Người hầu của công chúa gọi là gì năm 2024

Xưng hô bằng tiếng Nho quả là rắc rối sự đời kể cả trong gia đình người thường lẫn hoàng tộc. Vấn đề Diana chúng tôi xin giải đáp ngắn nhẹ như sau: đối với tiếng Nho tất cả các nàng dâu của vua đều gọi chung là hoàng túc, trong các hoàng túc này, chỉ có vợ của đông cung thái tử mới được gọi là vương phi hay hoàng phi. Thái tử Charles là đông cung thái tử của vương quốc Anh vậy vợ ông ta là Diana phải được gọi là vương phi hay hoàng phi Diana. Từ princess của Anh nghĩa rất rộng có thể là công chúa, công nương, hay hoàng phi. Vậy những người gọi Diana là công chúa hay công nương là do hiểu lầm nghĩa chữ princess Diana. Vấn đề thứ hai là ngày nay những người soạn tuồng cổ hay hồ quảng, nói xin lỗi phần đông thuộc gia đình nòi đi hát riết có kinh nghiệm nhảy ra làm thầy tuồng, rồi soạn giả, thậm chí là cả giám khảo chấm tuồng. Tuồng của họ viết nội dung phần lớn chứa nhiều cách xưng hô trong cung đình hay chốn hoàng tộc đầy rẫy tiếng Nho mà bản thân họ không thạo chữ Hán lắm nên xưng hô tuỳ tiện, nếu không nói là bừa bãi, là chuyện đương nhiên. Thậm chí có một tuồng trong cuộc thi có nói đến bốn ông đỗ trạng nguyên: nhất trạng, nhị trạng, tam trạng, tứ trạng, là một chuyện quái gở, vì trạng nguyên tức là người đỗ đầu cuộc thi đình. Trạng nguyên có nghĩa là “trùm đầu” thì làm gì còn có trạng hai, trạng ba… Vậy mà tuồng vẫn được ngành văn hoá thông tin dễ dãi cho phổ biến cả nước. Thật ra không riêng gì tuồng cổ hồ quảng mà ngay cả tuồng tích cải lương mang tích cách lịch sử cũng đầy những lời xưng hô loạn xà ngầu. Nhân đây chúng tôi xin nêu sơ lược cách xưng hô bằng tiếng Nho trong hoàng tộc và đời thường vừa phục vụ bạn đọc nói chung vừa gợi ý các soạn giả tuồng hồ quảng nên thận trọng hơn khi dùng từ.

A – Xưng hô trong hoàng tộc

1- Cha vua [chừa từng làm vua]: quốc lão

2- Cha vua [truyền ngôi cho con]: Thái Thượng Hoàng

3- Mẹ vua [trước đó chồng làm vua]: Thái hậu

4 - Mẹ vua [chồng chưa từng làm vua]: quốc mẫu

5- Anh vua: hoàng huynh

6- Em trai vua: hoàng đệ

7- Em gái vua: hoàng muội

8- Chị gái vua: hoàng tỉ

9- Chú vua: hoàng thúc

10- Bác vua: hoàng bá phụ

11- Cậu vua: quốc cựu phụ

12- Dì vua: quốc di mẫu

13- Cha vợ vua: quốc trượng

14- Chị vợ vua: hoàng di tỉ

15- Em gái vợ vua: hoàng di muội

16- Anh, em trai vợ vua: quốc cựu, hoàng cựu

17- Con trai vua [nói chung]: hoàng tử

18- Con trai vua [sẽ nối ngôi]: đông cung thái tử

19- Con dâu vua nói chung: hoàng túc

20- Con dâu cả [vợ đông cung thái tử]: hoàng phi, vương phi

21- Chồng nữ hoàng: hoàng tế

22- Con gái vua: công chúa

23- Con rể vua: phò mã đô uý

24- Con trưởng vua chư hầu: thế tử

25- Con gái vua chư hầu: quận chúa

Riêng đời Minh chế độ quy định như sau:

1- Cô vua: đại trưởng, công chúa

2- Chị em gái vua: trưởng công chúa

3- Con gái vua: công chúa

4- Con gái thân vương: quận chúa

5- Con gái quận vương: huyện chúa

6- Cháu nội quận vương: quận quân

7- Cháu cố quận vương [gái]: huyện quân

8- Chồng công chúa: phò mã đô uý

9- Chồng quận, huyện chúa: nghi tân

10- Vợ các vua chư hầu: tiểu quân

11- Xưng hô với các hoàng tử gọi: Điện hạ

12- Xưng hô với các công chúa là: Công nương.

Về đối xưng thì vua thường khiêm xưng mình với người khác là “quả nhân” có nghĩa là “Kẻ ít nhân đức”, hoặc “cô” tức kẻ cô độc và gọi quần thần là “chư khanh”, còn nói riêng với người nào thân kính thì nêu họ của người ấy kèm chữ “Khanh Gia” như nói với Bao Chửng [Bao Công] thì gọi “Bao Khanh gia”, nói với vua chư hầu thì gọi “Hiền hầu”. Thần dân nói chuyện với vua thì tung hô muôn tâu bệ hạ” [ý nói mình chỉ dám tâu với cái bực thềm ở dưới đất chứ không dám tâu trực tiếp với vua] hoặc “Tâu lịnh muôn năm”, “Muôn tâu lịnh cửu trùng”, “Muôn tâu thánh thượng”, “Muôn tâu hoàng thượng”, “Muôn tâu đức thánh quân”, “Muôn tâu đức kim thượng” v.v…

Sứ giả các nước chư hầu với nhau khi đến triều đình nước ngoài mà nói tới vua mình thì xưng khiêm tốn là: “[Thưa Hiền hầu], quả nhân chúng tôi…”. Hoàng thái hậu nói chuyện với thần liêu thì xưng là “Ai gia”. Thần liêu khi nói chuyện với hoàng hậu thì gọi là “Lịnh nương nương”, Thần liêu khi xưng mình với vua thì thường nói: “Kẻ hạ thần” hoặc “Thần đây”, còn gặp trường hợp sắp nói điều gì có thể nghịch ý vua hoạc không có chi nghịch ý cả mà do mình nịnh thì nhận tội trước như sau: “Kẻ hạ thần tội đáng muôn chết” hoặc nói trơn “Kẻ tội thần”.

Thần dân nói chuyện với các hoàng tử thì khiêm xưng “thưa Điện Hạ” tức ý nói mình chỉ dám nói với cái thềm điện mà hoàng tử ở chứ không dám nói thẳng với ngài. Các thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu gì đều xưng là “Kẻ nô tài”. Các quan gọi bọn thái giám bằng họ của chúng kèo theo hai chữ “công công” như “Quách công công”

*Theo quy định Hoàng hậu sẽ thành Thái hậu nên trường hợp vua là con phi tần thì mẹ ruột vua chỉ được phong Thái phi

2. Xưng hô khi nói chuyện:

Quốc lão/Thái thượng hoàng: Ta

Thái hoàng thái hậu/Quốc mẫu/Thái hậu: Ai gia/ta/lão thân

*Khi nói chuyện với người dưới cấp thì sẽ gọi thẳng tên hoặc gọi theo tước hiệu…

\====================

II. Vua

1. Tước hiệu:

Thời Hạ – Thương – Chu: Vương

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc:

  • Vua các nước lớn: Vương [ví dụ: Sở vương, Ngô vương…]
  • Vua các nước nhỏ [chư hầu] : Hầu/Công/Bá [ví dụ: Trần hầu, Tề công….]

Thời Tần trở về sau: Hoàng đế

Riêng các vua đầu triều Nguyên và Thanh: Đại Hãn

2. Tự xưng:

Thời Hạ – Thương – Chu: Vương/Ta

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc: Quả nhân

Thời Tần: Trẫm

Chư hầu thời Tam Quốc: Cô gia

Sau thời Tam Quốc: Trẫm/Quả nhân

Riêng các vua đầu triều Nguyên và Thanh: Ta

3. Xưng hô khi nói chuyện:

Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Phụ hoàng, mẫu hậu, …

Xưng hô với chư hầu : Hiền hầu hoặc gọi theo tước hiệu

Xưng hô với hậu phi…: Ái hậu/ái phi..

Xưng hô với hoàng tử, công chúa…: Hoàng nhi hoặc gọi theo tước hiệu hoặc gọi tên thân mật…

Xưng hô với các quần thần : Chư khanh/chúng khanh/ái khanh…

\====================

III. Hậu phi

1. Tước hiệu: Phân theo cấp bậc theo quy định

Link chi tiết: nhấp vào đây

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Phụ hoàng, mẫu hậu, …

Tự xưng: Thần thiếp

– Xưng hô với vua: bệ hạ/hoàng thượng/đại vương….

Tự xưng: Thần thiếp…

– Xưng hô với các phi tử khác: tỷ/muội hoặc theo tước hiệu…

– Xưng hô với hoàng tử, công chúa…: Hoàng nhi hoặc theo tước hiệu hoặc gọi tên thân mật…

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Bổn cung

\====================

IV. Con vua

1. Tước hiệu: Thường kèm theo thứ tự [ví dụ: đại công chúa…]

– Con trai vua [gọi chung] :

  • Thời Hạ – Thương – Chu tới thời nhà Tần: Công tử
  • Thời nhà Hán đến thời nhà Minh: Hoàng tử
  • Thời nhà Thanh: A ca

– Con gái vua [gọi chung] = Hoàng nữ/công chúa/cách cách [thời nhà Thanh]

– Hoàng tử được chỉ định sẽ lên ngôi = Đông cung thái tử/Thái tử

Vợ Thái tử :

  1. Vợ lớn = Thái tử phi
  2. Vợ bé = Trắc phi/thứ phi

*Thời Tây Hán phân cấp bậc:

1. Thái tử phi
  1. Lương đệ
  2. Nhụ tử
  3. Phu nhân

*Thời Đường phân cấp bậc:

1. Thái tử phi
  1. Lương đệ
  2. Lương Viên
  3. Thừa Huy
  4. Chiêu Huấn
  5. Phụng Nghi

– Vợ Hoàng tử/A ca

  1. Vợ lớn = Hoàng tử phi/Hoàng túc/Đích phúc tấn [thời nhà Thanh]
  2. Vợ bé = Trắc phi/Thứ phi/Trắc phúc tấn [thời nhà Thanh]

– Chồng Công chúa/Cách cách = Phò mã/Nghạch phò

Lưu ý: Các vị hoàng tử khi đã trưởng thành thường được phong tước Vương kèm theo đất phong.

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Hoàng gia gia/Hoàng nãi nãi hoặc Hoàng tổ mẫu…

Tự xưng: Nhi thần hoặc xưng tên

– Xưng hô với vua: Phụ hoàng/Phụ vương…

Tự xưng: Nhi thần/Hoàng nhi hoặc xưng tên

– Xưng hô với hậu phi:

  • Xưng hô với Hoàng hậu: Mẫu hậu/Hoàng hậu nương nương/Vương hậu nương nương….
  • Xưng hô với mẹ ruột: Mẫu phi/mẫu thân
  • Xưng hô với phi tần khác: Mẫu phi hoặc gọi “Tước hiệu + nương nương”

Tự xưng: Nhi thần…

– Xưng hô với các hoàng tử, công chúa khác: Hoàng huynh, Hoàng tỷ, Hoàng muội, Hoàng đệ…

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Ta, bổn hoàng tử/bổn công chúa, …

\====================

V. Vương

**Vương gia/Thân vương: Tước hiệu ban cho anh em hoặc con của vua

1. Tước hiệu:

Tên đất phong + vương/thân vương [ví dụ: Lương vương, Ung thân vương…]

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu/Hoàng đế/Hoàng hậu… : Theo tước hiệu…

Tự xưng: Thần/Nhi thần [tùy thân phận]

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Bổn vương/Cô gia

3. Tước hiệu trong vương phủ

– Vợ Vương gia/Thân vương:

  1. Vợ lớn = Vương phi/Đích phúc tấn
  2. Vợ bé = Trắc phi/Thứ phi/Trắc phúc tấn
  3. Phu nhân [ngang với thiếp]

– Con Vương gia/Thân vương:

  • Con trai = Quận vương/Bối lặc
  • Con trai kế thừa vương vị = Thế tử
  • Con gái = Quận chúa/Cách cách
  • Con dâu = Quân vương phi/Phúc tấn/Phu nhân
  • Con rể = Quận mã/Ngạch phò

Quận vương/Bối lặc: Tước hiệu ban cho con cháu của vua

1. Tước hiệu:

Quận vương hoặc Bối lặc [Thời nhà Thanh, Kỳ chủ Bát kỳ ngang với Bối lặc]

2. Xưng hô khi nói chuyện:

– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu/Hoàng đế/Hoàng hậu… : Theo tước hiệu…

Tự xưng: Thần/Nhi thần [tùy thân phận]

– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…

Tự xưng: Bổn quận vương/ta…

3. Tước hiệu trong vương phủ

– Vợ Quận vương /Bối lặc:

  1. Vợ lớn = Quận vương phi/Phúc tấn
  2. Vợ bé = Phu nhân

– Con Quận vương /Bối lặc:

  • Con trai = Công tử/thiếu gia
  • Con gái = Tiểu thư

\====================

VI. 1 số tước hiệu và cách xưng hô khác

1. Tước hiệu:

Anh/em trai của vua = Vương…

Chị/em gái của vua = Công chúa/Cách cách hoặc Thái Công chúa…

Con trai Thái tử [được chọn kế vị] = Hoàng thái tôn

Cháu trai Thái tử [được chọn kế vị] = Hoàng thành tôn

Cha Thái hậu/Hoàng hậu = Quốc trượng

Em trai Thái hậu/Hoàng hậu = Quốc cữu

2. Xưng hô

Ông/bà = Hoàng gia gia/Hoàng tổ mẫu…

Bác = Hoàng bá phụ…

Chú = Hoàng thúc phụ/Hoàng thúc…

Cậu = Hoàng cữu phụ

Cô = Hoàng cô cô

Anh = Hoàng huynh

Chị dâu = Hoàng tẩu

Chị = Hoàng tỷ

Em trai = Hoàng đệ

Em gái = Hoàng muội

Còn lại xưng hô theo tước hiệu hoặc gọi giống gia đình thường dân

\====================

Bài viết là công sức sưu tầm tư liệu và biên tập trong nhiều tháng nên mong các bạn không mang đi bất cứ đâu. Cảm ơn

Người hầu ngày xưa gọi là gì?

Trước kia, hầu như chỉ có nữ giúp việc hay còn gọi là người hầu hay nô tì, tuy nhiên hiện nay ngày càng nhiều nam giới tham gia vào lực lượng lao động này.

Công chúa ngày xưa gọi là gì?

Công chúa [chữ Hán: 公主] là tước hiệu được sử dụng bởi các quốc gia Đông Á chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Trung Hoa, thường được phong cho con gái Hoàng đế, tức Hoàng nữ [皇女] hoặc con gái của Quốc vương, tức Vương nữ [王女].

Con gái của công chúa được gọi là gì?

Con trai trưởng của Chúa [thời Trịnh - Nguyễn], hoặc của vua chư hầu gọi là Thế tử. Con gái chúa gọi là Quận chúa. Chồng quận chúa gọi là Quận mã.

Mẹ vợ của vua được gọi là gì?

Hoàng thái hậu [chữ Hán: 皇太后; Kana: こうたいごうKōtaigō; Hangul: 황태후Hwang Tae Hu; tiếng Anh: Dowager Empress, Empress Dowager hay Empress Mother], thường được gọi tắt là Thái hậu [太后], là một tước vị được quy định dành cho mẹ của Hoàng đế, hoặc vợ cả của Hoàng đế đời trước [hoặc Thái thượng hoàng] trong các khối đồng văn ...

Chủ Đề