Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Các nhân tố kinh tế tác động tăng trưởng kinh tế là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế, bao gồm vốn, lao động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên. Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được hiểu vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền [giá trị]. Nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế, bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế trường phái Keynes đánh giá rất cao. Cụ thể, nó được lượng hóa thông qua mô hình Harrod-Domar.

Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất. Trước đây, người ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống như vốn và được xác định bằng số lượng lao động của mỗi quốc gia [có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động]. Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động là vốn nhân lực, đó là lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành máy móc thiết bị phức tạp, lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế… Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp bởi quy mô [số lượng] lao động, còn vốn nhân lực có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của các nước này còn thấp.

Tiến bộ công nghệ là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng ở các nền kinh tế ngày nay. Yếu tố công nghệ cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:

Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Vai trò của công nghệ đã được nhiều nhà kinh tế nổi tiếng đánh giá cao đối với tăng trưởng như Solow [1956]. Solow [1956] cho rằng “toàn bộ tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”.

Tài nguyên bao gồm đất đai và các nguồn lực sẵn có trong tự nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển. Song, nguồn tài nguyên thì có hạn, không thể tái tạo được, hoặc nếu tái tạo được phải mất nhiều thời gian, sức lực và chi phí.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm tăng trưởng kinh tế[/message]

Do đó, tài nguyên được đưa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho xã hội càng nhiều càng tốt nhưng phải đảm bảo chúng được sử dụng có hiệu quả, không lãng phí. Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề có tính chiến lược, lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên của quốc gia là vấn đề sống còn của phát triển. Sử dụng lãng phí tài nguyên có thể được xem như sự hủy hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên. Hiện nay, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng tài nguyên là yếu tố cố định, vai trò của chúng có xu hướng giảm dần, hoặc tài nguyên có thể được quy về vốn sản xuất.

Như vậy, có thể thấy nguồn gốc của tăng trưởng do nhiều yếu tố hợp thành, vai trò tương đối của chúng phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời kỳ phát triển của mỗi quốc gia. Đối với các nước nghèo, vốn vật chất, lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng. Ngược lại đối với các nước công nghiệp thì vai trò của vốn nhân lực và tiến bộ công nghệ quan trọng hơn. Các công trình nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng của Romer [1986] cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế từ hậu công nghiệp sang kinh tế tri thức, thì vốn nhân lực và khoa học công nghệ có vai trò vượt trội hơn các yếu tố truyền thống khác đối với tăng trưởng kinh tế.

2. Các nhân tố phi kinh tế

Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay còn gọi là các nhân tố phi kinh tế, có tác động gián tiếp và rất khó lượng hóa cụ thể mức độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Có thể kể ra một số nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng như: vai trò của nhà nước, các yếu tố văn hóa – xã hội, thể chế, cơ cấu dân tộc tôn giáo và sự tham gia của cộng đồng.

Ngày nay nhà nước là yếu tố vật chất thực sự cho quá trình tăng trưởng, và mọi quốc gia không thể coi nhẹ vấn đề này. Nhà nước và khuôn khổ pháp lý không chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là yếu tố của cả đầu ra trong quá trình sản xuất. Rõ ràng cơ chế chính sách có thể có sức mạnh kinh tế thực sự, bởi chính sách đúng có thể sinh ra vốn, tạo thêm nguồn lực cho tăng trưởng. Ngược lại, nhà nước đưa ra các quyết sách sai, điều hành kém, cơ chế chính sách không hợp lý sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế, kỳm hãm tăng trưởng cả về mặt số lượng và chất lượng. Stiglitz [2000] cho rằng thị trường hiệu quả chỉ có được dưới các điều kiện nhất định. Do đó trong nhiều trường hợp, một sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực và kết quả đầu ra sẽ khó đạt được nếu không có sự can thiệp của chính phủ. Thomas, Dailami và Dhareshwar [2004] cũng đã chỉ ra tác động tích cực của quản lý nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế về số lượng và chất lượng.

Như vậy, có thể nhận thấy tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào năng lực của bộ máy Nhà nước, trước hết là trong việc thực hiện vai trò quản lý của nhà nước. Quản lý hiệu quả của nhà nước vào quá trình tăng trưởng có thể xem xét thông qua các tiêu chí là ổn định vĩ mô, ổn định chính trị, xây dựng thể chế và hiệu lực của hệ thống pháp luật. Triển vọng tăng trưởng được duy trì trong tương lai ở mức cao sẽ dễ đạt được hơn ở những nước có thể chế và quy định minh bạch, rõ ràng và tính thực thi của pháp luật cao, có bộ máy nhà nước ít quan liêu, tham nhũng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện tốt các quyền của họ.

Văn hóa – xã hội là nhân tố quan trọng, tác động nhiều tới quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Nhân tố văn hóa – xã hội bao trùm nhiều mặt, từ tri thức phổ thông đến những tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống, phong tục tập quán…

Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Nhìn chung trình độ văn hóa của mỗi dân tộc là nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, kỹ thuật, trình độ quản lý. Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển.

Thể chế được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu trúc tương tác giữa người với người. Các thể chế chính trị – xã hội được thừa nhận có tác động đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường đầu tư.

Vì nền tảng của kinh tế thị trường là dựa trên trao đổi giữa các cá nhân và các nhóm người với nhau, bởi vậy nếu không có thể chế thì các hoạt động này không thể diễn ra bởi vì người này không thể tương tác với người kia mà không có chế tài nào đó ngăn cản người kia hành động Tùy tiện và ngược lại với thoả thuận.

Các cá nhân và doanh nghiệp chỉ có thể mua, bán, thuê mướn hợp đồng, đầu tư nếu họ có một mức độ tin tưởng nhất định rằng các thoả thuận hợp đồng của họ sẽ được thực hiện [Kasper và Streit, 1998]. Theo họ, các cá nhân tham gia giao dịch thường không có đủ thông tin. Do đó, sẽ có các chi phí phát sinh gọi là chi phí giao dịch.

Tất cả các chi phí này liên quan đến thể chế. Một thể chế không tốt sẽ làm cho chi phí thực thi các hợp đồng cao và như vậy sẽ không khuyến khích các giao dịch kinh tế. Hơn nữa, một cấu trúc thể chế tốt sẽ tạo ra sự khuyến khích nhất định, ảnh hưởng quyết định đến việc phân bổ nguồn lực con người theo hướng tốt hay xấu cho tăng trưởng kinh tế.

Baumol [1990, 1993] cho rằng nếu một thể chế không khuyến khích một tài năng kinh doanh sáng tạo mà chỉ khuyến khích tái phân phối, tìm kiếm đặc lợi thì tăng trưởng sẽ thấp đi. Theo các tác giả Knack và Keefer [1995], để đánh giá chất lượng của thể chế có thể sử dụng bốn tiêu chí để đo lường: [1] Tham nhũng, [2] Chất lượng bộ máy hành chính, [3] Tuân thủ pháp luật, và [4] Bảo vệ quyền tài sản.

Về nhân tố dân tộc và tôn giáo: Nhìn chung một nước càng đa dạng về các thành phần tôn giáo và sắc tộc thì đất nước đó càng tiềm ẩn bất ổn về chính trị và xung đột trong nước. Những xung đột và bất ổn chính trị trong nước này có thể dẫn đến các xung đột bạo lực và thậm chí là các cuộc nội chiến, dẫn tới tình trạng lãng phí các nguồn lực quý giá đáng ra phải sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu phát triển khác. Chẳng hạn như cuộc chiến ở Afganistan, Sri Lanca, các xung đột ở Indonesia, Thái Lan… Ngược lại, một đất nước càng đồng nhất thì càng có điều kiện đạt được các mục tiêu phát triển của mình, chẳng hạn như Hàn Quốc, Hồng Kông hay Đài Loan.

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số đánh giá phát triển của mỗi quốc gia. Không những thế, tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xoay quanh khái niệm này còn rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt là các ngành thuộc kinh tế. Vậy tăng trưởng kinh tế là gì? Hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế trong bài viết này ngay nhé.

Khái niệm tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế [Economic Growth] là thuật ngữ chỉ sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực. Đó là sự mở rộng quy mô về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế, là sự gia tăng về mặt tổng sản phẩm quốc dân [GNP] và tổng sản phẩm quốc nội [GDP] trong một thời kỳ nhất định.


Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế thực chất đơn thuần là sự lớn mạnh của nền kinh tế về mặt số lượng nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ giữ nguyên về cơ cấu và chất lượng. Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng sự chênh lệch của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. 

Công thức tính độ tăng trưởng kinh tế như sau:

- Mức tăng trưởng tuyệt đối: Delta = Y1 - Yo.

- Mức tăng trưởng tương đối: Delta = Y1/ Yo.

Trong đó: Yo là tổng sản lượng thời kỳ trước và Y1 là tổng sản lượng thời kỳ sau.

Xem thêmPhát triển bền vững là gì? Các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam 2020

Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế

Các lý thuyết chính về tăng trưởng kinh tế bao gồm:

  1. Mercantilism [Chủ nghĩa trọng thương]:  Sự giàu có của một quốc gia được quyết định bởi sự tích lũy vàng và điều hành thặng dư thương mại
  2. Classical theory [Lý thuyết cổ điển]: Adam Smith nhấn mạnh vào vai trò của việc tăng lợi nhuận theo quy mô [tính kinh tế của quy mô / chuyên môn hóa]
  3. Neo-classical theory [Lý thuyết tân cổ điển]: Tăng trưởng dựa trên các yếu tố từ phía cung như: năng suất lao động, quy mô lực lượng lao động, yếu tố đầu vào.
  4. Endogenous growth theories [Lý thuyết tăng trưởng nội sinh]: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nguồn nhân lực và tốc độ đổi mới công nghệ.
  5. Keynesian demand-side [Học thuyết kinh tế Keynes]: Keynes lập luận rằng tổng cầu có thể đóng một vai trò trong việc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Mặc dù hầu hết các lý thuyết tăng trưởng bỏ qua vai trò của tổng cầu, một số nhà kinh tế cho rằng suy thoái kinh tế có thể gây ra hiệu ứng trễ và tăng trưởng kinh tế dài hạn thấp hơn.
  6. Limits to growth [Giới hạn về sự tăng trưởng]: Từ góc độ môi trường, một số ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế dài hạn sẽ bị hạn chế bởi suy thoái tài nguyên và sự nóng lên toàn cầu. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế có thể chấm dứt - gợi nhớ đến các lý thuyết của Malthus.

[Nguồn tham khảo: //www.economicshelp.org/blog/57/growth/explaining-theories-of-economic-growth]

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 

Sau khi đã hiểu về khái niệm tăng trưởng kinh tế là gì? Thì ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và chia thành 2 nhóm chính là các yếu tố kinh tế & các yếu tố phi kinh tế.


Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Các yếu tố kinh tế

Sau một số nghiên cứu thì các nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế là bốn nhân tố bởi nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, tư bản và trí tuệ công nghệ.

Chất lượng đầu vào của lao động là yếu tố rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động. Các yếu tố như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu hay công nghệ chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả khi có sự tham gia của một đội ngũ lao động có sức khỏe, trình độ và kỷ luật lao động tốt.

Đây là những yếu tố tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để làm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản... Các yếu tố này có một vai trò quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với nền kinh tế. Điển hình là một số nước được thiên nhiên ưu đãi với sản lượng dầu mỏ lớn nên có mức thu nhập đầu người rất cao như Ả Rập Xê Út...

Tư bản là một trong những nhân tố tạo tiền đề cho việc tối ưu năng suất lao động và thương mại phát triển. Đó là những cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất. Yếu tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn. Những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tư bản tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng bền vững.  

Tư bản không chỉ là do tư nhân đầu tư cho sản xuất, nó còn là tư bản cố định xã hội tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án có quy mô lớn do chính phủ thực hiện. Ví dụ như các dự án thủy lợi, sức khỏe cộng đồng, dự án hạ tầng của sản xuất [hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia...] ...

Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế không chỉ là sự sao chép đơn giản mà là một quá trình không ngừng thay đổi về công nghệ sản xuất. Tri thức công nghệ là yếu tố giúp tăng hiệu quả sản xuất và tạo ra sản lượng cao với mức chi phí tối ưu hơn. 

Công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học... đang có những bước tiến mạnh mẽ góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Trí tuệ công nghệ không chỉ thể hiện đơn thuần ở việc tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Nó còn là sự duy trì cơ chế cho phép những phát minh được bảo vệ và trả tiền một cách xứng đáng. 

Yếu tố phi kinh tế

Bên cạnh những yếu tố về kinh tế thì tăng trưởng kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phi kinh tế như: Thể chế chính trị, Văn hóa - xã hội, Dân tộc, Tôn giáo, Các quy định của pháp luật và khung phổ pháp lý...

Ý nghĩa của sự tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Sau đây là một số ý nghĩa chính của sự tăng trưởng kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra điều kiện giải quyết công ăn, việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Theo quy luật Okun: Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm 1% khi GDP  thực tế tăng 2,5%.

- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội của cộng đồng. Là điều kiện tiền đề để phát triển các mặt khác của xã hội.

- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập tăng lên và nâng cao mức sống của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại còn có những mặt trái khác như chi phí mà xã phải gánh chịu do sức tăng trưởng quá cao. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và có nguy cơ phát sinh các vấn đề xã hội như gia tăng tệ nạn xã hội, gia tăng bất bình đẳng xã hội…

Hiện tại, Luận Văn 2S đang nhận viết luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp thuê các đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế, nếu bạn đang không có điều kiện để tự hoàn thành bài luận của mình, hãy để chung tôi giúp bạn, chi tiết dịch vụ viết thuê luận văn, xem tại: //luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html

Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra, Việt Nam cần nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng bộ và quan trọng sau:

  1. Cải cách trong nước: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trước tiên Việt Nam cần có những thay đổi trong các chính sách trọng yếu như: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu…
  2. Phát triển kinh tế bền vững: Mục tiêu hướng đến của Việt Nam là trở thành một quốc gia có nền kinh tế hiện đại. Và trên con đường thực hiện điều này, cũng như các quốc gia tiên tiến khác Việt Nam sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: vấn đề dân tộc, bình đẳng giới, đô thị hóa, các vấn đề về hạ tầng giao thông, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu… Việt Nam cần “nhìn xa” hơn về các vấn đề này và tìm các giải pháp giải quyết chúng.
  3. Cải cách thuế - giảm lãi suất: Đây là những giải pháp để kích thích nền kinh tế: Kích thích đầu tư, tiêu dùng, thu hút đầu tư nước ngoài…
  4. Bên cạnh các giải pháp đã nêu, Việt Nam cũng cần tăng cường phòng chống tham nhũng, bệnh quan liêu, ổn định các yếu tố vĩ mô… Để tạo điều kiện tốt nhất cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam.


Tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về tăng trưởng kinh tế là gì cũng như ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn nhé. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề