Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được tắm

Sau khi bé được chủng ngừa, việc gặp phải các phản ứng nhẹ như sốt hay sưng tại chỗ tiêm có thể khiến ba mẹ lo lắng không biết có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không. Thật ra, những phản ứng này là bình thường và bạn vẫn nên duy trì việc giữ vệ sinh cơ thể cho bé.

Việc chủng ngừa bằng vắc xin sẽ bảo vệ con bạn khỏi các bệnh nghiêm trọng như viêm não, bại liệt, sởi, ho gà… Tuy nhiên, vắc xin cũng có thể có tác dụng phụ như các loại thuốc khác. Đôi khi, những phản ứng sau khi tiêm phòng này có thể khiến ba mẹ lo lắng và tránh tắm cho con vì sợ bé sẽ bị nặng hơn. Thế nhưng, ba mẹ cần biết những phản ứng nào là bình thường để quyết định có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không.

Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin cho trẻ

Các loại vắc xin giúp bé tạo ra kháng thể, một loại protein trong máu có chức năng phòng chống bệnh. Sau khi tiêm vắc xin, bé có thể có một số phản ứng nhẹ và đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể con đang tạo ra các kháng thể. Thông thường, những phản ứng phụ sau tiêm sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày.

Các phản ứng sau tiêm phổ biến nhất mà bé có thể gặp bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Khó ngủ
  • Khó chịu
  • Sưng nhẹ tại chỗ tiêm
  • Đau hoặc nổi mẩn đỏ tại chỗ tiêm

Đôi khi, việc chủng ngừa vắc xin DTaP và vắc xin phế cầu khuẩn còn có thể gây ra các phản ứng phụ khác như sưng toàn bộ chân hoặc cánh tay.

Ngoài các phản ứng thường thấy trên, bé cũng có thể gặp một số phản ứng ít phổ biến hơn bao gồm:

Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không?

Tâm lý sợ vết tiêm nhiễm trùng hay các phản ứng phụ nặng thêm có thể khiến các bậc cha mẹ băn khoăn tự hỏi có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không. Thế nhưng, bé vẫn có thể tắm hoặc thậm chí là đi bơi dù có gặp các phản ứng phụ nhẹ kể trên. Việc tắm cho bé sau khi tiêm vắc xin sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và những phản ứng phụ sẽ tự khỏi trong khoảng 2 – 3 ngày.

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc hoãn việc tắm cho bé nếu thấy con bị sốt cao trên 38 độ C sau khi tiêm. Bên cạnh đó, các bé bị sốt hoặc khó chịu kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau khi tiêm có thể chưa thể đi bơi. Nếu bé gặp những tình trạng này, bạn cần đưa con đi khám sớm để bác sĩ tư vấn cách chăm sóc phù hợp.

Mách mẹ cách chăm sóc bé sau khi tiêm vắc xin

Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể cho con sau khi tiêm phòng, bạn cũng có thể giúp bé bớt khó chịu bằng một số cách như:

  • Dỗ dành bé nhiều hơn
  • Cho con bú, uống sữa hay uống nước thường xuyên hơn
  • Nếu chỗ tiêm bị đỏ hoặc ấm, bạn có thể chườm khăn ướt lên tay hoặc chân bé. Tuy nhiên, bạn không nên chườm lạnh [khăn ướp lạnh hay đá] cho bé.
  • Nếu bé cảm thấy nóng, bạn hãy cho con mặc đồ thoáng mát và tránh đắp nhiều chăn cho con.
  • Nếu bé bị sốt hoặc bị đau, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để cho con uống thuốc giảm đau hạ sốt có paracetamol hoặc ibuprofen.

Phản ứng nguy hiểm sau tiêm bạn cần chú ý

Bên cạnh việc theo dõi các phản ứng thông thường để quyết định có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không, bạn cũng cần chú ý một số phản ứng nguy hiểm. Một số bé có thể bị dị ứng với một số loại vắc xin nhất định và sẽ gặp các phản ứng nguy hiểm trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiêm.

Bạn cần quan sát bé và báo cho bác sĩ biết nếu con gặp các dấu hiệu như:

  • Co giật
  • Nổi mẩn
  • Khàn tiếng
  • Da nhợt nhạt
  • Choáng váng
  • Tim đập nhanh
  • Sốt trên 40 độ C
  • Thấy yếu trong người
  • Bị sưng ở mặt hoặc cổ họng
  • Gặp khó khăn khi thở, ví dụ như thở khò khè…

Bạn cũng cần cho bé đi gặp bác sĩ nếu con quấy khóc trong 3 giờ hoặc lâu hơn mà bạn không thể dỗ con nín.

