2 câu thơ chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm năm 2024

Ba vua năm đế dấu vừa qua, Nối đạo trời rao đức thánh ta. Hai chữ can thường dằn các nước, Một câu trung hiếu dựng muôn nhà. Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Căm lấy lòng nhơ mong thói bạc, Trời gần chẳng gánh gánh trời xa.

Viết là một hình thức hành đạo, là một cách bày tỏ chính kiến bằng thái độ dứt khoát, một lý tưởng phục vụ nhân sinh… Đó chính là điểm đích của những người cầm bút hôm nay. Cái chân lý ấy đã từ lâu ngời sáng như ánh thép trong thơ văn cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Không phải đợi đến cuộc bút chiến “Vị nghệ thuật hay Vị Nhân sinh” giữa hai ông Hải Triều và Phan Khôi ở giữa thế kỷ trước, người ta mới hiểu thế nào là Nghệ thuật vị nhân sinh. Mà ngay từ khi gót giày xâm lược của giặc Pháp dày xéo quê hương, tiếng thơ của cụ Đồ Chiểu đã như một bài hịch chống ngoại xâm. Và ta hiểu cái đạo trĩu nặng ắp đầy trong trái tim cụ đồ chính là đạo ái quốc, thương dân. Và cụ đã sống, đã viết như một chiến sĩ, ngòi bút của cụ vung lên sáng lòe ánh thép: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…

Ngay cả lúc vua tôi nhà Nguyễn đầu hàng dâng đất, cái đạo vua tôi mà cụ từng học theo sách Thánh hiền đã hoàn toàn lu mờ trước đạo yêu nước, thương dân. Cụ dứt khoát rõ ràng: Chớ thấy chín trùng hòa nghị mà tấm lòng địch khái nỡ phôi pha. Đừng rằng ba tỉnh giao hòa mà cái việc cừu thù đành bỏ dở. Thành Gia Định thất thủ, triều đình ra lệnh bãi binh, một số sĩ phu, hương chức ra đầu Tây, cụ Đồ đã viết như những dòng huyết lệ: Giậm vó chẳng màng ăn cỏ Tống. Quày đầu lại hí nhớ tàu Lương. Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ. Làm người bao nỡ phụ quê hương… Và bắt đầu từ đây, cụ đã khẳng định con đường của mình là đi cùng nghĩa quân chống giặc: Hễ làm người chớ ở hai lòng, đã vì nước phải theo một phía…

Bài học trăm năm từ nhà thơ yêu nước Nguyễn đình Chiểu đối với những người cầm bút chúng ta vẫn còn sáng mãi. Ngòi bút nhà văn cũng như nhà báo đều phải trĩu nặng cái đạo làm người, cái đạo vì dân vì nước, cái đạo phục vụ nhân sinh … Nói thì nghe có vẻ to tát, nhưng thực ra nó chính là chữ Tâm của mỗi người. Thời loạn, chữ Tâm của cụ Đồ là Thà thác mà đặng câu địch khái về theo tổ phụ cũng vinh; còn hơn chịu chữ đầu tây, ở với man di rất khổ. Nên ngòi bút của cụ thương ghét rất rõ ràng, dù thực sự lúc ấy chính – tà đang lẫn lộn, không phải ai cũng nhận ra con đường chính nghĩa để đi theo: Hơi tà giăng bủa khắp nơi.

Nay còn hơi chính ở đời bao nhiêu. Nhưng trong vòng tà khí đen tối ấy, chính khí vẫn biểu hiện ở tấm lòng trung kiên với đất nước. Và từ cái chính khí yêu nước thương dân, ngòi bút của cụ đã vung lên quyết liệt: Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Ngày nay, hai câu thơ nghĩa khí ngất trời của cụ: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà vẫn là chân lý bất di bất dịch cho người cầm bút. Đó là chữ Đạo gắn liền với chữ Tâm, là sự phân biệt chính tà rõ ràng, yêu ghét rõ ràng để chọn cho mình một con đường duy nhất xuất phát từ lòng yêu nước.

Phải, chỉ có lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc mới dẫn dắt chúng ta phân biệt được đâu là chính, đâu là tà. Thời loạn Hơi tà đã giăng bủa khắp nơi thì thời bình cái hỏa mù giữa sai và đúng càng khó lòng phân biệt. Bởi lòng yêu nước không dành cho riêng ai, chỉ có điều làm sao chúng ta có thể nhận chân được đằng sau những từ ngữ to tát, những nhân danh này nọ ấy chứa đựng cái gì? Bởi vì ở thế kỷ 21, còn nhiều lắm, rất nhiều những Tôn Thọ Tường, kẻ mà ngay từ đầu cụ Đồ đã nhận chân rõ ràng, không khoan nhượng: Sáng chi dua nịnh theo đời. Nay vinh mai nhục mang lời thị phi. Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi. Thảo ngay chẳng biết lỗi nghì thiên luân… Và một lần nữa cụ đã tỏa sáng cái đạo trong ngòi bút của mình: Sự đời thà khuất đôi tròng thịt. Lòng đạo xin tròn một tấm gương.

Tại lễ kỷ niệm được tổ chức trọng thể tại đền thờ cụ đồ ở Ba Tri tối 30-6-2022, dòng thơ "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" rực sáng lên trong trời đêm, tiếng thơ Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga được nói, được hát, được diễn bằng tiếng Việt, tiếng Anh lặp lại lẽ sống của cụ với lớp hậu sinh...

Khát vọng của lòng người

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart xúc động nhắc lại những nhận định của Ủy ban UNESCO khi trao quyết định vinh danh: "Những triết lý của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về hòa bình, về tình yêu của con người cũng như về lòng khoan dung hoàn toàn phù hợp với triết lý và mục tiêu của UNESCO.

Ông cũng là một nhà giáo xuất sắc, đã cống hiến cả cuộc đời mình để lan tỏa kiến thức. Ngoài ra, Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc vĩ đại với một tầm nhìn sâu rộng trong việc cứu người.

Tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc - Ảnh: PHẠM VŨ

Bên cạnh đó, ông còn là niềm hy vọng cho những người khuyết tật bởi ông đã đạt được những thành công ngay cả khi ông bị mù. Câu chuyện cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một nguồn cảm hứng không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn với cả nhân loại...".

Đây không phải những nhận định sau 200 năm. Từ 160 năm trước, khi nghe những tiếng giày đầu tiên của quân Pháp bước trên đất Gia Định, cụ Đồ Chiểu đã là một trong những người đầu tiên khởi xướng phong trào tị địa.

Cụ đi về Cần Giuộc. Cụ đi về Ba Tri. Cụ từ khước những gì được gọi là văn minh phương Tây, lắc đầu trước mọi đề nghị ưu đãi. Trong khi ấy, người Pháp nghe danh tiếng của cụ đồ, nghe dân Việt nói thơ Vân Tiên. Bản dịch Lục Vân Tiên ra tiếng Pháp đầu tiên đã xuất hiện từ năm 1864, rồi đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Dương Từ - Hà Mậu... cũng lần lượt được dịch, tiếng lòng của những người yêu nước được đưa thẳng đến tai thực dân.

Khi công nghệ in ấn được đưa vào Sài Gòn, những ấn bản Lục Vân Tiên quốc ngữ đầu tiên đã được xuất bản năm 1867, được đưa vào sách giáo khoa dạy quốc ngữ ở cả Việt Nam và Pháp. Và cứ thế lan xa. Những vần thơ Lục Vân Tiên, được người Pháp giới thiệu: "Là thi phẩm tiêu biểu nhất của đất nước này", đã giới thiệu lời ăn tiếng nói, tâm hồn và lẽ đời người Việt đến với thế giới.

Không thể đếm hết những ca dao dân ca, những sáng tác thơ, truyện, kịch, cải lương, phim ảnh từ cảm hứng câu chuyện Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga và cảm hứng từ chính con người - cuộc đời cụ Đồ Chiểu của hàng trăm tác giả khuyết danh và có danh đã nối tiếp nhau ra đời suốt hàng trăm năm sau này.

Từ thế hệ này sang thế hệ khác, người người soi chiếu vào tác phẩm để tìm ra chính mình. Như giáo sư Trần Văn Giàu phân tích: "Có gì thích thú hơn đọc truyện mà thấy mình trong truyện? Nếu là trai thì họ thấy mình trong Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Vương Tử Trực, chú tiểu đồng. Nếu là gái thì họ thấy mình trong Kiều Nguyệt Nga, Kim Liên.

Vân Tiên cổ tích truyện - Giám thủ thư sử Lê Đức Trạch chế họa đồ thức - 1897

Nếu là già thì họ thấy mình trong ông Quán, ông Tiều, ông Ngư, Lão bà... Toàn là những người vì nghĩa, mà vì nghĩa là đức tính quý báu phổ biến của người Việt Nam. Trong đó, người miền Nam nổi tiếng trọng nghĩa khinh tài, thấy nghĩa phải làm, có dũng phải dùng...

Các nhân vật chính của truyện Nôm thế kỷ XIX hay trước nữa, có ở đâu có chàng trai ra trai Việt Nam như Lục Vân Tiên, như Hớn Minh đâu?

Các chàng không hề bi lụy tuy rằng tình cảm dồi dào, luôn vững vàng trong cơn bão táp của cuộc đời, éo le của tình duyên. Thanh niên Việt Nam có khí phách, tắm gội trong chữ "nghĩa", chữ "dũng" thì việc họ ưa thích Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu nào có lạ gì"...

Hàng trăm tham luận trong và ngoài nước gửi đến hội thảo khoa học quốc tế "Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay" được tổ chức hôm 29-6-2022 đã cùng lúc soi chiếu trong ngoài, các góc độ, các chiều kích tư tưởng, nhân cách và di sản của cụ Đồ Chiểu trong dòng chảy lịch sử, dưới cái nhìn khoa học, hội nhập quốc tế.

Hàng ngàn trang sách của ngày hôm nay lại càng khẳng định những thâm sâu, uyên áo mà người xưa đã viết, như những dòng duyên dáng sâu thẳm này của thi nhân Bùi Giáng:

"Chắc chúng ta sẽ vì lòng thiên ái ít nhiều, nên chủ quan mà nói rằng không một cuốn truyện nào xúc động tâm hồn người Việt bằng tác phẩm của cụ Đồ Chiểu. Nó ngấm sâu vào tâm hồn đại chúng hơn mọi tác phẩm khác. Có gì đáp lại khát vọng tiềm lắng của lòng người?

Một khát vọng trong tâm hồn đạo lý khôn nguôi của người dân trên dải đất cha ông đã đổ nhiều mồ hôi khi khai thác, và để chảy nhiều máu lúc giữ gìn. Lòng hiếu trung được thử thách, nung nấu đã bao lần.

Cụ Đồ Chiểu đã gửi lại họ cả tấm lòng của họ. Họ nhìn lại trong tấm gương đạo lý của cụ lung linh hình bóng niềm khát vọng trong tâm hồn mình. Lục Vân Tiên luôn luôn cảm động người trong cái phần trong sáng nhất của tâm tình đạo lý, dào dạt sâu thẳm nhất của tâm tình yêu thương, và của tâm tình người thiết tha theo lý tưởng, hân hoan đi trên mọi thực tế trớ trêu"...

Một góc đền thờ Nguyễn Đình Chiểu ở Ba Tri, Bến Tre - Ảnh: TỰ TRUNG

Lòng can đảm của ngòi bút

"Hân hoan đi trên mọi thực tế trớ trêu", đó là Lục Vân Tiên, còn Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ vô cùng quyết liệt. Cụ tuyên bố lẽ sống của mình "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

Hẳn nhiên, nếu đôi mắt không bị mù, Nguyễn Đình Chiểu sẽ chẳng cam tâm ngồi nhà làm thầy đồ, ngao du làm thầy thuốc. Nhưng dẫu có bị trói buộc bởi số phận, ngòi bút của cụ càng mạnh mẽ, quyết tâm "lòng đạo xin tròn một tấm gương" càng cứng rắn, hành động càng quyết liệt.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều xúc động bày tỏ: "Trong một thời đại mà chủ nghĩa nhân văn đang bị đe dọa nghiêm trọng và cái ác trở nên ngang nhiên trong đời sống con người, thì tầm vóc thơ ca của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu càng được minh chứng và lan tỏa.

