Nghỉ bao lâu thì chốt sổ bảo hiểm

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội khá đơn giản nhưng cũng rất quan trọng khi đơn vị có lao động nghỉ việc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhiều vướng mắc về việc này, chưa biết phải thực hiện thế nào đúng quy định. Dưới đây là những hướng dẫn giúp đơn vị chốt sổ cho nhân viên nhanh chóng nhất.

Thủ tục chốt sổ BHXH

1. Khi nào cần chốt sổ Bảo hiểm xã hội?

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội là việc tất toán và chấm dứt quá trình đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội mà đơn vị đang thực hiện đóng Bảo hiểm. Thủ tục này được thực hiện khi:

- Người lao động nghỉ việc tại đơn vị hoặc nghỉ hưu khi đủ điều kiện.

- Đơn vị chuyển sang địa chỉ khác dẫn tới việc phải chuyển Cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý nên phải chốt quá trình đóng với Cơ quan cũ.

2. Điều kiện để chốt được sổ Bảo hiểm xã hội

Sổ BHXH

Căn cứ vào nội dung được quy định tại Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong quá trình người lao động làm việc tại đơn vị, nghĩa vụ của người sử dụng lao động là đóng Bảo hiểm xã hội đầy đủ cho nhân viên. Khi kết thúc hợp đồng, đơn vị có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động. Vì vậy, đơn vị chốt được sổ chỉ khi đóng đầy đủ tiền Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan Bảo hiểm, không nợ tiền tính đến tháng cuối cùng mà lao động làm việc.

* Người lao động có tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội được không?

Theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động”.

Cũng theo nội dung được quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, người lao động không thể tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội được. Trách nhiệm chốt sổ Bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động [trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản và nợ bảo hiểm nên không thể chốt sổ BHXH cho người lao động].

Trường hợp, công ty không chốt sổ BHXH, người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ chốt sổ.

4. Thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động [dành cho người sử dụng lao động]

Lưu ý khi chốt sổ BHXH

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện sau khi đơn vị báo giảm thành công, trình tự chốt sổ BHXH được thực hiện như sau:

* Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chốt sổ BHXH

Chốt sổ bảo hiểm cần những thủ tục giấy tờ gì? Để tiến hành chốt sổ, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm.

- 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm.

- Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.

- 01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ [trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan BHXH quản lý].

- Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi [trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin].

- Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.

* Bước 2: Nộp hồ sơ chốt sổ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội

Đơn vị có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp, gửi toàn bộ giấy tờ trên qua bưu điện hoặc có thể nộp hồ sơ qua mạng [nếu không đính kèm thẻ BHYT còn hạn] cho Cơ quan BHXH đang quản lý nơi công ty đặt trụ sở chính.

- Thời gian thực hiện chốt sổ Bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào nội dung được quy định tại Khoản 2, Điều 47 của Bộ luật lao động năm 2012, trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng với NLĐ, đơn vị phải thực hiện báo giảm cho NLĐ. Sau khi báo giảm có kết quả trả về thì đơn vị thực hiện chốt sổ BHXH. Một số trường hợp đặc biệt thì thời gian này có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày.

Sau khi bên Cơ quan Bảo hiểm nhận đủ hồ sơ, thời gian giải quyết sẽ là 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ do thiếu hồ sơ, hồ sơ không hợp lệ hoặc có vấn đề phát sinh thì bên Cơ quan BHXH sẽ có văn bản thông báo gửi về đơn vị.

Trên đây là hướng dẫn để đơn vị thực hiện thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội đơn giản, nhanh chóng nhất. Đơn vị cần lưu ý, khi người lao động nghỉ việc cần thanh toán đủ tiền Bảo hiểm xã hội và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, để thực hiện thủ tục chốt sổ nhanh chóng nhất để hoàn trả cho người lao động.

Đơn vị cần hỗ trợ xin liên hệ tổng đài 19006142 [miền Bắc] hoặc 19006139 [Miền Nam] để được hỗ trợ.

Chào anh, chị tư vấn. Cho tôi hỏi trường hợp sau, tôi nghỉ ở công ty cũ từ tháng 3 đến nay đã được 8 tháng rồi mà tôi gọi lên công ty thì nhân viên bảo vẫn chưa lấy được sổ, đang làm. Tại trước khi tôi vào công ty bị đóng trùng tháng nên bây giờ phải thoái thu lại tháng trùng. Cho tôi hỏi là trường hợp của tôi thì bao lâu lấy được sổ, lần nào gọi lên cũng chỉ nghe được câu chờ đợi thôi mà đã 8 tháng rồi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau: 

Thứ nhất, căn cứ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 :

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a] Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b] Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c] Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d] Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a] Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b] Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”

Như vậy, đến nay đã hơn 8 tháng nhưng công ty vẫn chưa trả sổ BHXH cho bạn là không đúng quy định. 

Thứ hai, căn cứ  Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về khiếu nại về bảo hiểm xã hội:

“Điều 118: Khiếu nại về bảo hiểm xã hội

1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Theo đó, trường hợp này bạn có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho mình vì đã 08 tháng kể từ thời điểm nghỉ việc mà bạn vẫn chưa nhận lại được sổ bảo hiểm của mình. Cụ thể: bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc của công ty hoặc khiếu nại lên Phòng lao động – thương binh xã hội cấp huyện hoặc khởi kiện ra Tòa án cấp quận/huyện nơi công ty đó đóng trụ sở.

Trên đây là bài viết về vấn đề Thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thời gian rút sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề