khất sưu cho chồng thì bị tên cai lệ
“tát đánh bốp” vào mặt và “bịch mấy bịch” trước ngực. Lúc
thì bị bọn cường hào bắt trói giải huyện, lúc thì bị vợi chồng
Nghị Quế bắt bí, mua rẻ đứa con và ổ chó. Xin cái triện đóng

vào tờ văn tự bán con mà chị Dậu phải cấy không cho cụ “cụ
Lý” một mẫu ruộng. Đau khổ nhất của chị Dậu là phải “đứt
ruột” bán đứa con gái đầu lòng lên bảy tuổi cho vợ chồng
Nghị Quế với giá một đồng bạc để nộp sưu cho chồng. Nhục
nhã nhất là chị đã bị tri phủ Tư Ân và cụ cố thượng xâm
phạm đến phẩm giá, nhân phẩm. Có thể nói đầy đọa cuộc
đời, số phận chị Dậu có bàn tay của tất cả các loại người
thống trị nông thônViệt Nam lúc ấy.
Ở một góc độ khác, cái nghèo đói, khổ cực cũng như một
chiếc gông nữa đè lên cổ người nông dân trước CMT8. Lão
Hạc là một nông dân nghèo, không có ruộng, lão phải cày
thuê, cuốc mướn. Lão dành dụm, chắt chiu mới có một mảnh
vườn nho nhỏ, tài sản duy nhất giúp lão có thêm chút hoa
màu. Hoàn cảnh lão thật đơn chiếc: vợ lão mất sớm, còn lại
hai cha con mà phải chật vật mới đủ ăn hàng ngày, lấy đâu
ra bạc trăm cho con trai cưới vợ? Tiền mặt, tiền cau, tiền
rượu, tiền cưới nữa chắc phải mất đến hai trăm. Không cưới
nổi vợ, con trai lão buồn rầu bỏ đi phu cao su, gửi lại biếu bố
vài đồng bạc ăn quà và con chó Vàng – dự định sẽ thịt trong
ngày cưới. Vợ mất, con đi biệt xứ với lời hẹn có bạc trăm mới
trở về, lão sống cô đơn, hiu quạnh với tuổi già, chỉ có con
Vàng làm bạn. Lão và con Vàng sống lay lắt qua ngày với của
ráy, củ khoai, bữa trai, bữa ốc. Vậy mà cuối cùng ngặt nghèo
đến nỗi lão phải xa con Vàng. Trong nụ cười gượng gạo, chứa
chan bao nước mắt, cay đắng, xót xa cho số phận: “Thì ra
cậu Vàng ăn khỏe hơn tôi ông giáo ạ. Mỗi ngày cậu ăn thế thì
tôi lấy đâu ra tiền mà nuôi. Thôi thì bán phắt đi, đỡ được
đồng nào hay đồng ấy”. Xã hội khắc nghiệt đã cướp đi cả
niềm vui bé nhỏ của lão. Chưa hết tai ương, cơn bão lại cướp
đi những hoa màu ít ỏi trong vườn. Rồi cơn ốm hai tháng

mười tám ngày đã đẩy lão xuống tận cùng sự cơ cực, nghèo
đói. Lão Hạc ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn, thêm
thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép
sùi ra… vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết. Cái chết thật dữ
dội, khốc liệt và chua chát. Số phận một con người, một kiếp
người như lão Hạc thật đáng thương.
Bên cạnh hình ảnh lão Hạc, con trai lão cũng góp phần
làm rõ bức tranh hiện thực về người nông dân trong xã hội ta
thời Pháp thuộc. Kiếp sống cơ cực của người nông dân không
ruộng đất, phải cày thuê, cuốc mướn chăm chỉ cần cù vẫn
không có đủ tiền cưới vợ. Con trai lão Hạc là nạn nhân của hủ
tục thách cưới nặng nề. Khi người yêu đã đi lấy chồng giàu
có, anh ta phẫn chí, ra tỉnh đến sở mộ phu, kí giấy đi làm đồn
điền cao su. Từ nạn nhân của nghèo đói và hủ tục, anh đã
trở thành nạn nhân của thực dân Pháp trong các đồn điền
cao su đã được đúc kết thành câu ca:
“Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
hoặc tệ hơn
“Cao su xanh tốt lạ đời
Mỗi cây bón một xác người công nhân”
Còn nhiều nữa những kiếp lầm than, những đứa trẻ
con của những bà mẹ khốn cùng, nghèo khó cũng hiện lên
thật tội nghiệp. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc
trong “Gió lạnh đầu mùa”, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã
rách vá nhiều chỗ và qua những lỗ áo rách da thịt thâm đi,
mỗi cơn gió chúng nó lại run lên, hai hàm răng đập vào nhau.
Cái Hiên chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay
bởi mẹ cái Hiên rất nghèo chỉ có nghề mò cua, bắt ốc. Nhưng
chúng vẫn còn hạnh phúc hơn cái Tí nhà chị Dậu gấp nhiều

