Ngày trái đất là ngày gì

Ngày Trái Đất, còn được gọi là Earth Day, được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 4 trên toàn thế giới. Ngày này được thiết lập nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường, khí hậu và vấn đề bảo vệ Trái Đất và triển khai nhiều hoạt động khác nhau như tập trung vào việc giảm thiểu rác thải, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ động vật hoang dã và cải thiện chất lượng không khí. Kể từ ngày thành lập đầu tiên vào năm 1970, Ngày Trái Đất đã trở thành một sự kiện quốc tế với sự tham gia của hơn 190 quốc gia và hàng tỷ người trên khắp thế giới.

2/ Mục tiêu của Ngày Trái Đất

Mục tiêu chính của Ngày Trái Đất là tăng cường nhận thức và nâng cao ý thức của công chúng về tình trạng môi trường và bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất, tập trung vào các vấn đề hiện hữu quan trọng như ô nhiễm không khí, nước và đất, đến việc giảm thiểu rác thải và phát triển năng lượng tái tạo. Chương trình cũng nhằm đưa ra các giải pháp và hành động cụ thể để giảm thiểu tác động tiêu cực của con người đến môi trường, bảo vệ các loài động thực vật, đánh giá tình hình môi trường và đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề hiện nay. Bằng cách tập trung vào những vấn đề này, Ngày Trái Đất hướng đến việc:

  • Nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về các vấn đề liên quan đến môi trường và khí hậu
  • Thúc đẩy hành động của cá nhân, tổ chức và chính phủ để bảo vệ môi trường
  • Tạo ra một nền tảng cho các hoạt động và chiến dịch bảo vệ môi trường quanh năm

Ngày trái đất là ngày gì

Chung tay bảo vệ môi trường trước những tác động tiêu cực

3/ Các hoạt động trong Ngày Trái Đất

Để có thể truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường một cách tốt nhất, chương trình Ngày Trái Đất hằng năm sẽ được tổ chức với đa dạng hình thức khác nhau, thông qua đó gửi gắm thông điệp bảo vệ môi trường một cách tốt nhất, để mọi người chung tay áp dụng nhằm cứu lấy môi trường sống của mình:

  • Tổ chức diễn đàn và hội thảo về môi trường: Tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn về các vấn đề môi trường để giới thiệu và chia sẻ các giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Tổ chức các hoạt động tình nguyện: Các hoạt động tình nguyện như thu dọn rác, trồng cây, làm sạch môi trường, xây dựng các cộng đồng xanh sạch đẹp.
  • Giáo dục và tuyên truyền: Tổ chức các hoạt động giáo dục và tuyên truyền về môi trường như triển lãm, trình chiếu phim tài liệu, sự kiện nghệ thuật, các buổi thuyết trình, chia sẻ thông tin về các vấn đề môi trường.
  • Xây dựng hệ thống năng lượng sạch: Tổ chức các hoạt động thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch như đặt các bảng thông tin hướng dẫn sử dụng điện mặt trời, giảm thiểu sử dụng túi ni lông, chai nhựa, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, xe đạp.
  • Công nghệ môi trường: Tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp công nghệ môi trường, các cuộc thi thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ và sản phẩm có lợi cho môi trường.

4/ Sự khác biệt giữa Ngày Trái Đất và Chương trình Giờ Trái Đất

Mặc dù cả Ngày Trái Đất và Chương trình Giờ Trái Đất đều nhằm vào mục tiêu bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của con người đến hành tinh, chúng có những khác biệt về mục đích và phạm vi ảnh hưởng.

4.1/ Về chương trình Giờ trái đất

Chương trình Giờ Trái Đất là một sự kiện toàn cầu được tổ chức hàng năm vào cuối tháng 3, trong đó người dân, doanh nghiệp và chính phủ được kêu gọi tắt đèn trong vòng một giờ (từ 8:30 PM đến 9:30 PM giờ địa phương) để góp phần tiết kiệm năng lượng và làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chương trình này được tổ chức bởi World Wildlife Fund (WWF).

4.2/ Những điểm khác biệt chính giữa Ngày Trái Đất và Chương trình Giờ Trái Đất

Ngày Trái Đất

Giờ Trái Đất

Thời gian diễn ra

22 tháng 4 hàng năm

Thứ Bảy cuối tháng 3 hàng năm

Thời gian kéo dài

Sự kiện dài ngày

Chỉ kéo dài trong một giờ

Mục tiêu

Nâng cao nhận thức và khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường

Giảm thiểu tác động của con người đến môi trường và khí hậu thông qua việc giảm sử dụng điện năng trong một giờ

Tổ chức

Các tổ chức môi trường trên toàn thế giới

Tổ chức Quốc tế Vì Sự Phát Triển Bền Vững (WWF)

Hoạt động

Đa dạng hoạt động

Giảm sử dụng điện trong một giờ

5/ Nội Thất MOHO trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng

Nhân dịp nhiều sự kiện về môi trường như Ngày Quốc tế về Rừng, Ngày Trái Đất và nhằm chung tay vào sự nghiệp trồng rừng, hướng đến sự phát triển bền vững trong sản xuất nội thất, từ 21/03/2023, với mỗi sản phẩm bán ra, MOHO sẽ đóng góp 15,000đ để trồng rừng ngập mặn tại tỉnh Sóc Trăng, thuộc chương trình Hạnh Phúc Xanh, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống bền vững.

“Hạnh Phúc Xanh” là một chương trình phát triển cộng đồng thông qua việc thúc đẩy việc trồng cây phủ xanh ở nước ta bằng những loại cây trồng lên đến 70 năm, từ đó gia tăng sự kết nối giữa con người và thiên nhiên nhiên, sự kết nối giữa con người và con người, từ đó mang lại hồi phục tài nguyên rừng và bảo vệ hệ sinh thái.

Ngoài ra, mỗi một sản phẩm nội thất mà MOHO mang đến cho khách hàng đều là bắt nguồn từ nguyên liệu gỗ đạt chuẩn FSC - khai thác từ nguồn rừng có trồng lại. MOHO hiểu rằng, là một doanh nghiệp nói chung, và là doanh nghiệp trong lĩnh vực nội thất nói riêng, cần có trách nhiệm hơn với cộng đồng và môi trường xanh của chúng ta. Giá trị tốt đẹp này không chỉ riêng MOHO mà mỗi một khách hàng sử dụng sản phẩm MOHO đều đóng góp và nhân rộng lên giá trị bền vững này.

Qua bài viết trên MOHO hy vọng có thể chia sẽ những thông tin bổ ích về chương trình Ngày Trái Đất. Các bạn hãy cùng MOHO chung tay góp phần trồng rừng tại Sóc Trăng nhé.

Giờ Trái đất và Ngày Trái đất khác nhau như thế nào?

Ngày Trái Đất được tổ chức vào ngày 22/04 mỗi năm. Đây chính là thời điểm để vận động ý thức cũng như hành động của toàn dân cư trên toàn cầu. Trong khi đó, Giờ Trái Đất cũng là sự kiện mang tính quốc tế diễn ra hàng năm được tổ chức bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund).

Ngày Trái đất 2023 là gì?

(TN&MT) - Ngày Trái đất do Liên hợp quốc phát động được tổ chức vào 22/4 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi các quốc gia, cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên toàn cầu.

Ai là người sáng tạo ra ngày trái đất?

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: “Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn”.

Giờ Trái đất là ngày nào ý nghĩa?

"Giờ Trái Đất" là một sự kiện thường niên do Tổ chức Quốc tế World Wide Fund for Nature (WWF) tổ chức vào ngày cuối thứ bảy của tháng Ba hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và khí hậu trong cộng đồng toàn cầu.