Ba mẹ không nên quá lo lắng về việc mình có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không nếu con chỉ gặp một số phản ứng phụ như sưng nhẹ ở chỗ tiêm hay hơi khó chịu. Những phản ứng phụ này sẽ tự khỏi trong vài ngày và bạn cần duy trì việc vệ sinh cơ thể cho con. Tuy nhiên, bạn cần đưa bé đi khám và nhờ bác sĩ tư vấn cách chăm sóc thích hợp nếu tình trạng sốt hay khó chịu này kéo dài quá lâu.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tất cả mọi người ở Úc từ 5 tuổi trở lên đều có thể đặt cuộc hẹn chích ngừa.

Tìm địa điểm chích ngừa và đặt cuộc hẹn

Tất cả mọi người ở Úc đều được chích ngừa COVID-19 miễn phí. Điều này bao gồm người không có thẻ Medicare, du khách nước ngoài, du học sinh, người lao động nhập cư và người tầm trú. Chích ngừa sẽ giúp bảo vệ quý vị, gia đình và cộng đồng của quý vị khỏi bị COVID-19.

Chính phủ Úc đkhông bắt buộc chích ngừa và quý vị có thể chọn không chích ngừa COVID-19

Một số lệnh y tế công cộng của tiểu bang và lãnh thổ có thể yêu cầu phải chích ngừa trong một số tình huống nhất định. Ví dụ, đối với một số loại việc làm và trong một số sinh hoạt cộng đồng.

Các vắc-xin đều an toàn

Chích ngừa COVID-19 an toàn và cứu mạng người. Tại Úc, Therapeutic Goods Administration [TGA] tiếp tục giám sát chặt chẽ tính an toàn và tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19.

Tìm hiểu thêm về từng loại vắc-xin hiện có ở Úc:

COVID-19 dạy cơ thể quý vị diệt trừ vi-rút nếu quý vị tiếp xúc với chúng.

Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng sau khi chích ngừa, hãy liên lạc với địa điểm chích ngừa hoặc bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về những điều sẽ xảy ra sau khi quý vị chích ngừa.

Ai nên chủng ngừa

Mọi người từ 5 tuổi trở lên đều nên chủng ngừa COVID-19.

Chích ngừa COVID -19 bảo vệ quý vị không bị bệnh/ốm nặng hoặc tử vong do COVID-19 gây ra.

Chích ngừa cũng giúp bảo vệ những người xung quanh quý vị bằng cách làm giảm đà vi-rút này lây lan.

Để được coi là chích ngừa COVID-19 đầy đủ, quý vị phải tiêm tất cả các liều vắc-xin đã được khuyến nghị cho độ tuổi và nhu cầu sức khỏe của quý vị.

Trẻ em 5 đến 11 tuổi nên tiêm:

  • liều vắc-xin COVID-19 thứ 1 và thứ 2 trong đợt chích ngừa ban đầu
  • liều vắc-xin thứ 3 trong đợt chích ngừa ban đầu nếu bị suy giảm miễn dịch trầm trọng.

Trẻ em 12 đến 15 tuổi nên tiêm:

  • liều vắc-xin COVID-19 thứ 1 và thứ 2 của đợt chích ngừa ban đầu
  • liều vắc-xin thứ 3 của đợt chích ngừa ban đầu nếu bị suy giảm miễn dịch trầm trọng.
  • liều vắc-xin COVID-19 bổ sung nếu các em:
    • bị suy giảm miễn dịch trầm trọng
    • bị khuyết tật kèm các nhu cầu sức khỏe đáng kể hoặc phức tạp
    • bị các vấn đề sức khỏe phức tạp và/hoặc nhiều vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ bị COVID-19 trầm trọng.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu không chắc liệu con mình có nên tiêm vắc-xin bổ sung hay không.

Mọi người từ 16 tuổi trở lên nên tiêm:

  • liều vắc-xin COVID-19 thứ 1 và thứ 2 trong đợt chích ngừa ban đầu
  • liều vắc-xin thứ 3 trong đợt chích ngừa ban đầu nếu bị suy giảm miễn dịch trầm trọng
  • liều vắc-xin COVID-19 bổ sung.

Liều vắc-xin thứ tư

Người dễ bị bệnh nặng hơn nên tiêm thêm liều vắc-xin COVID-19 bổ sung, hoặc liều vắc-xin thứ tư sau khi tiêm liều vắc-xin bổ sung thứ nhất được 3 tháng.

Đối với người bị suy giảm miễn dịch trầm trọng, đã bị sẵn vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật thì liều vắc-xin này sẽ là liều vắc-xin thứ năm.

Quý vị nên tiêm liều vắc-xin thứ tư nếu quý vị:

  • 50 tuổi trở lên
  • là cư dân tại cư xá cao niên hoặc cơ sở chăm sóc người khuyết tật
  • bị suy giảm miễn dịch trầm trọng [liều vắc-xin này sẽ là liều vắc-xin thứ năm]
  • Aboriginal hay Torres Strait Islander và từ 50 tuổi trở lên
  • 16 tuổi trở lên và có vấn đề sức khỏe làm tăng dễ bị bệnh COVID-19 trầm trọng hơn
  • 16 tuổi trở lên và bị khuyết tật hoặc có nhu cầu sức khỏe rất phức tạp.

Người từ 30 đến 49 tuổi có thể tiêm liều vắc-xin thứ tư nếu họ muốn vậy

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu quý vị không chắc liệu quý vị có nên tiêm liều vắc-xin bổ sung thứ tư hay không.

Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19 , quý vị nên đợi 3 tháng sau khi bị COVID-19 rồi hãy tiêm liều vắc-xin COVID-19 kế tiếp.

Người đã bị COVID-19 sau liều vắc-xin bổ sung cũng nên đợi ít nhất 3 tháng rồi hãy tiêm liều vắc-xin thứ tư.

Điều quan trọng là phải luôn chích ngừa COVID-19 đầy đủ. Những người khác nhau có thể cần các loại vắc-xin COVID-19 khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm ra những gì quý vị và gia đình quý vị cần làm để luôn chích ngừa đầy đủ.

Trẻ em

COVID-19 an toàn cho trẻ em.

Trẻ em được chủng ngừa có thể giúp ngăn ngừa lây vi-rút sang các em nhỏ tuổi hơn mình, ông bà và cộng đồng rộng lớn hơn.

Tìm hiểu thêm về các vắc-xin COVID-19 dành cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ

Các vắc-xin COVID-19 an toàn nếu quý vị mang thai, cho con bú sữa mẹ hoặc định thụ thai. Quý vị có thể tiêm vắc-xin ở bất kỳ giai đoạn nào trong thời gian mang thai.

Tìm hiểu thêm về thai sản, cho con bú sữa mẹ và vắc-xin COVID-19.

Người khuyết tật

Người khuyết tật phải có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 gây ra và nên chích ngừa.

Nếu muốn được trợ giúp hoặc hỗ trợ thêm, quý vị có thể gọi cho Đường dây Trợ giúp Disability Gateway qua số 1800 643 787. Họ có thể đặt cuộc hẹn cho quý vị.

Nếu cần một thông dịch viên, quý vị hãy gọi cho Dịch vụ Thông Phiên dịch 131 450 và yêu cầu họ gọi điện thoại cho Disability Gateway.

Người có các vấn đề sức khỏe từ trước

Người có các vấn đề sức khỏe từ trước có dễ bị bệnh nặng do COVID-19 gây ra hơn và nên chích ngừa.

Hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường lệ của quý vị về loại vắc-xin tốt nhất cho quý vị.

Chích ngừa ở đâu

Quý vị có thể đi chích ngừa COVID-19 tại:

  • Trạm chích ngừa của Commonwealth
  • phòng mạch bác sĩ có chích ngừa
  • Aboriginal Controlled Community Health Services
  • các trạm chích ngừa của tiểu bang và lãnh thổ, và
  • các nhà thuốc tây có chích ngừa.

Các bác sĩ gia đình không được phép tính quý vị chi phí chích ngừa.

Muốn tìm địa điểm chích ngừa gần nhất và đặt cuộc hẹn chích ngừa, hãy sử dụng Công cụ Tìm Nơi Tiêm Vắc-xin. Nếu quý vị cần thông dịch viên qua điện thoại hoặc có mặt tại chỗ trong cuộc hẹn chích vắc-xin, hãy gọi cho Dịch vụ Thông Phiên dịch qua số 131 450.

Nếu quý vị không có thẻ Medicare

Nếu không có thẻ Medicare, quý vị có thể tiêm vắc-xin miễn phí tại:

  • Trạm chích ngừa của Commonwealth
  • trạm chích ngừa của tiểu bang hoặc lãnh thổ
  • các nhà thuốc tây có chích ngừa.

'Này Eva' – Dễ dàng Tiếp cận Vắc-xin

EVA, là dịch vụ gọi điện lại đơn giản để giúp người dân đặt cuộc hẹn chích ngừa COVID-19. EVA hoạt động từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối [Giờ Đông bộ Úc], 7 ngày một tuần.

Khi nhắn tin cho EVA, quý vị sẽ nhận được câu trả lời yêu cầu quý vị cho biết:

  • tên
  • ngôn ngữ quý vị thông thạo
  • ngày và giờ thuận tiện với quý vị
  • số điện thoại để gọi lại thuận tiện nhất.

Một nhân viên tổng đài đã qua đào tạo của National Coronavirus Helpline sẽ gọi điện cho quý vị vào ngày giờ đã hẹn để giúp quý vị đặt cuộc hẹn chích ngừa COVID-19.

EVA cung cấp thông tin và lời khuyên về vắc-xin COVID-19 và giúp:

  • phổ biến thông tin và tư vấn về vắc-xin COVID-19
  • giúp quý vị tìm địa điểm chích ngừa không cần hẹn trước
  • giúp quý vị tìm cuộc hẹn chích ngừa thích hợp
  • kết nối quý vị với dịch vụ thông dịch viên hỗ trợ miễn phí.

Để được trợ giúp đặt cuộc hẹn tiêm vắc-xin COVID-19, hãy gửi tin nhắn SMS dòng chữ ‘Hey EVA’ tới các dịch vụ gọi điện lại của EVA qua số 0481 611 382.  EVA hoạt động từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối [Giờ Đông bộ Úc], 7 ngày một tuần.

Trước khi quý vị tiêm vắc-xin COVID-19

Nếu quý vị chưa đặt cuộc hẹn, hãy đặt cuộc hẹn.

Tìm địa điểm chích ngừa và đặt cuộc hẹn

Nếu có thẻ Medicare, quý vị hãy kiểm tra xem chi tiết của mình có cập nhật hay không:

Quý vị có khi phải điền giấy đồng ý trước cuộc hẹn, hoặc nếu quý vị là người quyết định chích ngừa thay mặt người khác.

Đọc giấy đồng ý.

Đọc thông tin và giấy đồng ý dành cho trẻ em 5 đến 11 tuổi.

Sau khi quý vị tiêm vắc-xin COVID-19

Quý vị sẽ được theo dõi ít nhất 15 phút sau khi chích ngừa phòng trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng hiếm gặp. Người tiêm vắc-xin cho quý vị đã được huấn luyện để ứng phó với các phản ứng tức thì.

Thông thường, các tác dụng phụ do vắc-xin COVID-19 gây ra đều nhẹ và sẽ hết trong vòng 1 đến 2 ngày. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • đau cánh tay ở vết kim
  • mệt mỏi
  • nhức đầu
  • nhức cơ
  • sốt và ớn lạnh.

Như với bất kỳ loại thuốc men hoặc vắc-xin nào khác, các tác dụng phụ hiếm gặp hoặc không rõ có thể xảy ra. Nếu nghĩ rằng mình đang bị các tác dụng phụ trầm trọng, quý vị hãy liên lạc với chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc National Coronavirus Helpline.

1800 020 080

Nếu cần thông dịch viên, quý v hãy gọi cho National Coronavirus Helpline và bấm số 8.

Bằng chứng chích ngừa

Quý vị có thể nhận được bằng chứng chích ngừa COVID-19 của mình bằng cách truy cập Bản Kê khai Lịch sử Chích ngừa của quý vị.

Quý vị có thể truy cập Bản Kê khai Lịch sử Chủng ngừa của mình:

Nếu không có thẻ Medicare, hoặc không có có tài khoản myGov, quý vị có thể truy cập Bản Kê khai Lịch sử Chủng ngừa của mình bằng cách:

  • yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chích ngừa của quý vị in một bản sao cho quý vị
  • gọi đến đường dây giải đáp thắc mắc của Australian Immunisation Register qua số 1800 653 809 [8 giờ sáng – 5 giờ chiều, thứ Hai đến thứ Sáu Giờ Đông bộ Úc - AEST] và yêu cầu họ gửi bản kê khai của quý vị qua đường bưu điện. Có thể mất đến 14 ngày quý vị mới nhận được thư.

Muốn biết thêm thông tin về cách thức để nhận được bằng chứng chích ngừa COVID-19, quý vị hãy xem tại trang mạng Services Australia.

Tìm thông tin đáng tin ở đâu

Điều quan trọng là phải luôn biết thông tin cập nhật về COVID-19 và chương trình chích ngừa COVID-19 thông qua các nguồn tin chính thức và đáng tin.

Có câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về vắc-xin COVID-19 bằng 63 ngôn ngữ.

Đọc thông tin về COVID-19 bằng ngôn ngữ của quý vị.

Các tài liệu

Video liên quan

Chủ Đề