lần. Nó thật sự chưa có một ngày sung sướng, chưa có một
ngày được ăn no, mặc đẹp. Vất vả mấy cũng chịu được.
Nhưng niềm vui nhỏ nhất là được sống cùng cha mẹ và các
em, Tí cũng không có được. Hình ảnh cái Tí “hai hàng nước
mắt ròng ròng, hôn hít các em một lượt nữa rồi lủi thủi đội
nón mê lên đầu và cắp gói áo vào nách, theo mẹ và ổ chó
cùng đi sang nhà Nghị Quế đã để lại bao nỗi đau trong lòng
người bấy lâu nay. Nếu đọc những đoạn khác trong tác phẩm
ta càng phẫn nộ hơn khi bà Nghị bắt cái Tí phải ăn cơm thừa
của chó, thân phận của em còn thua kém cả con chó nhà bà
Nghị. Thật đau đớn, chua xót biết bao.
Các nhà văn hiện thực xuất sắc như Ngô Tất Tố, Nam
Cao… đã khắc họa nhiều khía cạnh khác nhau trong những
nỗi khổ đau của người nông dân trước CMT8 – 1945. Bao
nhiêu con người, bấy nhiêu số phận cứ hiện ra trước mắt và
in đậm trong ta những xót xa, ngậm ngùi. Nhưng trong cái
đêm đen mù mịt của những số phận khốn cùng ấy bừng sáng
lên những phẩm chất vô cùng cao quý đáng trọng.
Nổi bật nhất trong những phẩm chất cao đẹp của người
nông dân đó là tình yêu thương con hết mực. Thương con là
đặc điểm nổi bật của trái tim người mẹ. Nhà văn Ngô Tất Tố
đã đặt tình yêu thương ấy vào hoàn cảnh thật éo le, đau đớn,
chị Dậu thương con mà phải bán con để cứu chồng khỏi bị
đánh đập, hành hạ vì thiếu thuế lúc ốm đau. Phải bán cái Tí,
chị như đứt từng khúc ruột. Khi về nhà chị vẫn chưa nói cái
tin sét đánh đó cho cái Tí nghe mà âm thầm chịu đựng nỗi
đau đớn đang đè nặng trong lòng. Nỗi đau đó cứ nhân mãi
lên như những mũi dao cứa vào lòng chị khi chị thấy cái Tí
ngoan ngoãn, hiếu thảo quá vậy mà phải đi làm tôi tớ ở nhà
mụ Nghị Quế nổi tiếng độc ác, nhẫn tâm. Phải có tình yêu

thương con sâu nặng, thiết tha chị Dậu mới nén được nỗi đau
mà chỉ lộ ra nét mặt rầu rĩ, những giọt nước mắt rơi xuống
càng mau. Cũng tình yêu thương vô bờ như vậy đã khiến chị
Dậu – một người mẹ lại phải van xin con ban ơn tha tội cho
mình “U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì
con cứ đi với u đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm… Bây giờ
phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột rồi đấy, con
ạ”. Cố kiếm lời thấm thía để khuyên con nhưng bản thân chị
lại nức nở. Hình ảnh bà bị ấy hiện lên thật tội “với những
tiếng thổn thức trong đáy tim và những giọt nước mắt luôn
đọng ở gò má, chị Dậu cố sống cố chết nhủng nhẳng dẫn con
chó lẽo đẽo dưới ánh nắng mùa hè. Con vẫn lướt mướt khóc,
chó vẫn ý ẳng kêu, chị vẫn nhất định giả câm, giả điếc mong
cho chóng đến nhà cụ Nghị”. Có thể nói chị Dậu với nỗi lòng
thương con trong hoàn cảnh éo le này, là điểm sáng của tác
phẩm “Tắt đèn”.
Cảm động hơn là tấm lòng lão Hạc dành cho đứa con trai
độc nhất của lão. Thương con, lão ước mong cho con hạnh
phúc. Dù đói khổ không còn cái ăn nhưng biết con trai không
đủ tiền cưới vợ, lão vẫn giữ nguyên vẹn cái vườn cho con với
ý nghĩ “mẹ nó tậu thì nó hưởng”. Vì nghèo, lão không cưới
được vợ cho con. Càng đau xót hơn khi con đi làm đồn điền
cao su “nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con của
tôi”. Thương nhớ con, lão nói chuyện với con Vàng và cảm
thấy như vơi đi nỗi nhớ con vì con Vàng là một kỷ niệm của
con trai lão để lại. Thương nhớ con, lão suy nghĩ thật sâu xa,
không thể bán vườn vì lão đã nghĩ đến tương lai của con sau
này. Lão đã hy sinh tất cả vì con. Trước khi mất, lão gửi
mảnh vườn lại cho ông giáo, người hàng xóm thân thiết của
lão để khi con trai về giao lại cho con. Lão chết nhưng tấm

lòng lão vẫn hướng về con và mong muốn cuộc sống của con
trai mình không gặp cảnh đớn đau như lão. Tấm lòng yêu
thương và hy sinh vì con của lão thật đáng quý.
Bên cạnh đó, hình ảnh người nông dân Việt Nam trước
CMT8-1945 còn hiện lên với nhiều phẩm chất cao đẹp đáng
quý. Đó là lòng vị tha, đức hy sinh vì chồng con ở nhân vật
chị Dậu. Trong lúc chồng ốm nặng, chị đã rón rén bưng một
bát cháo lớn đễn chỗ chồng nằm và dịu dàng, tận tụy, hết
lòng chăm sóc chồng. Chị cố ngồi xem chồng có ăn ngon
miệng không. Việc làm của chị xuất phát từ lòng yêu thương
chân thành, sâu sắc của người vợ. Và đỉnh cao của tình cảm
yêu thương của chị đối với chồng là việc chị đánh thắng tên
cai lệ và người nhà Lí trưởng. Chính việc thương chồng, lo
chồng bị đánh đã biến thành sức mạnh để chị chiến thắng hai
tên cai lệ và người nhà Lí trưởng, bảo vệ chồng mình. Và nét
nổi bật nhất ở chị Dậu là sự hy sinh – sự hy sinh vốn có của
người phụ nữ Việt Nam. Chị phải hy sinh tình mẫu tử của
mình – điều thiêng liêng và cao quý nhất của người mẹ vì chị
lo lắng tới gia đình, quan tâm đến người chồng khốn khổ. Chị
đã chọn con đường mà chị phải đau đớn, dằn vặt, khổ tâm
nhiều hơn, phải đau đớn gấp trăm, gấp ngàn lần. Qua đó, ta
thấy chị Dậu là người luôn chịu sự mất mát, thua thiệt. Hình
ảnh chị Dậu giờ càng tỏa sáng và đáng quý hơn bởi sự hy
sinh thầm lặng nhưng có ý nghĩa cao đẹp biết bao.
Đó còn là tấm lòng đôn hậu, chất phác, hiền lành, nhân
hậu của lão Hạc. Lão yêu thương chăm sóc một chú chó như
chăm một đứa trẻ nhỏ. Đến lúc cùng quẫn không còn gì để
nuôi nó, thậm chí không còn để nuôi thân, dự định bán nó đi
mà lão đắn đo mãi. Khi bán nó rồi lão khóc vì thương: “Lão
cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước” và nhất là vì lão xót

xa thấy “già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con
chó”. Lòng thương và nỗi ân hận của lão đối với con Vàng
sâu sắc đến mức trở thành nỗi đau khôn lường: “mặt lão đột
nhiên rúm lại… cái miệng móm mém của lão mếu như con
nít. Lão hu hu khóc và ân hận, tự trách mình chưa tốt với một
con chó. Không những thế lão Hạc còn là một nông dân giàu
lòng tự trọng. Lão nghèo mà không hèn, không vì miếng ăn
mà quỵ lụy kêu xin ai. Thậm chí chỉ đoán vợ ông giáo hơi có ý
phàn nàn về sự đỡ đần của ông giáo đối với mình, lão đã lảng
tránh ông giáo. Tự trọng đến mức không muốn sau khi mình
chết còn bị người khinh rẻ. Chẳng còn gì ăn mà lão vẫn
không hề đụng tới số tiền dành dụm và đem gửi ông giáo để
nếu mình chết ông tang ma cho mình: “Con không có nhà, lỡ
chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng
xóm thì chết không nhắm mắt được…” Thật là một nhân cách
hiếm có trên đời. Lão Hạc quả là một nhân cách cao đẹp dù
cuộc sống có cơ cực đến đâu.
Không chỉ là hình ảnh cao đẹp của những lão nông như
lão Hạc hay những phụ nữ nông thôn như chị Dậu, bé gái lên
bảy tuổi như cái Tí cũng hiện lên với những phẩm chất đáng
quý. Em rất ngoan ngoãn, siêng năng, nhanh nhẹn, tháo vát,
biết thương em và hiếu thảo. Bố đang bị bọn cường hào giam
giữ, đánh trói ở ngoài đình; mẹ đang tất tả chạy vạy tiền nộp
sưu cho bố, một mình em quán xuyến hết mọi việc trong gia
đình. Vừa bế em, vừa “hì hục rửa khoai, tra nồi, xin lửa dóm
bếp”. Rất chu đáo, nó lúc nào cũng quan tâm săn sóc bố mẹ.
Thấy mẹ, nó “đon đả” chào, hỏi thăm là đã được ông lí “cởi
trói” cho chưa? Nó băn khoăn hỏi về cái nón “bị rách tan
tành”, về ngón tay mẹ “làm sao lại phải buộc giẻ?”. Khoai
chín, cái Tí tung tăng chạy lấy hai cái bát to, gắp chọn những

mẩu khoai to xếp đầy hai bát, một bát để phần bố, một bát
để dành cho mẹ. Nó ân cần mời mẹ ăn khoai, quạt cho khoai
chóng nguội để hai đưa em đang đói được ăn một cách ngon
lành. Mọi lời nói, mọi cử chỉ của cái Tí thật dịu dàng và rất
tình cảm. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng nó là một đứa bé giàu đức
hy sinh. Nó choáng váng, hoảng hốt, đau đớn, van khóc thảm
thiết khi biết mình bị bán đi để lấy tiền nộp sưu cho bố. Vốn
là một đứa bé ngoan ngoãn, rất hiếu thảo nó “hiểu nỗi đau
lòng của mẹ”, tình cảnh đau đớn của bố nên nó đã “lau sạch
nước mắt” chấp nhận sự hy sinh để cứu bố. Có thể nói cái Tí
đã trở thành biểu tượng cảm động về lòng vị tha, đức hy
sinh, tình hiếu thảo. Nhân vật cái Tí đã góp phần tô đậm giá
trị nhân đạo của tác phẩm “tắt đèn”.
Có thể khẳng định, với nghệ thuật xây dựng nhân vật rất
độc đáo, tài năng miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật thật
tinh tế, sâu sắc, các tác phẩm văn học trước CMT8-1945 đã
xây dựng hình tượng người nông dân Việt Nam với những nét
đặc sắc riêng biệt khó có thể phai nhòa trong tâm trí độc giả
mọi thế hệ. Cảm động biết bao trước những nỗi khổ đau của
bao kiếp sống lầm than cơ cực. Và càng đẹp đẽ hơn bởi họ là
sự hội tụ của những phẩm chất cao đẹp của CON NGƯỜI:
yêu thương chồng, con, gia đình, và giàu lòng vị tha, đức hy
sinh song cũng rất đỗi đôn hậu, tự trọng… Những phẩm chất
cao quý và bản chất lương thiện của người nông dân sẽ
không bao giờ bị lu mờ trước thời gian.

Video liên quan

Chủ Đề