Nhà tuyển dụng ghi lương cứng có nghĩa là gì năm 2024

Lương cứng là khái niệm phổ biến dùng để chỉ số tiền lương mà người lao động được người sử dụng lao động trả hàng tháng theo mức lương đã thoả thuận và quy định giữa hai bên trong hợp đồng lao động. Đơn giản hơn, lương cứng chính là mức lương hàng tháng mà bạn nhận được khi làm một công việc nào đó.

Mức lương cứng trong doanh nghiệp sẽ được tính theo vị trí công việc, tính chất công việc và kinh nghiệm làm việc của người lao động.

Cần lưu ý rằng, lương cứng không phải là mức lương tối thiểu vùng. Đôi khi các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào mức lương tối thiểu vùng để xây dựng mức lương cứng thấp nhất.

Nhà tuyển dụng ghi lương cứng có nghĩa là gì năm 2024

Lương cứng có phải là lương cơ bản hay không? (Hình từ Internet)

Phân biệt lương cứng, lương cơ bản và lương tối thiểu vùng như thế nào?

(1) Phân biệt lương cứng và lương cơ bản

Nhiều người vẫn luôn nhầm tưởng lương cứng và lương cơ bản là một, nhưng không đây là hai khái niệm khác nhau.

- Lương cơ bản là lương đã qua sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động và được ghi rõ trong các điều khoản hợp đồng, là cơ sở để tính tiền công hàng tháng bằng cách tính công theo ngày công mà bất kỳ người lao động nào đều nhận được. Do đó, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được. Còn lương cứng, tuy cũng có quy ước như vậy, nhưng có mức lương cao hơn so với lương cơ bản.

- Lương cơ bản là thuật ngữ dành cho tất cả người lao động, phổ biến ở những lao động có mức thu nhập khoảng 3-5 triệu. Còn lương cứng đa số đều là những doanh nhân hay những người làm việc tại công ty nước ngoài có mức thu nhập lớn.

- Lương cơ bản không bao gồm tiền thưởng, các khoản phúc lợi, và các khoản trợ cấp, bổ sung khác. Vì vậy, lương cơ bản không phải lương thực tế của người lao động. Còn lương cứng là có bao gồm cả các khoản phụ cấp khác mà người lao động nhận được, được coi là mức lương thật của nhân viên.

(2) Phân biệt lương cứng và lương tối thiểu vùng

Mức tiền lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận và trả lương. Theo đó, mức lương trả cho lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

- Không thấp hơn lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;

- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu đối với lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng hiện nay là:

- 4.680.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 1.

- 4.160.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 2.

- 3.640.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 3.

- 3.250.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng 4.

Lưu ý:

- Lương tối thiểu vùng khác lương cơ sở. Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất để làm cơ sở cho doanh nghiệp cũng như người lao động thỏa thuận mức lương của họ.

Tải file tra cứu lương tối thiểu vùng tại đây.

- Lương cứng không phải là lương tối thiểu vùng. Lương cứng cần đảm bảo thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng tại được pháp luật điều chỉnh như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng phải đảm bảo đủ chi phí sinh hoạt cơ bản của người lao động và mức lương này phải được điều chỉnh thường xuyên nhằm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cũng như hoàn cảnh của người lao động, góp phần tăng cường năng suất lao động, cải thiện đời sống người lao động và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Là một người lao động, các bạn phải hiểu rõ và hiểu chính xác ? Nó chính là bí quyết để đảm bảo quyền lợi cho bản thân khi tham gia làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức và chia sẻ cách tính chuẩn xác cho bạn áp dụng. Cùng đọc ngay thôi nào!

Nhà tuyển dụng ghi lương cứng có nghĩa là gì năm 2024
Nhà tuyển dụng ghi lương cứng có nghĩa là gì năm 2024

Mục lục

Tìm hiểu về lương cứng là gì ? Hiệu suất công việc qua lương cứng

Trước hết, bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu khái niệm “lương cứng là gì?” cũng như ý nghĩa của nó đối với người lao động và doanh nghiệp như thế nào nhé!

Lương cứng là gì?

Nhà tuyển dụng ghi lương cứng có nghĩa là gì năm 2024
Lương cứng là gì?

Lương cứng là một trong những thuật ngữ quá quen thuộc với người lao động. Nó được sử dụng để chỉ số tiền lương được chủ doanh nghiệp, công ty chi trả hàng tháng theo đúng quy định của pháp luật về mức lương. Không những vậy nó còn đảm bảo đúng với thỏa thuận của 2 bài đã ký kết trong hợp đồng lao động.

Hiểu một cách đơn giản thì lương cứng chính là mức lương ổn định mà các bạn sẽ được nhận vào mỗi tháng. Mức lương cứng của các công ty cao hay thấp dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí, tính chất công việc, kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động.

