Nghỉ phép nghỉ lễ hàng năm là bao nhiêu ngày năm 2024

Tôi vừa trúng tuyển vào làm việc tại một công ty ở Bắc Ninh. Luật sư cho tôi hỏi theo quy định, mỗi năm, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày lễ, Tết? Trường hợp, người lao động không nghỉ lễ, Tết mà đi làm có được tính thêm lương không?

Trả lời:

Theo quy định tại điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021, người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và được hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau:

Tết Dương lịch nghỉ 1 ngày [ngày 1/1]; Tết Nguyên đán nghỉ 5 ngày, Giỗ tổ Hùng Vương nghỉ 1 ngày [ngày 10/3 âm lịch], Chiến thắng 30/4 nghỉ 1 ngày - Quốc tế lao động 1/5 nghỉ 1 ngày, Quốc khánh 2/9 nghỉ 2 ngày [ngày 2/9 và 1 ngày liền kề trước hoặc sau].

Người lao động có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, Tết trong một năm.

Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.

Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, người lao động có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, Tết trong một năm. Riêng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ tổng cộng 13 ngày lễ, Tết. Tất cả ngày nghỉ lễ, Tết, người lao động đều được hưởng nguyên lương.

Đi làm ngày lễ, Tết có được tính thêm lương?

Nếu người lao động không nghỉ ngày lễ, Tết mà vẫn đi làm thì được tính là làm thêm giờ theo quy định tại Điều 55, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ.

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động năm 2019 và được tính theo công thức:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.

Lưu ý: 300% này chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm.

Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết. Trường hợp làm thêm giờ ngày nghỉ bù khi ngày lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.

Hỏi: Tôi vừa tham dự Phiên giao dịch việc làm và trúng tuyển vào một công ty ở Hà Nội. Theo quy định, mỗi năm, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày lễ, tết và mấy ngày nghỉ hàng năm? Trường hợp, người lao động không nghỉ tết mà đi làm có được tính thêm lương?

Lê Hải Hà, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đáp: Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:

Tết Dương lịch: Người lao động nghỉ 1 ngày [ngày 1 tháng 1 dương lịch]

Tết Âm lịch: Người lao động nghỉ 5 ngày

Ngày Chiến thắng: Người lao động nghỉ 1 ngày

Ngày Quốc tế lao động: Người lao động nghỉ 1 ngày [ngày 1 tháng 5 dương lịch]

Quốc khánh: Người lao động nghỉ 2 ngày [2 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trường hoặc sau]

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Người lao động nghỉ 1 ngày [ngày 10 tháng 3 âm lịch]

Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, người lao động có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, tết trong một năm. Riêng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ tổng cộng 13 ngày lễ, tết. Tất cả ngày nghỉ lễ, tết, người lao động đều được hưởng nguyên lương.

Người lao động có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, tết trong một năm. Ảnh: Phạm Hùng.

Nếu người lao động không nghỉ ngày lễ, tết mà vẫn đi làm thì được tính là làm thêm giờ theo như quy định tại Điều 55, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ:

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động năm 2019 và được tính theo công thức:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.

Lưu ý: 300% này là chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm.

Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.

Đối với nghỉ hằng năm, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Người lao động có ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc. Người lao động cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Làm việc 10 năm thì được nghỉ phép bao nhiêu ngày?

cho một người sử dụng lao động. Cụ thể, khi làm việc đủ 05 năm cho một doanh nghiệp thì từ năm thứ 06 đến năm thứ 10 làm việc tại đó, người lao động sẽ được cộng thêm 01 ngày phép/năm. Làm việc từ năm thứ 10 đến hết năm thứ 15, người lao động được cộng thêm 02 ngày phép/năm.

Một năm được hưởng bao nhiêu ngày phép?

Theo đó, người lao động làm việc đủ năm cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương từ 12 đến 16 ngày làm việc và thêm ngày nghỉ hằng năm theo thâm niên.

Lao động được nghỉ bao nhiêu ngày trong năm?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

Tổng thời nghỉ lễ tết trong 1 năm được hưởng nguyên lương của người lao động là bao nhiêu ngày?

HCM], theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết. Đối với Tết âm lịch người lao động sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương 5 ngày. Nếu làm việc vào những ngày này, người lao động sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ.

Chủ Đề