Một trong những giá trị của thơ ca và con người Nguyễn Đình Chiểu là cụ đã trở thành biểu tượng lòng can đảm của một nhà thơ trước những bất công, trước cường quyền, trước thói đạo đức giả và trước cái ác. Cả đời cụ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để chống lại những thứ tồi tệ đó".

Cụ chiến đấu không chỉ bằng ngọn bút mà bằng cả con người, cả cuộc đời mình. Người Ba Tri tới nay còn kể chuyện cụ Đồ Chiểu đứng ra tổ chức lễ tế nghĩa sĩ tại chợ Ba Tri năm 1886. Khăn áo chỉnh tề, cụ đứng lên đọc bài "Tế lục tỉnh sĩ dân trận vong" mà cụ đã sáng tác và đọc cho vợ là bà Lê Thị Điền ghi.

Đọc xong bài, nước mắt cụ Đồ Chiểu ràn rụa, xúc động ngã xuống đất, học trò phải xúm vào chữa trị... Và đến ngày 3-7-1888 ấy, khi cụ đồ tạ thế, cánh đồng Ba Tri trắng một màu khăn tang, dù không phải người dân quê nào lúc đó cũng thấm nhuần chữ nghĩa.

Ngồi bên mộ cụ đồ, bà Âu Dương Thị Yến - cháu 5 đời của cụ - lại ngâm một bài thơ: "Trọn đời mải miệt với thi thư/ Đồ Chiểu danh nho bậc thế sư/ Bút thép đâm gian mong cố quốc/ Đạo thuyền răn giặc mộng bình cư/ Điếu trung liệt bồi nhân cách lớn/ Khóc sĩ dân trả nợ thi thư/ Lòng đạo nguyện tròn gương nghĩa khí/ Xứng danh muôn thuở vạn thế sư".

Ngòi bút ấy, cụ đã dùng cả đời mình để mài sắc, để tôi rèn và dành lại cho những người cầm bút hôm nay.

Từ xưa đến nay, chúng ta mới tìm hiểu được rất ít về Nguyễn Đình Chiểu mà đã thấy ông là nhà thơ yêu nước thật lớn, "một vì sao có ánh sáng khác thường" và "càng ngày càng thấy sáng".

Nếu chúng ta chịu tìm hiểu ông một cách có phương pháp, sẽ thấy được ngôi sao ấy sáng đến mức nào. "Nguyễn Đình Chiểu học" thực sự mới bắt đầu...

Đám mấy thằng gian bút chẳng tà là gì?

Câu “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” nghĩa là lấy thơ văn để đánh địch, đánh quyết liệt, đánh đến cùng thì ngòi bút [bút lông] cũng không mòn, không cùn, không tù, càng đánh càng sắc.

Dạo thuyền là gì?

Thuyền là hình ảnh ẩn dụ nói về văn thơ và sự nghiệp văn chương. Đạo là đạo đức, đạo lí làm người. Văn chương là chở đạo, chàởbao nhiêu đạo thuyền không khẳm — thuyển cũng chẳng đầy. Sức chứa đạo đức, đạo lí của con thuyền văn chương là vô cùng to lớn và vô tận.

Không kham là gì?

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ ghi: “khẳm” là thuyền ở tình trạng được chở đầy, nặng hết sức, không thể chở hơn được nữa; “tà” là không còn nhọn nữa, đã bị mòn ở đầu mũi. Và 2 câu thơ trên cơ bản được hiểu là Chở bao nhiêu đạo đi nữa thuyền vẫn không đầy. Đâm mấy thằng gian bút vẫn không cùn/mòn.

Chủ Đề