Nguyên tử có cấu trúc như thế nào

Nguyên tử là những hạt siêu nhỏ ở tầm vi mô. Nguyên tử chứa các hạt mang điện tích và các hạt không mang điện tạo cấu tạo nên một nguyên tử gồm hạt nhân nguyên tử gọi là lõi và lớp bên ngoài nguyên tử gọi là lớp electron.

Nguyên tử được chia thành 2 phần là lớp vỏ nguyên tử và phần hạt nhân nguyên tử

Lớp vỏ nguyên tử là một khoảng không bao bên ngoài hạt nhân nguyên tử mà tại đó có các hạt Electron chuyển động hỗn loạn. Số electron sẽ phụ thuộc vào số Proton trong hạt nhân nguyên tử và khi nguyên tử trung hòa về điện thì số e bằng số p Hạt Electron có những tính chất gì?

Vận tốc chuyển động của Electron được tính bằng công thức 

 do chuyển động của Electron là chuyển động tròn đều có lực điện hướng tâm.

Một số chỉ số electron cần lưu ý:

Ký hiệu: e- hay e
Khối lượng electron: 9.109x10-31 Kg
Điện tích electron: 1- hoặc -1.602x10-19 C
.

Mô hình Nguyên Tử

Hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử hiện nay các nhà vẫn còn nghiên cứu tiếp do chúng có những cấu tạo, đặc điểm, tính chất còn nhiều bí ẩn mà con người chưa nghiên cứu hết được. Tuy nhiên, trong nội dung chương trình học cần chúng ta ghi nhớ những điểm sau: Hạt nhân nguyên tử là phần lõi, trung tâm trong 1 nguyên tử được bao bọc bởi những lớp electron có các hạt electron chuyển động ở bên ngoài.

Cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử gồm có hai loại hạt cơ bản là Hạt Proton, Hạt Nơtron.
+ Hạt Proton là hạt mang điện tích

Ký hiệu: P

Proton mang điện tích dương. 

Điện tích mỗi prôtôn là +e = + 1,6.10 - 19 C.
Khối lượng proton bằng 1.67262158 × 10−27 kg Số proton trong hạt nhân nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố ấy trong bảng tuần hoàn Hóa Học. Proton bền vĩnh cửu tuy nhiên thì khoa học hiện đại vẫn còn đang nghiên cứu thêm về quan niệm trên.

+ Hạt Nơtron là hạt không mang điện tích
Ký hiệu: N


Nơtron có khối lượng bằng 1.67492716 × 10−27 kg nặng hơn hạt Proton một chút. Nơtron cho phép chúng ta phân loại những nguyên tố hóa học thành những đồng vị khác nhau.

Nơtron tự do có thời gian sống khoảng 10-15 phút sau đó sẽ bị phân rã thành 1 proton, 1 điện tử electron và 1 phản nơtrino.

Khối lượng của một nguyên tử

Nguyên tử tuy là những hạt vô cùng nhỏ, nhưng nguyên tử lại có những tính chất phù hợp với nghiên cứu vật lý hiện đại. Dựa vào những biến đổi tính chất vật lý mà những nhà khoa học đã có thể tính được khối lượng từng hạt trong nguyên tử như hạt Electron có khối lượng xấp xỉ 9.109x10-31 Kg, Hạt proton có khối lượng 1.67262158 × 10−27 kg và hạt Nơtron có khối lượng 1.67492716 × 10−27 kg.
Nếu so sánh khối lượng giữa Proton và Nơtron với khối lượng của Electrong chúng ta thấy khối lượng hạt nhân gấp gần 2000 lần khối lượng vỏ hạt nhân. Do vậy, khối lượng nguyên tử sẽ là tổng khối lượng các hạt Proton và Nơtron có trong hạt nhân nguyên tử.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.

Cấu tạo nguyên tử gồm có hạt nhân nguyên tửlớp vỏ nguyên tử. Trong đó: - Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt chính là Proton và Nơtron

- Lớp vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi các Electron chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử ở từng lớp, phân lớp khác nhau.

Hạt nhân nguyên tử là phần nằm ở bên trong, trung tâm của nguyên tử được cấu tạo bởi hai loại hạt chính là hạt Proton và hạt Notron.
Khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được điện tích của hạt Proton là điện tích dương còn hạt Notron thì không mang điện tích gì cả còn về khối lượng thì hai hạt này tương đương nhau tuy nhiên thì hạt Notron nặng hơn một tý so với hạt Proton.
Về điện tích thì hạt Proton mang điện tích dương [+] còn hạt Notron không mang điện tích gì cả.
Lớp vỏ nguyên tử được hình thành do chuyển động cực nhanh của các Electron.
Chuyển động của Electron được xác định bằng công thức mà ở đó sẽ phụ thuộc vào khối lượng, bán kính chuyển động so với tâm nguyên tử . . . nhưng tóm lại là rất nhanh các em nhé. Để hình dung được chuyển động nhanh tới mức độ nào thì thầy sẽ thông tin là máy ảnh chụp được hạt nhân nhưng không thể chụp được hình của Electron.
Sau này các em học thì lớp electron được phân chia ra thành các lớp, phân lớp . . . khác nhau nữa [xem thêm]
  • Nhờ có lớp electron này mà các nguyên tử có thể liên kết được với nhau.
Khối lượng electron vào khoảng 9,31.10-31kg
  • Do nguyên tử trung hoà về điện nên [Số Proton] = [Số Electron]

Tiêu Chí Proton Electron
Vị trí Trung tâm nguyên tử Lớp vỏ nguyên tử
Số hạt Số Proton = Số Electron
Điện tích + [Điện tích dương] - [Điện tích âm]
Khối lượng Mp = 1,6726.10-27kg Me = 9,31.10-31kg
Sau khi xem qua bài viết này mà các em vẫn chưa thể hiểu được đừng ngần ngại gì mà không để lại bình luận bên dưới nhé.! Để hiểu được về nguyên tử tiếp theo thầy giới thiệu với các em đó chính là một cốc nước mà các em có thể quan sát được ở bên dưới đây

Như vừa rồi các em đã quan sát thì cốc nước thầy có không màu, thầy ngửi không có mùi và khi thầy nếm thì cũng chẳng thầy có vị gì cả.
Sau đây, thầy sẽ thực hiện việc cắt nhỏ nước hay còn gọi là chia nhỏ nước nhé các em.
Thầy sẽ sử dụng một chiếc cốc nhỏ hơn để chia nhỏ một lượng nước ra và thầy sẽ thực hiện cho tới khi mà không còn dụng cụ nào thầy có mà thầy có thể chia nhỏ được nữa thì thầy sẽ dừng lại.
Thầy chia nhỏ tới mức mà thầy không sử dụng dụng cụ nào đang có để chia nước tiếp ra được nên thầy sẽ phải sử dụng tới kính lúp để quan sát một giọt nước bé tý xíu khi chia nhỏ nữa và thậm chí thầy phải dùng tới kính hiển vi để quan sát đó các em.
Hiện nay, khoa học trên thế giới ngày càng phát triển và để quan sát được những điều rất nhỏ bé thì các nhà khoa học phải sử dụng kính hiển vi điện tử và khi chúng ta sử dụng kính hiển vi điện tử để quan sát nước thì thầy thấy rằng trong 1 giọt nước có những hình cầu liên kết lại với nhau và khi quan sát sâu hơn nữa bên trong mỗi hình cầu thì phát hiện ra có 1 khối cầu lớn liên kết với 2 khối cầu nho nhỏ.
Thầy lại tiếp tục quan sát tiếp khối cầu lớn thì thầy thấy bên trong khối cầu này là một khối cầu khác các em ạ.
Đến đây, thầy chưa thể quan sát được tiếp khối cầu này và lên mạng thầy cũng đi tìm hiểu như các em đang đọc bài viết này của thầy thì các nhà khoa học đã chứng minh được khối cầu thầy quan sát cuối cùng đó là hạt nhân nguyên tử của nguyên tố oxi [O] và tiếp tục tiến hành kiểm tra thì 2 khối cầu nhỏ còn lại là nguyên tố Hidro [H]
Như vậy, thầy sẽ tóm tắt lại quá trình trên giúp các em nắm rõ hơn nhé.
Thầy có một cốc nước và chia nhỏ bình thường tới mức không chia nhỏ được nữa. Sau đó, nhờ thiết bị quan sát là kính hiển vi điện tử và các phương pháp nghiên cứu đặc biệt thì biết được rằng nước được hình thành là do các liên kết giữa nguyên tử Oxi với nguyên tử Hidro.
Trong nguyên tử Oxi thì có hạt nhân nguyên tử và bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ hạt nhân nguyên tử hay còn gọi là lớp vỏ nguyên tử.
Cách tính khối lượng nguyên tử

Nguyên tử khối chính là khối lượng của một nguyên tử có khối lượng bằng tổng các hạt có trong một nguyên tử. Như chúng ta đã biết ở trên, nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản là proton, electron và nơtron và nguyên tử khối sẽ được tính bằng cách tổng hợp tất cả khối lượng của các hạt có tạo nên một nguyên tử đó.

Ví dụ tính khối lượng của một nguyên tử được tạo bởi 12 hạt proton và 14 hạt nơtron.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề