Ngôn ngữ học đối chiếu là gì năm 2024

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

  1. NNHĐC là gì?
  1. Khái niệm đối chiếu, so sánh [contrast – compare].

So sánh: Là thao tác tư duy giúp con người nhận thức hiện thực khách

quan. Hoạt động so sánh, hoạt động đối chiếu “một cái này với một

cái khác”, nhằm vạch ra mối quan hệ giữa chúng.

Xem xét để tìm ra những điểm tương đồng hoặc khác biệt về mặt

số lượng, kích thước, phẩm chất.

Trong khoa học, so sánh được coi như một thủ pháp nghiên cứu

phổ quát. Trong NNH, so sánh là một thủ pháp phân tích, một PP

nghiên cứu của các tài liệu NN.

Đối chiếu: So sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau. Tên gọi

khác: Phân tích dối chiếu contrastive analysis, Nghiên cứu đối chiếu –

contrastive studies, Nghiên cứu xuyên ngôn ngữ - cross linguistic

studies, Nghiên cứu tương phản – confrontative studies.

Có 2 loại so sánh:

So sánh bên trong 1 ngôn ngữ [đơn vị, phạm trù, cấp độ, bình diện

khác nhau]

So sánh bên ngoài: 2 hoặc hơn hai ngôn ngữ [so sánh đồng loạt

theo trình tự các hiện tượng NN và so sánh ngẫu nhiên]. Đây là cơ

sở cho việc hình thành ngành NNH so sánh.

Trong ngôn ngữ học hiện đại: So sánh đối chiếu là phương pháp lấy

đối tượng là hai hay nhiều ngôn ngữ để làm sáng tỏ những nét giống

và khác nhau theo nguyên tắc đồng đại.

Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành ngôn ngữ học nghiên cứu

so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những

điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề

các ngôn ngữ đó có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng loại hình hay

không.

Cơ sở NNHĐC là sự Ngiên cứu liên NN. Ngữ liệu được nghiên cứu

có thể thuộc các ngôn ngữ nguồn [source language] và đích [target

language] sống động đang được sử dụng hay thậm chí đã chết nhưng

chúng phải là các đại diện thích hợp của các ngôn ngữ được nghiên

cứu.

NNHĐC không chỉ đơn thuần là NNH Ứng dụng mà thực chất có thể

nói nó thuộc cả 2 lĩnh vực: NNH lí thuyết và NNH ứng dụng.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách “NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU [TÁC GIẢ: BÙI MẠNH HÙNG]” trong Dự án MỖI NGÀY MỘT CUỐN SÁCH.

"Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu" [constrastive, linguistics] là một bộ môn của ngôn ngữ học, có mục đích miêu tả ở tất cả các cấp độ, trên cơ sở một mô hình ngôn ngữ học chung. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu có cơ sở lâu đời trong nhiều khuynh hướng nghiên cứu so sánh giữa các ngôn ngữ một cách có hệ thống, như ngôn ngữ học so sánh lịch sử, loại hình học ngôn ngữ v.v…

Đối tượng sử dụng sách chủ yếu là nghiên cứu sinh, học viên cao học chuyên ngành ngôn ngữ học, sinh viên chuyên ngành ngữ văn nước ngoài, ngữ văn Việt Nam, Việt Nam học ở các trường đại học và cao đẳng. Những ai quan tâm đến ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng cũng có thể tìm thấy ở cuốn sách này nhiều thông tin bổ ích.

Cuốn sách tiếp thu thành quả nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ từ nhiều khuynh hướng khác nhau. Cứ liệu phân tích trong cuốn sách được lấy từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó chủ yếu là một số ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Bulgaria và một số ngôn ngữ châu Á như tiếng Việt, tiếng Hàn.

Bố cục sách được chia làm 6 chương gồm các phần: Chương I: Ngôn ngữ học đối chiếu: những nét tổng quát. Chương II: Phạm vi ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu. Chương III: Cơ sở của việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Chương IV: Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Chương V: Các bình diện nghiên cứu đối chiếu. Chương VI: Một số thử nghiệm phân tích đối chiếu trên cứ liệu tiếng Bulgaria và tiếng Việt.

Nội dung sách và các tài liệu được chia sẻ thể hiện quan điểm của tác giả, không phải là quan điểm của các luật sư của FDVN, chúng tôi chia sẻ với mục đích nghiên cứu học tập và phi thương mại, chúng tôi phản đối việc sử dụng sách, tài liệu được chia sẻ cho mục đích thương mại.

Chủ Đề