Những bộ phận nào tham gia vào quá trình vận hành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Thể chế kinh tế thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị của mỗi nước. Thể chế kinh tế thị trường là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Những bộ phận nào tham gia vào quá trình vận hành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thể chế kinh tế thị trường là gì

Thể chế kinh tế là toàn thể các luật chơi chính thức và phi chính thức điều tiết và chi phối các quan hệ, hoạt động mang tính kinh tế của con người trong xã hội.

Có thể hiểu cụ thể hơn, thể chế kinh tế là các bộ quy tắc, các luật, các lệ điều chỉnh, chế định các hành vi, các hoạt động, các quan hệ kinh tế; là bộ công cụ để điều chỉnh các chủ thể tham gia hành vi kinh tế. Vị trí, vai trò, chức năng, năng lực, các mối quan hệ và phương thức tổ chức vận hành của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế (nhà nước, doanh nghiệp, người dân, các hiệp hội…); Cơ chế, cách thức, các luật lệ nhằm đạt được mục tiêu mà các chủ thể khi tham gia hành vi kinh tế mong muốn.

Nội hàm của thể chế kinh tế bao gồm những luật lệ quy định về các mối quan hệ và hoạt động kinh tế hiện hành và cả những tập tục, lề thói đã có từ ngàn đời, bao gồm các luật, lệ, quy tắc thành văn và cả những luật lệ, quy tắc bất thành văn trong các quan hệ và hoạt động kinh tế.

Thể chế kinh tế trong tiếng Anh là Economic Institutions.

2. Nội dung của thể chế kinh tế

Sau khi tìm hiểu Thể chế kinh tế là gì? Ta có thể thấy thể chế kinh tế là một khái niệm rộng, bao quát nhiều vấn đề phức tạp, có liên quan đến các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống, quan hệ quốc tế,…

Vì vậy, nội dung của thể chế kinh tế gồm những vấn đề gì, là vấn đề không dễ thống nhất trong thực tiễn, bởi lẽ nó tùy thuộc vào vị trí, góc nhìn, nghiên cứu và xem xét của mỗi người. Chẳng hạn:

Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: thể chế kinh tế gồm ba thể chế cơ bản:

– Thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh;

– Thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường;

– Thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.

Đinh Văn Ân và Lê Xuân Bá (năm 2006) cho rằng: thể chế kinh tế có 4 nội dung:

– Các bộ qui tắc tạo thành “luật chơi” kinh tế thị trường gồm khung pháp luật về kinh tế và các qui tắc chuẩn mực về kinh tế;

– Các chủ thể tham gia trò chơi” kinh tế thị trường (người chơi) gồm các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế; các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội;

– Các cơ chế thực thi thể chế kinh tế thị trường (cách chơi) gồm cơ chế cạnh tranh thị trường; cơ chế phân cấp quản lí kinh tế; cơ chế phối hợp, tham gia; cơ chế theo dõi và đánh giá;

– Thể chế kinh tế thị trường cơ bản (sân chơi) gồm thị trường hàng hóa; thị trường tài chính; thị trường khoa học và công nghệ và thị trường bất động sản.

3. Thể chế Kinh tế thị trường

Trong lịch sử loài người có rất nhiều loại hình thể chế kinh tế. Tuy nhiên trong thế giới hiện đại có 2 loại chủ yếu:

+ Kinh tế kế hoạch hóa tập trung, giờ chỉ còn một nước áp dụng, đó là CHDCND Triều Tiên.

+ Kinh tế thị trường được áp dụng ở hầu hết các nước với các mức độ khác nhau.

Thể chế Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, tự bản thân nó không phải là kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chỉ có thể chế Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay các cách thức sử dụng Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.

Kinh tế thị trường có thể trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ cho việc tạo ra của cải và sự giàu có chung cho các mô hình xã hội khác nhau.

Kinh tế thị trường có các đặc trưng chủ yếu nhất gồm: Thị trường điều tiết nền kinh tế, quan trọng nhất là phân bổ nguồn lực, sở hữu tư nhân, sự độc lập của các chủ thể kinh tế (kể cả Doanh nghiệp nhà nước), tự do cạnh tranh, giá cả do thị trường quyết định.

Ngoài ra còn có các đặc trưng như: Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; Liên doanh, liên kết là xu hướng tất yếu, Sự vận động của nền kinh tế gắn với điều tiết vĩ mô của Nhà nước…

Thông thường hiện nay có 3 loại Kinh tế thị trường chủ yếu:

(1)Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với các biến thể như: Kinh tế thị trường tự do ( tiêu biểu là Mỹ, Anh),  Kinh tế thị trường xã hội (tiêu biểu là Đức, Thụy Điển…),  Kinh tế thị trường sơ khai/man rợ (một số nước ở Châu Phi…).

(2) Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc.

(3) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

4. Thể chế Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một vấn đề lý luận và thực tiễn khá mới mẻ và phức tạp, đã trải qua một quá trình nhận thức, phát triển cả về lý luận lẫn thực hiện trong thực tiễn từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn, sâu sắc và hoàn thiện hơn.

Cho đến nay, từ các văn kiện, nghị quyết Đảng đến chính sách của Nhà nước, các ngành các cấp và toàn thể xã hội hầu như đều thống nhất quan điểm: thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được cấu thành bởi hệ thống các bộ phận khác nhau mà mỗi bộ phận cũng là một hệ thống phức tạp gồm nhiều yếu tố.

Các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam gồm:

(1) Các luật lệ, quy tắc điều hành nền kinh tế;

(2) Các chủ thể tham gia vào hoạt động trong nền kinh tế;

(3) Cơ chế thực thi các luật, quy tắc và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể;

(4) Hệ thống thị trường.

Các luật, quy tắc điều chỉnh thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta bao gồm khung khổ pháp lý do nhà nước ban hành và các quy tắc, chuẩn mực xã hội khác như những quy định của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp…

Trong hệ thống quy tắc và chuẩn mực đó thì thể chế do nhà nước ban hành đóng vai trò quyết định đến các hành vi kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, trong khi những quy tắc, chuẩn mực xã hội khác cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của các chủ thể kinh tế.

Các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, cộng đồng dân cư và người dân. Gần đây một số tài liệu xếp các tổ chức nghề nghiệp và hiệp hội vào nhóm các tổ chức xã hội dân sự.

Cả ba nhóm chủ thể này đều có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành, tồn tại và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó doanh nghiệp là trung tâm, nhà nước thực hiện chức năng kiến tạo phát triển, đề ra luật và các quy định, chuẩn mực buộc các chủ thể khác phải thực hiện đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Các tổ chức xã hội dân sự và người dân có vai trò giám sát và phản biện cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Thể chế kinh tế thị trường là gì mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail:
Website: accgroup.vn