Gửi tế bào gốc ở đâu

27/07/2021

Của để dành – Mẹ trao con

TỔNG QUAN VỀ LƯU TRỮ MÁU CUỐNG RỐN

Sau khi em bé chào đời và được kẹp, cắt rốn, phần còn lại của cuống rốn và bánh rau được bỏ đi như một loại rác thải y tế. Tuy nhiên gần đây người ta thấy rằng lượng máu còn lại trong cuống rốn ngoài các tế bào máu thông thường như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu còn chứa rất nhiều các tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô… Đây là lượng tế bào gốc rất có giá trị có thể được lưu trữ và sử dụng để ghép tế bào gốc trong điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Cho tới nay, có trên 75 loại bệnh được điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu, bao gồm các bệnh lý huyết học [tan máu bẩm sinh, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch…], các bệnh lý miễn dịch-tự miễn [suy giảm miễn dịch bẩm sinh thể kết hợp nặng, Wiskott Aldrich, giảm chức năng bạch cầu hạt, lupus ban đỏ hệ thống…] và điều trị/hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu cấp, u lympho, u nguyên bào thần kinh…

Ưu điểm của máu cuống rốn là việc thu thập dễ dàng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Chất lượng các tế bào gốc tạo máu trong máu cuống rốn tốt hơn nhiều so với tế bào gốc thu hoạch từ các nguồn khác. Nếu sử dụng tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn thì liều ghép chỉ cần bằng 1/10 so với thu thập từ tủy xương hay máu ngoại vi. Đây thực sự là món quà sinh học có giá trị đầu tiên dành tặng cho em bé và gia đình. Vì vậy, hiện nay có nhiều Ngân hàng Tế bào gốc trên thế giới và Việt Nam tiến hành lưu trữ các đơn vị máu cuống rốn cộng đồng hoặc theo nhu cầu của khách hàng.

NGÂN HÀNG TẾ BÀO GỐC – BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ sở Y tế đầu ngành về Nhi khoa trong cả nước. Việc phát triển và ứng dụng phương pháp ghép tế bào gốc đã được thực hiện rất sớm. Kể từ ca ghép tủy đầu tiên năm 2006, cho đến nay đã có rất nhiều bệnh nhân thuộc nhiều nhóm bệnh khác nhau được thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu thành công tại Bệnh viện. Đặc biệt, Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ sở đầu tiên trong cả nước thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp, mở ra cơ hội được cứu sống cho những bệnh nhân không tìm được người cho phù hợp.

Bên cạnh việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh, Ngân hàng tế bào gốc – máu cuống rốn, Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập từ năm 2010 thực hiện lưu trữ các mẫu máu cuống rốn cho các gia đình có nhu cầu. Cho đến nay, chúng tôi đã lưu trữ an toàn hàng nghìn mẫu máu cuống rốn, một số trong các mẫu đó đã được sử dụng để ghép điều trị cho các bệnh nhân là anh chị em trong gia đình không may bị bệnh. Ngân hàng Tế bào gốc tập trung đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn cố gắng nâng cao chuyên môn và chất lượng dịch vụ nhằm đem lại sự yên tâm cho khách hàng đã trao gửi niềm tin.

LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN

Tại sao nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?

Việc lưu trữ máu cuống rốn mục đích để dự phòng, đề phòng những trường hợp rủi ro cần phải dùng đến. Việc thu thập và lưu trữ máu cuống rốn không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và em bé và chỉ có một cơ hội lưu trữ duy nhất trong đời.

Ai có thể lưu đăng ký trữ được máu cuống rốn cho con mình?

Sản phụ [người mẹ] trên 18 tuổi có hành vi dân sự bình thường đều có quyền đăng ký lưu trữ mẫu máu cuống rốn cho con mình tại Ngân hàng Tế bào gốc, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Lợi ích từ việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là gì?

Lưu trữ mẫu máu cuốn rốn được ví như mua bảo hiểm sinh học cho con bạn và gia đình. Trong trường hợp con bạn không may mắc một trong số các bệnh lý như trên thì có thể dùng tế bào gốc đang lưu trữ để điều trị.

Tế bào gốc máu cuống rốn của con bạn còn có thể dùng để điều trị cho anh chị em ruột [xác xuất phù hợp hoàn toàn là 25%, xác xuất nửa phù hợp là 50%] hoặc các thành viên khác trong gia đình, thậm chí dùng cho ai đó trong cộng đồng mắc bệnh khi có sự phù hợp gen.

Quá trình lưu trữ máu cuống rốn diễn ra như thế nào?

Ngân hàng Tế bào gốc, Bệnh viện Nhi đã liên kết với nhiều các Bệnh viện lớn trong và ngoài công lập trong việc thu thập máu cuống rốn. Nhân viên của chúng tôi sẽ đến trực tiếp và thu thập máu máu cuống rốn của em bé ngay sau sinh. Sau đó, mang mẫu máu về Ngân hàng Tế bào gốc để xử lý và lưu trữ trong Nitơ lỏng nhằm đảm bảo chất lượng và thời gian lưu trữ lâu dài.

Tôi liên hệ với ai để được tư vấn và làm thủ tục lưu trữ máu cuống rốn?

Các bạn có thể liên hệ với Ngân hàng Tế bào gốc, Bệnh viện Nhi Trung ương để được tư vấn. Từ tuần thai thứ 32 trở đi có thể đăng ký, làm xét nghiệm sàng lọc và ký Hợp đồng với Bệnh viện. Các thủ tục nhanh gọn, chi phí hợp lý và đảm bảo uy tín, chất lượng, xứng đáng là nơi tin cậy để lưu trữ máu cuống rốn cho con bạn.

TS.BS. Nguyễn Thanh Bình
Trung tâm Tế bào gốc, Bệnh viện Nhi Trung ương

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như phát triển những kỹ thuật mới, bắt đầu từ tháng 06/2017, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã phối hợp cùng Công ty hóa dược phẩm MEKOPHAR - Ngân hàng tế bào gốc MEKOSTEM, triển khai dịch vụ lấy và lưu trữ máu cuống rốn. Cụ thể hơn, máu cuống rốn sẽ được lấy trong vòng 15 phút đầu tiên sau khi sinh tại viện, xử lý trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi lấy, sau đó máu cuống rốn của trẻ sẽ được bảo quản tại Ngân hàng Tế bào gốc MEKOSTEM.

Ghi chú:

- Phí lưu giữ từ năm thứ hai của 3 hoặc 4...mẫu sẽ được tính giá gởi 2 mẫu chia 2 nhân 3 hoặc 4  - Khi gởi mẫu lần 2 sẽ được giảm 5% mức phí dịch vụ năm đầu - Khi gởi mẫu lần 3 sẽ được giảm 10% mức phí dịch vụ năm đầu 

- Các mức phí dịch vụ trên có thể thay đổi và tăng tối đa không quá 10% năm tùy theo diễn biến của các chỉ số giá cả sinh hoạt cũng như giá của các loại vật tư thiết bị tiêu hao.

Tiến trình lấy máu cuống rốn được thực hiện như thế nào?

Tiến trình lấy máu cuống rốn khá đơn giản, an toàn và không gây đau đớn, thường không kéo dài hơn 5 phút. Việc lấy máu cuống rốn hầu như không gây cản trở cho việc sinh đẻ và có thể áp dụng sinh thường lẫn sinh mổ.

Kĩ thuật viên có thể tiến hành lấy máu cuống rốn bằng phương pháp tiêm hút hoặc dùng túi:

-    Dùng ống tiêm: Một ống tiêm sẽ được sử dụng để rút máu từ phần bên trong của cuống rốn khi rốn vừa được cắt. Tiến trình này cũng tương tự việc lấy máu xét nghiệm.

-    Dùng túi : Dây rốn được nâng cao lên để máu bên trong tự chảy vào túi.

Hi vọng rằng, cùng với sự hợp tác và triển khai dịch vụ tiên tiến này tại Khoa Sản - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho khách hàng được tiếp cận những ứng dụng ưu việt, cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
Tìm hiểu thêm về: Lưu trữ máu cuốn rốn - '' Bảo hiểm sinh học'' cho bé và cả gia đình

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: 
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng - 291 Nguyễn Văn Linh – P.Thạc Gián – Q.Thanh Khê – TP. Đà Nẵng Hotline : 0236 3 991 451 - 0236 3 509 808 Email :

Máu dây rốn chứa các tế bào máu bình thường và một lượng tế bào gốc rất đa dạng như: tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc phôi thai, tế bào gốc trung mô, các loại tế bào gốc đa năng khác. Vì vậy, tế bào gốc máu dây rốn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực huyết học và các lĩnh vực khác. Bạn đang có kế hoạch sinh con, bạn đang mang thai hay người thân của bạn đang có nhu cầu lưu giữ máu dây rốn, mời các bạn tìm hiểu những thông tin về lưu giữ máu dây rốn trong bài viết dưới đây nhé.

Sau khi được xử lý, sản phẩm tế bào gốc từ máu dây rốn được chuyển vào túi 2 ngăn để lưu trữ [ảnh: Công Thắng].

Hiểu biết thú vị về tế bào gốc máu dây rốn

Là hình thức lưu giữ máu dây rốn theo yêu cầu của sản phụ và gia đình. Máu dây rốn sẽ được lưu giữ cho chính bản thân đứa trẻ hoặc người thân trong gia đình của đứa trẻ tùy theo chỉ định của cơ sở y tế. Sản phụ và gia đình phải trả chi phí cho việc thu thập, xử lý và lưu giữ đơn vị máu dây rốn này.

Tế bào gốc từ máu dây rốn sau khi xử lý được trộn với dung dịch bảo quản, hạ nhiệt độ theo chương trình đạt dưới -80°C, sau đó được bảo quản đông lạnh trong ni tơ lỏng ở nhiệt độ -150 đến -196°C [ảnh: Công Thắng0.

Tất cả các trường hợp sản phụ và thai nhi khỏe mạnh có nhu cầu lưu giữ máu dây rốn dịch vụ đều có thể đăng ký để thu thập và lưu giữ máu dây rốn. Đặc biệt, các trường hợp muốn lưu giữ máu dây rốn để chữa bệnh cho đứa con trước [bệnh về máu, ung thư…] sẽ được ưu tiên tối đa.

Về cơ bản máu dây rốn dịch vụ sẽ sử dụng cho chính đứa trẻ hoặc cho người trong gia đình của đứa trẻ tùy theo mức độ hòa hợp và chỉ định của bác sĩ nên tiêu chuẩn không quá ngặt nghèo.

Người mẹ mắc một số bệnh truyền nhiễm [HBV, HCV, CMV], bệnh chuyển hóa [đái tháo đường], bệnh mạn tính [tim mạch, tiêu hóa,…], bệnh bẩm sinh [mang gen thalassemia] vẫn có thể lưu giữ máu dây rốn cho con mình.

Trường hợp người mẹ mắc bệnh lý liên quan đến ung thư và đã điều trị ổn định [ung thư hạch, ung thư máu, ung thư tuyến giáp…], nếu việc điều trị hoặc bệnh tật không ảnh hưởng đến chất lượng tế bào gốc trong máu dây rốn của đứa trẻ thì cũng có thể cân nhắc lưu giữ máu dây rốn.

Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, khi người mẹ đã hoặc đang có bất kỳ bệnh lý khi mang thai, Ngân hàng Tế bào gốc không thể đảm bảo chắc chắn bệnh lý đó về tương lai lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến tế bào gốc của trẻ hay không.

Nếu gia đình vẫn quyết tâm lưu giữ máu dây rốn, gia đình sẽ được tư vấn kỹ và phải cam kết chấp nhận những nguy cơ nếu đơn vị máu dây rốn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trên trước khi quyết định lưu giữ.

Đối với tiền sử bệnh lý của bố, khuyến cáo cơ bản tương tự như đối với mẹ nhưng mức độ ảnh hưởng trực tiếp sẽ thấp hơn, gia đình sẽ được tư vấn cụ thể tùy từng trường hợp.

Khi xét nghiệm trước sinh nghi ngờ có những bệnh lý bẩm sinh liên quan đến tế bào gốc tạo máu thì không nên lưu giữ vì nhiều khả năng không sử dụng được về sau.

Ví dụ như: mắc bệnh tan máu bẩm sinh [xác định bằng xét nghiệm gen], hội chứng Down [vì có nguy cơ tiến triển thành ung thư máu], rối loạn gen/nhiễm sắc thể phức tạp khác…

Nếu trong quá trình sinh nở có dấu hiệu nhiễm trùng [dịch ối đục, lẫn phân su, suy thai] thì cũng không nên lưu vì có thể nhiễm khuẩn cho máu dây rốn.

Trường hợp trẻ chỉ có các dị tật về mặt hình thái, không liên quan đến di truyền [tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch…] thì vẫn có thể lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn.

Có thể lưu được nếu trẻ chỉ mang 1 gen lặn và 1 gen bình thường. Những người mang gen nhưng không mắc bệnh hầu như tạo máu bình thường và không có thiếu máu nên tế bào gốc của họ cũng sẽ sinh máu tương đối bình thường trong cơ thể bệnh nhân sau khi ghép.

Viện Huyết học – Truyền máu TW đã ghép tế bào gốc cho bệnh nhân thalassemia từ máu dây rốn của trẻ mang gen và cho kết quả thành công, bệnh nhân không còn phải truyền máu và có cuộc sống bình thường.

Sản phụ và gia đình sẽ được thông báo về kết quả thu thập, xử lý và lưu trữ cũng như một số kết quả xét nghiệm đối với đơn vị máu dây rốn [nhóm máu, xét nghiệm virus, bệnh bẩm sinh…], được nhận giấy chứng nhận và được Ngân hàng Tế bào gốc điều tra tình hình sức khỏe của trẻ sau khi sinh 6 tháng.

Khi đến thời hạn đóng kinh phí lưu giữ [sau năm đầu tiên], Ngân hàng Tế bào gốc sẽ liên hệ với gia đình sản phụ để báo về kinh phí cần đóng nhằm duy trì đơn vị tế bào gốc. Gia đình sản phụ sẽ lựa chọn khung thời gian đóng theo từng mức [hằng năm, 2 năm, 3 năm..].

Các mức phí cơ bản để tham khảo tại thời điểm hiện tại như sau:

  • Chi phí dành cho việc tư vấn + thu thập + vận chuyển mẫu sau thu thập: khoảng 3,3 triệu VNĐ.
  • Chi phí dành cho việc xử lý và lưu trữ trong năm đầu tiên: khoảng 21 triệu VNĐ.
  • Chi phí dành cho việc bảo quản từ năm thứ 2 trở đi: 2,6 triệu VNĐ/năm.

Chi phí này có thể thay đổi tùy theo từng tình huống cụ thể [loại kit xử lý gia đình lựa chọn, sinh đôi, nơi thu thập tại địa bàn xa trung tâm Hà Nội, hay quy định về chi phí dịch vụ y tế của Nhà nước qua các năm…].

Các trường hợp thu thập nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn lưu giữ, gia đình đồng thuận không lưu giữ thì gia đình sẽ được hoàn lại những chi phí chưa sử dụng đến.

Hiện nay, Viện Huyết học-Truyền máu TW đã triển khai việc thu phí lưu giữ máu dây rốn dịch vụ bằng hình thức nộp trực tiếp tại Viện hoặc chuyển khoản.

Sản phụ hoàn toàn có thể liên hệ với nhân viên của Ngân hàng Tế bào gốc để được tư vấn về hình thức thu phí này, đảm bảo sự thuận tiện trong việc thu phí ban đầu, thu phí duy trì hàng năm.

Ngân hàng Tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền máu TW sẵn sàng phục vụ những trường hợp sản phụ dự kiến sinh tại những cơ sở sản khoa ở những địa bàn xa trung tâm Hà Nội.

Tuy nhiên, để đảm bảo thu thập thành công, gia đình sản phụ cần liên hệ sớm với Ngân hàng Tế bào gốc trước khi dự kiến đẻ tối thiểu 24 – 48 giờ tùy theo khoảng cách địa lý để có thể kịp thời bố trí nhân viên thu thập di chuyển.

Ở các địa bàn xa, Ngân hàng Tế bào gốc hiện mới chỉ nhận các trường hợp sinh mổ [để đảm bảo thời gian di chuyển của nhân viên thu thập].

Ngoài ra, những trường hợp thu thập ở xa sẽ phải nộp một khoản chi phí hỗ trợ về việc di chuyển, lưu trú phát sinh.

Một số trường hợp sau buộc phải hủy, không thể lưu giữ máu dây rốn dịch vụ:

  • Sản phụ đăng ký lưu giữ máu dây rốn quá gấp, quá sát thời gian đẻ [thường cần tối thiểu 48h] mà chưa kịp làm các loại thủ tục, không chuẩn bị kịp nhân lực và trang thiết bị để lấy được máu dây rốn thì buộc phải hủy.
  • Sản phụ đăng ký đẻ ở cơ sở sản khoa không hợp tác với Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW và không cho phép nhân viên thu thập vào lấy máu dây rốn.
  • Sản phụ chuyển dạ đẻ nhưng không thông báo với nhân viên thu thập hoặc thông báo quá sát thời gian, khiến nhân viên không kịp di chuyển và không thể thu thập máu dây rốn.
  • Mẫu máu dây rốn thu được có số lượng tế bào có nhân quá thấp [thường gặp ở những mẫu có thể tích < 40ml] thì số lượng tế bào gốc cũng thấp, hiệu quả sử dụng thực tế sẽ giảm, đặc biệt khi đứa trẻ càng lớn, cân nặng càng tăng thì liều tế bào tính trên cân nặng cũng càng thấp hơn.
  • Gia đình sản phụ và trẻ sơ sinh không đồng ý tiếp tục lưu giữ, không tiếp tục đóng kinh phí lưu giữ cho Ngân hàng Tế bào gốc. Việc này sẽ được Ngân hàng Tế bào gốc xác nhận rõ ràng trước khi quyết định hủy.

Nếu gia đình sản phụ đã đóng đầy đủ các chi phí lưu giữ ban đầu và phí bảo quản hằng năm đến đúng thời điểm cần sử dụng thì không cần phải mất thêm chi phí gì nữa, trừ khi cần làm thêm các xét nghiệm bổ sung cho mẫu máu dây rốn mà bác sĩ điều trị yêu cầu.

Để tế bào gốc không bị tổn hại sau khi bảo quản đông lạnh, gia đình sản phụ và cơ sở y tế nơi có chỉ định sử dụng phải liên hệ rất rõ ràng, cụ thể về mục đích, thời gian, địa điểm sử dụng với Ngân hàng Tế bào gốc. Việc vận chuyển có thể như sau:

  • Nếu mẫu tế bào gốc được ứng dụng tại Viện Huyết học – Truyền máu TW hoặc khu vực lân cận, Ngân hàng Tế bào gốc có thể hỗ trợ vận chuyển đơn vị tế bào gốc đến đúng địa điểm yêu cầu, đúng khung thời gian dự kiến, giúp bảo tồn chất lượng tế bào gốc được tối đa khi ứng dụng.
  • Nếu mẫu tế bào gốc được ứng dụng ở các bệnh viện ở xa Hà Nội hay ở nước ngoài, gia đình sẽ phải chuẩn bị thủ tục và chịu các chi phí phục vụ cho việc vận chuyển đi xa theo yêu cầu.

Trên thực tế, máu dây rốn được lưu giữ đông lạnh ở nhiệt độ rất sâu [dưới âm 150°C].

Trên thế giới hiện nay, chưa có nghiên cứu nào nói về giới hạn cuối cùng khi lưu giữ ở nhiệt độ này. Các nghiên cứu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW cho thấy không có sự khác biệt ở những mẫu lưu mới hay đã lưu từ lâu.

Vì vậy, gia đình có thể lưu giữ bao nhiêu lâu cũng không ảnh hưởng đến chất lượng chung của mẫu máu dây rốn.

Mặc dù vậy, thời gian lưu giữ máu dây rốn dịch vụ mặc định trong hợp đồng là 18 năm. Đây là khoảng thời gian đứa trẻ sở hữu máu dây rốn đến tuổi trưởng thành. Đến thời điểm này, nếu bản thân đứa trẻ có nguyện vọng thì có thể tiếp tục ký hợp đồng mới để tiếp tục lưu giữ máu dây rốn tại Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

Việc sử dụng đơn vị máu dây rốn tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng và các tiêu chuẩn liên quan.

Đối với trường hợp sử dụng máu dây rốn để ghép tế bào gốc tạo máu, nếu liều tế bào gốc tính trên mỗi kg cân nặng của người sử dụng vẫn đạt yêu cầu [tối thiểu 2 x 107 tế bào có nhân/kg và 0,8 x 105 tế bào CD34/kg] thì hoàn toàn có thể sử dụng bất kể lứa tuổi hay cân nặng.

Nếu không đủ liều tế bào gốc nói trên, có thể kết hợp đơn vị máu dây rốn với một đơn vị máu dây rốn từ cộng đồng, tế bào gốc từ đứa trẻ và tế bào gốc từ người hiến trưởng thành khác… để đảm bảo thành công. Việc này sẽ cần sự tư vấn cụ thể của bác sĩ ghép.

Đối với trường hợp sử dụng máu dây rốn để điều trị những bệnh lý khác như bệnh mô liên kết, tim mạch, hô hấp, nội tiết…, đơn vị máu dây rốn có thể được xử lý để tăng sinh, biệt hóa thành loại tế bào gốc mong muốn trước khi ứng dụng với số lượng và chất lượng đúng tiêu chuẩn. Lĩnh vực này cũng đang có tiềm năng rất lớn và đang được nghiên cứu rộng rãi.

Trong trường hợp gia đình sản phụ do bận rộn dẫn đến quên chưa kịp đóng các phí ban đầu hoặc phí duy trì bảo quản hằng năm, Ngân hàng Tế bào gốc sẽ gửi thông báo qua nhiều hình thức như tin nhắn SMS, thư điện tử, gửi văn bản qua đường bưu điện…

Trong trường hợp gia đình sản phụ không phản hồi dù đã nhận được thông báo, Ngân hàng Tế bào gốc sẽ thực hiện quy trình hủy mẫu hoặc chuyển mục đích sử dụng của mẫu nói trên khi quá thời gian ghi trên hợp đồng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà T, Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Điện thoại: [024] 37824267, 0963892551

Email: 

Ngân hàng Tế bào gốc, Viện HH-TM TW

Video liên quan

Chủ Đề