Lương cứng khác hoàn toàn so với lương mềm, tiền hoa hồng, phụ cấp thu hút, tiền thưởng,… Nó chính là khoản tiền chắc chắn bạn sẽ nhận được mỗi tháng cho thời gian lao động tại công ty. Lương cứng này có thể không phải là thu nhập cuối cùng mà bạn nhận được từ phía công ty bởi mỗi doanh nghiệp sẽ cung cấp những quyền lợi khác nhau cho nhân viên.

👉 Xem thêm: Lương Net và lương Gross là gì?

Mục đích sử dụng lương cứng

Lương cứng được sử dụng để tạo nên mối quan hệ gắn kết, là khoản “tiền” ràng buộc người lao động với doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp khác nhau thường đưa ra các mức lương cứng khác nhau để thu hút nguồn nhân lực chất lượng.

👉 Xem thêm: Các hình thức trả lương hiện nay

Ý nghĩa của lương cứng là gì?

Về bản chất, lương cứng chỉ là một công cụ trao đổi bình thường giữa người lao động và doanh nghiệp. Nó là sự xoay vòng và tồn tại vĩnh viễn của đồng tiền. Tuy nhiên, suy cho cùng, tiền lương vẫn mang ý nghĩa rất quan trọng bởi không ai có thể sống nếu thiếu tiền được.

Với người lao động, lương cứng chính là động lực để họ làm việc, cố gắng từng ngày. Còn với doanh nghiệp, lương cứng như một công cụ để giữ chân nhân viên. Đồng thời, đây cũng được tính như một khoản chi phí để doanh nghiệp có thể vận hành, phát triển.

👉 Xem thêm: Lương cạnh tranh là gì? Tổng hợp thông tin về lương cạnh tranh

Sự khác biệt giữa lương cứng và các loại lương khác

Nhà tuyển dụng ghi lương cứng có nghĩa là gì năm 2024
Phân biệt lương cứng và các loại lương khác

Hiện nay, có rất nhiều khoản lương khác nhau, chính vì vậy mà người lao động thường bị nhầm lẫn, không biết đâu là lương cứng, lương mềm, lương thưởng, lương tháng 13… Và trong bài viết này, JobsGO sẽ giúp các bạn phân biệt các loại lương.

Giữa lương cứng và lương cơ bản

Nhiều người vẫn luôn cho rằng lương cứng với lương cơ bản là một. Tuy nhiên, thực tế đây lại là 2 khái niệm khác nhau.

  • Lương cơ bản thường chỉ tiền lương của những người lao động có thu nhập thấp, từ 3 – 5 triệu đồng/tháng. Lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản hoa hồng, thưởng, phụ cấp,…
  • Lương cứng chỉ tiền lương của những người là doanh nhân, người làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập cao. Lương cứng bao gồm cả những khoản khác mà người lao động nhận được.

👉 Xem thêm: Lương khoán là gì?

Giữa lương cứng và lương mềm

Hiểu lương cứng là gì rồi, vậy bạn có biết lương mềm là sao hay không? Lương mềm là khoản được tính dựa trên hiệu quả công việc thực tế mà người lao động tạo ra. Theo đó công thức tính sẽ như sau:

Lương mềm = Lương cứng x hệ số lượng

Chẳng hạn anh T là chuyên viên cấp cao trong công ty với mức lương cứng là 6 triệu đồng/tháng. Hệ số lương được trả là bậc 2 tương đương với 4.0. Lúc này lương mềm anh nhận được sẽ là:

Lương mềm = 6 x 4.0 = 24 triệu đồng/tháng

Chính vì vậy, lương mềm mà các bạn nhận được chắc chắn luôn cao hơn so với lương cứng hàng tháng. Tuy nhiên, lương mềm này các doanh nghiệp tư nhân rất ít khi áp dụng và nó thường phổ biến tại các cơ quan nhà nước khi có ngạch lương cho viên chức và công chức rõ ràng.

Giữa lương cứng và thưởng

Như đã đề cập ở trên, lương cứng sẽ tính tất cả các khoản khác của người lao động hay chính là thu nhập thực tế. Còn lương thưởng chỉ là phần mà bạn nhận thêm ngoài các phần khoản đã quy định. Lương thưởng sẽ không được nhắc đến rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng lao động.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đặt ra chính sách lương thưởng cho nhân viên để họ có động lực cố gắng. Khoản tiền này sẽ được chi ra không thường xuyên nên không quy định trong hợp đồng.

👉 Xem thêm: Làm thế nào để tạo ra nguồn thu nhập ngoài lương cứng trong mùa dịch COVID-19?

Giữa lương cứng và những loại lương khác

Ngoài các loại lương trên, bạn cũng cần hiểu rõ về lương giờ, tuần, ngày hay lương hoa hồng,… để phân biệt và hưởng chính xác quyền lợi của mình.

  • Lương giờ/tuần/ngày,… thường dành cho công việc part time, chủ yếu là học sinh, sinh viên đi làm thêm, gần như không có hợp đồng. Tiền lương này sẽ dựa trên số giờ các bạn đi làm, doanh số đạt được để thanh toán. Như vậy, lương giờ/tuần/ngày,… sẽ không có định ở một mức, còn lương cứng thì ngược lại.
  • Lương hoa hồng là tiền lương dựa trên số sản phẩm bạn bán được, hay còn gọi là doanh số. Đây là loại lương mang tính rủi ro lớn nhất và để có được nó cũng không dễ dàng. Còn lương cứng thì cố định hàng tháng và ít rủi ro hơn.
    Nhà tuyển dụng ghi lương cứng có nghĩa là gì năm 2024
    Cách tính lương cứng là gì?

Cách tính lương cứng như thế nào, bạn đã nắm rõ chưa? Nếu còn đang băn khoăn thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé!

👉 Xem thêm: C and B là gì? Công việc của nhân viên C&B

Hướng dẫn tính lương cứng cho người lao động

Lương cứng mà các bạn được nhận sẽ luôn bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác như: Tiền ăn trưa, tiền phụ cấp xăng xe, thâm niên,…

Cách tính chuẩn của lương cứng như sau:

Lương cứng hàng tháng = Lương cứng thỏa thuận/số ngày làm việc trong tháng x Số ngày thực tế đi làm

Trong đó mức lương cứng thỏa thuận chính là khoản tiền lương đã được giao kết giữ người lao động với người sử dụng lao động trước khi vào làm chính thức tại công ty. Lương cứng này có thể bao gồm cả phụ cấp theo thuận có sự đồng ý của 2 bên.

Một ví dụ dễ hiểu như sau: Anh T ký kết hợp đồng lao động với công ty H với mức lương cứng là 22 triệu đồng/tháng, có kèm theo phụ cấp ăn trưa là 600.000đ và phụ cấp xăng xe là 500.000đ. Một tháng có 30 ngày và chỉ làm việc 24 ngày, trong đó số ngày thực tế anh T đi làm lại chỉ có 22 ngày. Lương cứng anh T sẽ nhận được là bao nhiêu?

Lúc này lương cứng của anh T sẽ được tính như sau:

Lương cứng = (22 triệu + 600.000đ + 500.000đ) / 24 x 22 = 21.175 triệu đồng/tháng

Nếu tháng đó anh T đi làm đủ cả 24 ngày thì lương cứng sẽ nhận được tổng là 23.1 triệu đồng/tháng.

Hướng dẫn ghi tiền lương trên hợp đồng

Căn cứ vào Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động sẽ phải bao gồm các khoản sau:

  • Mức lương cứng/cơ bản
  • Lương phụ cấp
  • Các khoản bổ sung xác định mức tiền cụ thể

Các quy định về tiền lương, đặc biệt là cơ bản cần được ghi rõ ràng trong hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận của đôi bên.

👉 Xem thêm: Điều người lao động thực sự quan tâm ngoài lương

Tìm hiểu về mức lương tối thiểu vùng

Nhà tuyển dụng ghi lương cứng có nghĩa là gì năm 2024
Tìm hiểu về mức lương tối thiểu vùng

Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất, làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, trả lương. Trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc ở điều kiện bình thường sẽ phải đảm bảo:

  • Không thấp hơn mức tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất.
  • Mức lương của công việc, chức danh có điều kiện lao động độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm sẽ phải cao hơn ít nhất 5%. Với công việc, chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức ở điều kiện bình thường.
  • Với người lao động đã qua học nghề, mức lương trả phải cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng.

Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng với người lao động trong doanh nghiệp hiện nay như sau:

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc Mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022 Vùng I 4,68 triệu đồng/tháng Vùng II 4,16 triệu đồng/tháng Vùng III 3,63 triệu đồng/tháng Vùng IV 3,25 triệu đồng/tháng

*Lưu ý: Lương tối thiểu vùng và lương cơ sở là 2 loại lương khác nhau. Lương cứng không phải lương tối thiểu vùng.

Ứng dụng tính lương theo mức tối thiểu vùng

Nhà tuyển dụng ghi lương cứng có nghĩa là gì năm 2024
Ứng dụng tính lương theo mức tối thiểu vùng

Nguyên tắc để ứng dụng mức lương tối thiểu vùng theo các địa bàn như sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng ở địa bàn đó. Nếu doanh nghiệp có chi nhánh, đơn vị hoạt động trên địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì tùy địa bàn sẽ áp dụng mức riêng, theo đúng quy định của vùng.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì sẽ áp dụng theo địa bàn có mức cao nhất.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi về tên, chia tách tạm thời thì sẽ áp dụng lương tối thiểu vùng theo địa bàn trước đó cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hay nhiều địa bàn khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
  • Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh và được thành lập mới từ một hay nhiều địa bàn khác ở vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh.

Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn hiểu “lương cứng là gì?” cũng như cách tính chính xác. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp các bạn tự mình tính được lương của mình hàng tháng để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bản thân.