Nhân định nào đúng nhất về câu thơ Mai cốt cách, tuyết tinh thần trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

ĐỀ TRẮC NGHIỆM "CHỊ EM THÚY KIỀU"

1. Dòng nào nói đúng xuất sứ của đoạn trích Chị em Thuý Kiều ?

A. Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm, sau khi giới thiệu gia đình

Kiều.

B. Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm, sau khi gia đình Kiều gặp

nạn.

C. Đoạn trích nằm ở phần cuối tác phẩm, sau khi Kiều gặp Từ Hải.

D. Đoạn trích nằm ở cuối phần đầu tác phẩm, sau khi Kiều gặp Kim

Trọng.

2. Câu thơ mai cốt cách, tuyết tinh thần nhằm thể hiện nội dung gì ?

A. Miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên qua hoa mai và tuyết

trắng.

B. Giới thiệu vẻ đẹp chung của người thiếu nữ.

C. Giới thiệu vẻ đẹp duyên dáng thanh cao, trong trắng của người

thiếu nữ.

D. Gợi lên cốt cách thanh cao, trong sáng của nhà thơ.

3. Vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước Thuý Kiều ?

A. Vì Thuý Vân là nhân vật phụ.

B. Vì Thuý Vân không đẹp bằng Thuý Kiều.

C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt thế của Kiều.

D. Vì tác giả thích vẻ đẹp tròn đầy nhân hậu êm đềm của Thuý Vân.

4. Hai chữ trang trọng ở câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân có ý nghĩa gì ?

A. Nói lên sự giàu sang trọng của Thuý Vân.

B. Thể hiện vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân.

C. Thể hiện vẻ đẹp hài hoà, êm đềm của Thuý Vân.

D. Thể hiện vẻ đẹp tao nhã, dịu dàng của Thuý Vân.

5.Nguyễn Du đã sử dụng những phép tu từ nào để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân ?

A. Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, liệt kê.

B. Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, liệt kê,tương phản.

C. Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, liệt kê, điệp tư.

D. Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, liệt kê, tưởng tượng

6. Nguyễn Du tập trung tể hiện vẻ đẹp nào ở Thuý Vân ?

A. Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái, mà rất đỗi dịu dàng.

B. Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái, gợi sự hoà hợp êm đềm.

C. Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái, mà gợi cảm quyến rũ.

D. Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái, dịu dàng mà vẫn sắc sảo.

7.Với vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu, tác giả đã dự báo gì về cuộc đời Thuý Vân ?

A. Giàu có, bình lặng và suôn sẻ.

B. Giàu sang tột đỉnh, bình lặng và suôn sẻ.

C. Bình lặng, êm đềm, suôn sẻ.

D. Giàu có, đầy danh vọng mà vẫn bình lặng và suôn sẻ.

8. Nguyễn Du muốn nói về vẻ đẹp nào của Kiều qua câu thơ Kiều càng sắc sảo mặn mà ?

A. Trí tuệ và tâm hồn.

B. Đời sống tinh thần phong phú.

C. Tâm hồn đa sầu, đa cảm.

D. Vẻ đẹp của đôi mắt, đôi mày.

9. Vẻ đẹp nhan sắc của Thuý Kiều được nhà thơ gợi tả qua những chi tiết nào ?

A. Khuôn mặt, làn da.

B. Giọng nói, ánh mắt.

C. Vẻ đẹp trong sáng, linh hoạt, của đôi mắt.

D. Dáng vẻ thanh cao, cốt cách tronng sáng.

10. Nguyễn Du đã sử dụng những phép tu từ nào để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều ?

A. Điển tích, nhân hoá, ẩn dụ, tiểu đối, những hình ảnh ước lệ.

B. Điển tích, nhân hoá, ẩn dụ, tiểu đối, những hình ảnh ước lệ, từ láy.

C. Điển tích, nhân hoá, ẩn dụ, tiểu đối, những hình ảnh tả thực.

D. Điển tích, nhân hoá, ẩn dụ, tiểu đối, những hình ảnh phóng đại.

11. Dòng nào nói đúng vẻ đẹp tâm hồn của Kiều ?

A. Tâm hồn phóng khoáng, nhạy cảm.

B. tâm hồn đa sầu, đa cảm.

C. Tâm hồn u sầu, nhạy cảm với nỗi buồn.

D. Tâm hồn sáng trong không vương một chút u sầu.

12. ở câu Một hai nghiêng nước nghiêng thành , tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì ?

A.Nghệ thuật phóng đại.

B. hình ảnh tượng trưng.

C. Sử dụng điển tích, điển cố.

D. Nghệ thuật hoán dụ.

13. Nguyễn Du dùng cụm từ nghề riêng ăn đứt để nói về tài năng về phương diện nào của Thuý Kiều ?

A. Tài làm thơ.

B. Tài chơi cờ.

C. Tài đánh đàn.

D. Tài sáng tác nhạc buồn.

14. Nguyễn Du đã dự báo điều gì về cuộc đời Thuý Kiều ?

A.Giàu sang phú quý, vinh hiển.

B. Không bình lặng mà trắc trở, éo le.

C. Hạnh phúc viên mãn sau những khổ đau.

D. Sẽ thành đạt và nổi tiếng nhờ tài đàn.

15. Dòng nào nói đúng nhất về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du ở đoạn trích này ?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, lý tưởng hoá nhân vật, hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố.

B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, lý tưởng hoá nhân vật, hình ảnh ước lệ, điển tích, đối lập tương phản.

C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, lý tưởng hoá nhân vật, hình ảnh ước lệ, đặc tả bằng từ láy.

D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, lý tưởng hoá nhân vật, hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố,ngôn ngữ giàu hình ảnh.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

A

C

C

B

A

B

C

A

C

A

B

C

C

B

A

Tìm hiểu thêm:

-Đề trắc nghiệm Truyện Kiều

-Phân tích hình tượng Quang Trung

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề