Tại sao nhà máy lọc dầu Nghi Sơn lỗ

Nghi Sơn hoạt động dưới 80% công suất

Thời gian gần đây, thị trường xăng dầu xuất hiện hiện tượng khan nguồn cung, một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động, bán hàng nhỏ giọt, trong đó một phần nguyên nhân được đưa ra là do không đủ nguồn cung xăng dầu.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, về tổng thể, nguồn cung trong nước đến thời điểm hiện nay vẫn được đảm bảo. Bình thường các Nhà máy Nghi Sơn, Bình Sơn đã đáp ứng được khoảng 75% cho nhu cầu xăng dầu của thị trường trong nước, lượng xăng dầu cần nhập khẩu chỉ là 25%. Từ đầu tháng 01/2022, do Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn phải cắt giảm công suất sản xuất nên có ảnh hưởng đến nguồn cung. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu mối cần tăng nhập khẩu để bù vào lượng thiếu hụt nên thị trường có chút "trục trặc".

Vào cuối tháng 01/2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] lên tiếng trước thông tin Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn [NSRP] phải hủy nhập 2 tàu dầu thô từ Kuwait trong tháng 01/2022 và đối diện với nguy cơ dừng hoạt động vào ngày 13/02/2022 do khó khăn nghiêm trọng về tài chính, bắt nguồn từ việc PVN chưa phê duyệt gia hạn thỏa thuận [RPA] và thanh toán sớm [EP] hợp đồng bao tiêu sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn và các phụ lục [FPOA].

PVN cho rằng, thực chất theo Điều lệ Công ty, Ban điều hành NSRP phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm công tác nhập dầu thô và công suất vận hành Nhà máy… Việc NSRP tự ý hủy nhập 2 chuyến tàu dầu thô dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động Nhà máy hoàn toàn thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban điều hành NSRP, không liên quan tới việc phê duyệt gia hạn RPA và EP. Các vấn đề về RPA và EP là các nội dung nằm trong phương án tái cấu trúc tổng thể NSRP và đang trong quá trình đàm phán.

Được biết, hiện Nghi Sơn chỉ hoạt động dưới 80% công suất trong khi cung ứng khoảng 35% thị phần xăng dầu.

Lỗ hơn 61.200 tỷ đồng sau 3 năm vận hành

Sau 3 năm vận hành thương mại [2018-2019-2020], Nghi Sơn lỗ hơn 61.200 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu [50.000 tỷ] hơn 11.000 tỷ đồng, lâm vào tình cảnh khó khăn.

Hiện, vấn đề của Nghi Sơn ở chỗ: Theo thỏa thuận giữa Chính phủ - do PVN thay mặt ký với liên doanh nhà đầu tư, PVN sẽ là đơn vị bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn, với giá bán buôn tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà cộng thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu [polypropylen, benzen...]. Trong 10 năm [đến 2028], nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho Lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.

Trên thực tế, theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN [ATIGA], với xăng từ năm 2023 thuế nhập khẩu đã xuống 5% và từ năm 2024 là 0%. Diesel và mazut là 0% từ năm 2016.

Còn theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc [VKFTA], thuế nhập khẩu diesel từ 2016 là 5% và từ năm 2018 là 0%, riêng mazut từ năm 2016 thuế nhập khẩu đã là 0%. Với thoả thuận Việt Nam phải giữ thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu ở mức không thấp hơn 7% cho đến hết năm 2028, PVN sẽ phải bù lỗ hàng tỷ USD cho Nghi Sơn. Kết quả là, sau 3 năm vận hành thương mại [2018-2019-2020], Nghi Sơn lỗ hơn 61.200 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu [50.000 tỷ] hơn 11.000 tỷ đồng. Doanh thu năm 2019 đạt 86.675 tỷ thì năm 2020 chỉ còn 74.848 tỷ đồng.

Trong thông báo phát đi ngày 26/1/2022, PVN nêu ra hàng loạt lý do vì sao nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chưa đem lại hiệu quả kinh tế như mong đợi. Trước đó, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn từng được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, những gì đang xảy ra hiện nay cho thấy một thực tế “phũ phàng” khác.

Theo lý giải của PVN, do dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn được đưa vào vận hành thương mại trong bối cảnh toàn thế giới có xu thế dịch chuyển nguồn năng lượng mạnh mẽ. Điển hình như xu hướng chuyển dịch từ điện than sang năng lượng tái tạo, thay thế động cơ đốt trong bằng động cơ điện nên nhu cầu xăng dầu giảm. Ngoài ra, thị trường biến động bất lợi, biên lợi nhuận chế biến của ngành lọc dầu giảm mạnh. Đồng thời, tác động của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn thời gian qua.

Hơn nữa, do PVN chỉ nắm hơn 25% cổ phần nên công tác quản trị của NSRP do phía nước ngoài điều hành còn nhiều bất cập cũng đã góp phần vào các khó khăn về tài chính hiện nay của NSRP. Do đó, việc tái cấu trúc tổng thể NSRP là nhu cầu cần thiết và cấp bách.

Ngày 28/1/2022, PVN cho biết đã đạt thoả thuận với các bên và thống nhất hỗ trợ nguồn lực tài chính ngắn hạn thông qua gia hạn cơ chế RPA và thanh toán sớm [Early Payment] hợp đồng FPOA để giúp NSRP cải thiện dòng tiền, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian hoàn thiện phương án tái cấu trúc. Cũng theo thông tin từ Bộ Công Thương, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã có kế hoạch sẽ chạy đủ 100% công suất từ 15/3/2022.

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được khởi công ngày 23/10/2013, chính thức đi vào vận hành thương mại từ ngày 14/11/2018, là công trình trọng điểm quốc gia, có quy mô xây dựng và tổng mức đầu tư lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay với tổng vốn đăng ký đầu tư 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm, công suất giai đoạn I là 200.000 thùng dầu thô/ngày [gần gấp đôi công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất]. Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn [NSRP] được đầu tư bởi 4 đối tác liên doanh là Tập đoàn dầu khí Việt Nam chiếm 25,1% vốn điều lệ, Công ty Idenmitsu Kosan 35,1%, Công ty Hóa chất Mitsui 4,7%, Tập đoàn dầu mỏ Cô-oét 35,1%.

Link gốc : //vietq.vn/ly-giai-tinh-trang-khan-nguon-cung-xang-dau-nha-may-loc-hoa-dau-nghi-son-lo-nang-sau-3-nam-van-hanh-d197039.html

Với số vốn đầu tư 9 tỷ USD, Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn [NSRP] là Công ty liên doanh được thành lập vào tháng 4/2008 do bốn thành viên góp vốn, bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN]; Kuwait Petroleum Europe B.V.,; Idemitsu Kosan Co.,Ltd và Mitsui Chemicals,Inc. Trong đó, PVN góp vốn 25,1%.

Cơ cấu cổ đông của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn cuối năm 2020. [nguồn: DV]

Đi vào vận hành thương mại từ cuối năm 2018, Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn được hưởng hàng loạt ưu đãi, như thuế miễn thuế thu nhập 4 năm đầu tiên kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo]. Ngoại trừ khu C, Công ty được miễn toàn bộ tiền thuê đất khu dự án cũng như bất kỳ khoản phí và lệ phí nào liên quan đến hợp đông thuê khu đất dự án trong thời hạn thuế - theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020. Công ty được PVN bao tiêu sản phẩm trong 15 năm, với giá mua buôn tương đương nhập khẩu cùng thời điểm cộng với ưu đãi thuế nhập khẩu 3-7%...

Điều đáng nói, dù được hưởng nhiều ưu đãi song Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn chìm trong thua lỗ. 

Tại một cuộc họp gần đây, đại diện Bộ Công Thương cho hay, lỗ lũy kế của doanh nghiệp này đã lên tới 3,3 tỷ USD trong 3 năm, số tiền nợ nguyên liệu cũng lên tới 2,8 tỷ USD.

Theo tài liệu của Dân Việt, mức lỗ lũy kế của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn tính đến hết năm 2020 trên 66.000 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2020 lỗ hơn 28.100 tỷ đồng, tăng 24% so với khoản lỗ của doanh nghiệp này ghi nhận trong năm 2019.

Lỗ nặng, vốn chủ sở hữu của Nghi Sơn rơi xuống mức âm 11.700 tỷ đồng [ngày 31/12/2020].

Tổng tài sản của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn "bốc hơi" 12.200 tỷ đồng, chủ yếu do biến động của tài sản dài hạn. Trong kỳ, lượng tiền mặt của Nghi Sơn giảm mạnh 69%, xuống chỉ còn 559 tỷ đồng; hàng tồn kho giảm 854 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2020, nợ phải trả của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn tăng 8,3% so với đầu năm, gấp 1,06 lần tổng tài sản. Trong đó, riêng nợ ngắn hạn tăng 42%, gấp 2,1 lần giá trị tài sản ngắn hạn [33.539 tỷ đồng].

Chưa kể, tổng nợ vay và nợ thuế tài chính mặc dù giảm 5,7% so với đầu năm, đạt 128.994 tỷ đồng nhưng con số này vẫn chiếm tới 66,7% tổng tài sản của doanh nghiệp và gấp 2,6 lần vốn góp chủ sở hữu.

Nhiều vấn đề cho thấy, có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn. [Nguồn: DV]

Kiểm toám KPMG nhấn mạnh, Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn đã phát sinh lỗ thuần trong năm kết thúc ngày 31/12/2020 và tại ngày đó, nợ ngắn hạn của Công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn và tổng nợ phải trả của Công ty đã vượt quá tổng tài sản. Với nhiều yếu tố khác, kiểm toán cho rằng, có sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn - nguồn: PVN

Lý do Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn lỗ "khủng"

Nhìn vào báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn có thể thấy, có rất nhiều yếu tố khiến cho bức tranh lợi nhuận của doanh nghiệp này trở nên "thê thảm".

Giá vốn "đắt đỏ" là một nguyên nhân.

Doanh thu bán hàng năm 2020 của doanh nghiệp đạt 74.484 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2019. Doanh thu chủ yếu từ bán xăng RON 92, xăng RON 95 và dầu diesel, trong đó doanh thu từ dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất [trên 40%]. Doanh thu này không bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Mặc dù giá vốn hàng bán giảm nhẹ 4% so với năm 2019, song vẫn cao gấp 1,19 lần doanh thu bán hàng. Năm 2019 giá vốn hàng bán cũng cao hơn 1,15 lần so với doanh thu. Đáng nói, Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn và Kuwait Petroleum Corporation đã ký kết hợp đồng Cung cấp dầu thô ["COSSA"], theo đó sẽ giao dầu thô cho Nghi Sơn. Như vậy, khác với Dung Quất, Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn nhập dầu thô từ Trung Đông. Góp phần "biến" Việt Nam đã trở thành nước nhập dầu thô kể từ năm 2018, thông tin từ báo cáo của KB Securities công bố tháng 7/2021.

Do đó, Nghi Sơn lỗ gộp 14.139 tỷ đồng trong năm 2020, cao gấp gần 2,5 lần so với số lỗ gộp ghi nhận trong năm 2019.

Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn thua lỗ "khủng" trong năm 2020. [Nguồn: DV]

Hoạt động tài chính cũng là "điểm đen" trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi doanh thu chỉ vài trăm tỷ nhưng chi phí lên tới cả vạn tỷ đồng. Cụ thể, tỷ lệ chi phí tài chính tính đến cuối năm 2020 gấp 57,7 lần doanh thu hoạt động tài chính, cao hơn con số 41,7 lần của năm 2019. Đáng chú ý, chi phí lãi vay luôn chiếm 85,7% – 89% tổng chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Kết quả, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng gần 6.000 tỷ so với năm 2019, lên 28.130 tỷ đồng.

Hoạt động khác cũng đóng góp khoản lỗ gần 18 tỷ đồng [năm 2020] và âm xấp xỉ 261 tỷ đồng [năm 2019].

Chưa kể, thu nhập của ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng "ngốn" không ít tiền. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2020, lương thưởng ban điều hành [9 thành viên] bao gồm trong phí biệt phái nhân viên phát sinh trong năm 2020 là 7,5 tỷ đồng, số dư tại ngày 31/12/2020 gần 11,4 tỷ đồng. Tại cùng thời điểm năm 2019, số dư của khoản mục này lên tới 11,6 tỷ đồng và phát sinh trong năm 2019 gần 9,6 tỷ đồng.

Tiền lương thưởng [bao gồm trong phí biệt phái nhân viên] đối với thành viên ban giám đốc [3 thành viên] có giá trị phát sinh trong năm lên tới 45 tỷ đồng [năm 2019 đạt 26 tỷ đồng] và số dư tại ngày 31/12/2020 đạt xấp xỉ 73 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng thời điểm năm 2019.

Khi doanh nghiệp cắt giảm công suất hay dừng vì lỗ chúng ta phải nhìn lại các cam kết trước đây của chúng ta là gì? Theo một số thông tin báo chí đề cập, chúng ta thậm chí còn cho phép PVN giữ lại các khoản phải nộp ngân sách sử dụng để bù lỗ cho Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn?

Hai, câu chuyện của Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn nằm ở chỗ đây là nước liên doanh nước ngoài. Nhưng theo thỏa thuận Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn không sử dụng dầu thô trong nước mà nhập từ nước ngoài về. Tại sao không sử dụng dầu trong nước mà lại mua từ dầu thế giới, trong khi dầu thế giới chịu tác động của biến động giá dầu thế giới?

Tóm lại, cần phải công khai các điều khoản và từ đó xem hướng điều chỉnh như thế nào. Chuyện Việt Nam chỉ nắm giữ 25% vốn và không có quyền quyết định tại doanh nghiệp - theo tôi không phải vấn đề, vấn đề đằng sau là khi xây dựng cam kết cũng đã là những lựa chọn mang hàm ý phi kinh tế.

TS. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế

Video liên quan

Chủ Đề