Ngành công tác xã hội làm việc ở đâu

Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Cử nhân Công tác xã hội
Tổ hợp môn:

  • C00: Văn – Sử – Địa
  • C14: Văn – Toán – GDCD
  • C20: Văn – Địa lý – GDCD
  • D01: Toán – Văn – Tiếng Anh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố phát triển nhất cả nước. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng phát triển kéo theo các vấn đề xã hội và nảy sinh các nhu cầu về cung cấp dịch vụ xã hội: trợ giúp người khuyết tật, người già, trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang cơ nhỡ… [các nhóm yếu thế]; trợ giúp cộng đồng LGBT, thanh niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần, bạo lực học đường, bạo lực gia đình… [các nhóm cần thay đổi hành vi]; trợ giúp công nhân, người lao động di cư, nhóm thiểu số… [các nhóm cần trợ giúp chính sách pháp lý]; người nghiện, người liên quan các tệ nạn xã hội… [các nhóm cần can thiệp và trị liệu hành vi]. Những nhu cầu này của người dân ngày càng tăng cao.

Trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế đã ký Quyết định số 2514/QĐ-BYT và Thông tư số 43/2015/TT-BYT về quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện. Trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 327/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Kế hoạch ‘‘Phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2017-2020” và Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác xã hội trong trường học là bước khởi đầu cho sự hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ công tác xã hội trong các nhà trường trên phạm vi toàn quốc, nhằm giải quyết những nhu cầu bức thiết trong công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh nói riêng và giải quyết các vấn đề xã hội trong học đường nói chung, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và sự công bằng trong tiếp cận giáo dục. Đây là những chính sách lớn tạo điều kiện cho ngành Công tác xã hội ở Việt Nam phát triển.

Nếu bạn có thiên hướng xã hội và năng động; bạn muốn hướng đến những giá trị nhân văn cao cả, muốn khám phá, nghiên cứu và giúp đỡ những nhóm người yếu thế trong xã hội; nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, tham vấn học đường, công tác xã hội trong bệnh viện…, thì hãy chọn ngành Công tác xã hội!

Ảnh: Đội Công tác xã hội Đại học Văn Lang hỗ trợ chùa Diệu Pháp mùa xuân 2021 [nguồn: Đội công tác xã hội Đại học Văn Lang]

Học ngành Công tác xã hội có gì thú vị?

Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ, giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với mục tiêu của họ.

Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội cung cấp cho sinh viên tri thức, hiểu biết về hành vi con người; chính sách an sinh xã hội; tham vấn cá nhân, nhóm; tiến trình giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng,…

Bạn cần tố chất nào để học ngành Công tác xã hội?

  • Có năng khiếu về giao tiếp, tư vấn, thấu cảm
  • Yêu thích lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, yêu thích các hoạt động trợ giúp, giúp đỡ các nhóm yếu thế trong xã hội.
  • Đam mê, năng động, tư duy phản biện.

Học ngành Công tác xã hội ở đâu?

Tại Tp.HCM, một số trường đại học đào tạo ngành Công tác xã hội như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Lao động xã hội [CS2],…

Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyển các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Văn Lang đào tạo ngành Công tác xã hội theo định hướng ứng dụng, tăng cường năng lực thực hành của bản thân và phát triển để thích ứng với các nhóm thân chủ.

Sinh viên khi theo học ngành này được đào tạo để sử dụng thành thạo các kỹ năng tham vấn cá nhân, nhóm; cáC kỹ năng giao tiếp với thân chủ; các kỹ năng can thiệp, giải quyết vấn đề; kỹ năng tổ chức và truyền thông trong nhóm, cộng đồng. 

Điểm nổi bật của ngành Công tác xã hội tại Văn Lang

Học Công tác xã hội ở Trường Đại học Văn Lang là trải nghiệm một tiến trình thay đổi bản thân theo quá trình đào tạo, kết hợp lý thuyết trên lớp và thực hành tại các cơ sở xã hội.

Ngoài ra, người học sẽ có các kỹ năng tổ chức sự kiện, làm việc độc lập, làm việc nhóm; có khả năng trình bày thuyết trình, tranh luận các vấn đề xã hội mới nảy sinh, các vấn đề xã hội phức tạp và vận dụng thành thạo, hiệu quả ngoại ngữ chuyên ngành trong giao tiếp, nghiên cứu tài liệu và hợp tác quốc tế.

Ảnh: Chương trình kỉ niệm 25 năm thành lập đội Công tác xã hội Đại học Văn Lang [nguồn: Đội Công tác xã hội trường Đại học Văn Lang]

Chương trình học ngành Công tác Xã hội đào tạo những gì?

Sau 4 năm học, bạn nắm vững kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Công tác xã hội:

  • Kiến thức chuyên sâu về công tác xã hội cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng.
  • Qui trình can thiệp và trợ giúp thân chủ, nhóm thân chủ
  • Kỹ năng cá nhân: lắng nghe – giao tiếp, làm việc nhóm, can thiệp và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng chuyên môn: nhận biết, phân loại các dữ liệu, thông tin về chính sách xã hội, các vấn đề xã hội, các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, làm nền tảng phát triển tư duy sáng tạo; phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu đa lĩnh vực; thúc đẩy sự tự ý thức của thân chủ trong các điều kiện bối cảnh khác nhau; thành thạo các kỹ năng tổ chức các hoạt động nhóm và giao tiếp xã hội.

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Công tác xã hội

  • Khu vực làm việc: các cơ sở quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp.
  • Cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội [các cơ sở, cơ quan, tổ chức công và tư], trung tâm công tác xã hội, tham vấn và tư vấn về tâm lý, tâm thần và sức khỏe cộng đồng;
  • Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khoẻ, y tế, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường …
  • Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.
  • Thành lập và điều hành các doanh nghiệp xã hội, tổ chức phi chính phủ, cơ sở trợ giúp xã hội…
  • Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường cao đẳng, đại học, học viện.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Cử nhân Công tác xã hội?

Việc làm của cử nhân ngành học Công tác xã hội rất rộng mở. Ngoài ra, sinh viên ngành Công tác xã hội còn có cơ hội học lên cao hoặc tìm học bổng du học khá dễ dàng. Hằng năm, ngành Công tác xã hội ở các trường thường tiếp nhận nhiều suất học bổng trợ cấp, du học và trao đổi văn hóa với nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn và nhận học bổng thạc sĩ, tiến sĩ tại các quốc gia lớn như Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore…

Bao nhiêu điểm có thể xét tuyển ngành Công tác xã hội tại Văn Lang?

  • Xét điểm thi tốt nghiệp THPT: 16 điểm [2020]
  • Xét học bạ THPT: mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển là 18 điểm [2020]

Xem thêm: Thông tin tuyển sinh năm 2021

  • Trưởng khoa: PGS. TS. Đặng Ngọc Lệ
  • Phó Trưởng khoa: GVC. TS. Hồ Quốc Hùng; PGS. TS. Lê Thị Minh Hà
  • Văn phòng Khoa: Lầu 5 – Tòa nhà A, Cơ sở 3, 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
  • Điện thoại: 028.7109 9253 – EXT: 4130
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề