Ngân hàng từ chối thanh toán LC

THƯ TÍN DỤNG L/C CÓ THỂ BỊ HUỶ BỎ KHÔNG ?

Câu hỏi: Tôi là một thương nhân Việt Nam có ký hợp đồng buôn bán với thương nhân bên Singapore, chúng tôi thoả thuận thanh toán bằng thư tín dụng L/C và điều chỉnh bằng luật Việt Nam nhưng khi bên Singapore chuyển hàng cho tôi thì hàng lại không hề đúng chất lượng, tôi đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng do bên kia vi phạm cơ bản nghĩa vụ và từ chối thanh toán thế nhưng Ngân hàng lại bảo là L/C không thể bị huỷ được và bắt buộc Ngân hàng phải hoàn thiện thủ tục thanh toán cho bên ngân hàng bên Singapore. Luật sư cho tôi hỏi kỹ về trường hợp này liệu L/C có thể bị huỷ bỏ không? Vì tôi cho rằng L/C là một phần của hợp đồng, hợp đồng bị huỷ thì L/C cũng phải bị huỷ.

Trả lời :  Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, DTD và cộng sự rất vui lòng được tư vấn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý.

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ 600 do phòng thương mại quốc tế ban hành [ UCP 600]
  • Luật các tổ chức tín dụng 2010.

2. Tư vấn chi tiết.

Thứ nhất là về việc chọn luật điều chỉnh L/C, bạn và thương nhân bên Sigapore đã lựa chọn luật Việt Nam để điều chỉnh hợp đồng cũng như là L/C vậy thì theo Điều 666 Bộ luật dân sự 2015 : “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế…” . 

Điều 664 khoản 2 quy định : “ Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên. “

Như vậy luật Việt Nam mà hai bên thoả thuận đã dẫn chiếu đến UCP 600 vì vậy L/C sẽ được điều chỉnh theo quy tắc UCP 600 được ban hành bởi ICC.

Thứ hai là về việc huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền được đơn phương huỷ bỏ do bên Singapore đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng.

Thứ ba là về L/C, bạn không thể huỷ được L/C bởi về quy tắc, theo quy định tại UCP 600 Điều 2 :” Tín dụng thư là một sự thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của Ngân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp”. Tuy vậy có hai trường hợp một là L/C có thể huỷ ngang hai là không thể huỷ ngang, dù là loại nào thì sau khi đã phát hành bạn cũng không thể huỷ được. Việc huỷ bỏ L/C cũng không phải là do bạn quyết định trong trường hợp này.

Nói cách khác đi tức là L/C là giao dịch riêng biệt của ngân hàng với ngân hàng chứ không phải là một phần của hợp đồng, “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với Hợp đồng mua bán và các hợp đồng khác là cơ sở của tín dụng. Các Ngân hàng không liên quan đến hoặc ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng như thế. Vì vậy, sự cam kết của một Ngân hàng để thanh toán hoặc thương lượng thanh toán,... không phụ thuộc vào khiếu nại hoặc biện hộ của người yêu cầu phát hành tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với Ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng” – Điều 4 UCP 600.

Hơn nữa L/C là một giao dịch mang tính chất chứng từ [như đã nói ở trên] thì ngân hàng phát hành [ngân hàng bạn mở] L/C chỉ cần nhận đủ bộ chứng từ phù hợp ở bên ngân hàng thụ hưởng kia là có thể có đủ cơ sở để thanh toán.

Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào về vấn đề này hay bất kỳ một vấn đề nào khác thì hãy liên hệ ngay với DTD và cộng sự, chúng tôi rất vui lòng được giúp!

Rủi ro với doanh nghiệp xuất khẩu ở giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp có xu hướng gia tăng khi bên mua cũng gặp khó khăn. Ảnh minh họa: Minh Tâm

Theo thông tin được Thương vụ Việt Nam tại Pakistan [thuộc Bộ Công Thương] chia sẻ thì doanh nghiệp “gặp nạn” là một công ty tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty ký hợp đồng xuất khẩu cao su sang Pakistan và đã thỏa thuận với khách hàng sử dụng phương thức thanh toán thư tín dụng [Letter of credit - L/C]. Sau khi giao hàng, công ty làm thủ tục thanh toán nhưng ngân hàng nơi bên mua mở L/C từ chối với lý do bộ chứng từ không phù hợp với các quy định.

Lúc này, công ty liên hệ trực tiếp với khách hàng, đề nghị chấp nhận thanh toán nhưng cũng bị từ chối. Nguyên nhân khá dễ hiểu là vào thời điểm đó, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, giá cao su rớt mạnh nên khách hàng tìm cách ép giá.

Doanh nghiệp muốn chuyển lô hàng về lại Việt Nam [sau khi tìm cách bán cho khách hàng mới nhưng không thành công] nhưng cũng không thể thực hiện do không đáp ứng điều kiện phải có sự chấp thuận của khách hàng cũ theo quy định của nước sở tại [luật pháp Pakistan chỉ cho tái xuất một lô hàng nhập khẩu đã mở tờ khai hải quan nếu có sự chấp thuận của người mua]. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thua lỗ, thậm chí mất lô hàng.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, công ty xuất khẩu cao su tại Thừa Thiên Huế này đã gặp một rủi ro, vốn có thể xảy ra với người bán khi sử dụng thanh toán qua L/C, phương thức thanh toán quốc tế được cho là an toàn nhất này. Đó là bị người mua cố tình gài bẫy bằng cách đưa vào các quy định của L/C một hoặc một số yêu cầu mà người bán không thể thực hiện được.

Trong trường hợp kể trên, L/C yêu cầu người bán ngoài vận đơn [Bill of Lading - B/L] còn phải xuất trình thêm một giấy chứng nhận do hãng tàu ký và đóng dấu. Vấn đề là khi giao hàng, hãng tàu chỉ cấp cho công ty xuất khẩu giấy chứng nhận có chữ ký mà không đóng dấu với lý do làm theo quy định của luật quốc tế áp dụng trong lĩnh vực vận tải biển.

Trong trường hợp này, nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế của doanh nghiệp dường như đã sơ sót, chưa thực hiện đủ các bước kiểm tra [như giáo trình đào tạo đã chỉ dẫn]. Đó là khi nhận được L/C, nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế phải nghiên cứu kỹ nội dung đến từng dấu chấm, dấu phẩy để xác định tất cả các quy định đối với bộ chứng từ thanh toán và thông báo đến các bộ phận liên quan trong công ty chuẩn bị các giấy tờ như yêu cầu.

Trong trường hợp có bộ phận liên quan phản hồi không thể thực hiện quy định của L/C thì nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế phải báo cáo và đề xuất lãnh đạo công ty yêu cầu khách hàng điều chỉnh L/C. Nếu khách hàng không chấp nhận điều chỉnh L/C thì doanh nghiệp buộc phải từ chối giao hàng để tránh nguy cơ bị từ chối thanh toán.

“Thanh toán L/C là một thử thách khắc nghiệt đối với nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế vì theo quy định quốc tế, chỉ cần trong bộ chứng từ có một sai sót rất nhỏ như một lỗi chính tả, thậm chí một dấu chấm, dấu phẩy đánh máy thiếu hoặc sai vị trí cũng đủ để khách hàng và ngân hàng có lý do để từ chối thanh toán”, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan nhấn mạnh.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trong bối cảnh khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát huy nội lực của toàn dân, của tất các các vùng, miền, địa phương để phát triển và hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự đồng hành và hỗ trợ của các tổ chức chuyên môn như ngân hàng, vận tải, bảo hiểm … để hoạt động an toàn và thành công trên thị trường thế giới đầy thách thức. Không riêng lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu cũng vẫn là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. Đã từng xảy ra 2 trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu ký hợp đồng thuê “tầu ma” mặc dù đã sử dụng dịch vụ của các tổ chức chuyên môn về thuê tầu, dẫn đến hậu quả mất hàng, thậm chí khủng hoảng quan hệ quốc tế.

Nguồn: thesaigontimes

Cách 1: Nếu các sai sót này không ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người NK, và LC vẫn còn hiệu lực thì người XK thoả thuận với người NK đề nghị ngân hàng Mở tu chỉnh L/C, để những sai sót của chứng từ phù hợp với nội dung của L/C được tu chỉnh.

CASE STUDY: CHỨNG TỪ BẤT HỢP LỆ TRONG THANH TOÁN L/C VÀ VIỆC THAM VẤN Ý KIẾN CỦA NGƯỜI MỞ L/C. Nội dung là ngân hàng phát hành L/C nhận được bộ chứng từ của người xuất trình, nhưng phát hiện ra một vài điểm bất hợp lệ, tuy nhiên bên mở L/C chấp nhận các điểm bất hợp lệ này, vậy ngân hàng phát hành L/C [NHPH] hoặc ngân hàng được chỉ đinh [NHĐCĐ] có được quyền giao bộ chứng từ và thanh toán cho bên nhà nhập khẩu ? Thực tế nghiên cứu , theo thống kê của các chuyên gia thanh toán LC, hơn 70% số bộ chứng từ xuất trình thanh toán có các điểm bất hợp lệ nhưng tỷ lệ chứng từ bị từ chối thanh toán chỉ chiếm chưa đến 0,4%, một tỷ lệ không đáng kể. Tỉ lệ này không cao, tuy nhiên cách xử lý của các ngân hàng trong trường hợp này vẫn có những sự khác nhau và tất nhiên có rủi ro đi kèm [dù rất ít] nếu không xử lý một cách khoa học và tuân thủ quy tắc UCP Câu trả lời cho cái đề bài này thoạt nhìn tưởng dễ , nhưng phân tích sâu thì thấy thực tế nó không như mình nghĩ. Bài này đúng kiểu đọc cho vui, bản thân mình đọc và phân tích bài viết gốc của tác giả Nguyễn Hữu Đức cũng khiến mình thấy nhức đầu . Tài liệu bên dưới mình trích dẫn, liên quan đến vấn đề này trên wordpress của tác giả Nguyễn Hữu Đức [Chuyên gia thanh toán quốc tế vietcombank] sẽ góp 1 phần trong việc làm rõ Case study này. ‘’ Lại bàn về vấn đề xử lý chứng từ bất hợp lệ trong giao dịch thư tín dụng” được đăng trên Tạp chí Ngân hàng năm 2004, thời điểm này LC phát hành tuân thủ UCP 500. ‘’UCP 600 có gì mới? đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 14 - 7/2006, trong đó có trình bày về thay đổi liên quan đến quy định về xử lý chứng từ bất hợp lệ ‘’ GIẢI PHÁP THĂM DÒ Ý KIẾN NGƯỜI YÊU CẦU MỞ L/C [Approaching the applicant] Điều 14 [c] quy định nếu ngân hàng phát hành [NHPH] xác định rõ ràng các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của LC, ngân hàng này có quyền theo ý kiến riêng của mình tiếp xúc với người yêu cầu mở LC [nhà nhập khẩu] về việc chấp nhận các bất hợp lệ. Giải pháp thăm dò ý kiến của người yêu cầu mở LC hoàn toàn không phải là mới lạ. Về nguyên tắc, NHPH có quyền từ chối chứng từ bất hợp lệ mà không cần phải tham khảo ý kiến của người yêu cầu mở LC nhưng trên thực tế hầu như các ngân hàng đều thăm dò ý kiến người yêu cầu mở LC. Tuy nhiên có sự khác nhau về trình tự xử lý giữa các ngân hàng : Có ngân hàng thực hiện thông báo từ chối rồi mới tham khảo ý kiến của người yêu cầu mở LC, trong khi có ngân hàng tham khảo ý kiến của người yêu cầu mở LC về việc chấp nhận các điểm bất hợp lệ trước khi chính thức quyết định từ chối hay chấp nhận chứng từ. Mình muốn làm rõ thêm vấn đề này từ bài viết gốc, như vậy xét tính nguyên tắc trong trường hợp NHPH hoặc ngân hàng được chỉ định [NHĐCĐ] tham khảo ý kiến người mở LC trước và được chấp nhận, thì NHPH hoặc NHĐCĐ có thể giao bộ chứng từ và chấp nhận thanh toán mà k cần phải thông báo về các điểm bất hợp lệtrong LC cho bên hưởng lợi. Nhưng trong thực tế đa phần ngân hàng vẫn thông báo từ chối để thu phí kiểm tra chứng từ [thông báo trước rồi mới tham vấn ý kiến bên mở L/C] , và trong thông báo đó vẫn thể hiện quyền định đoạt chứng từ sau khi tham vấn người nhập khẩu. Chính điều này trong thực tế, có thể dẫn đến những rủi ro, đặc biệt ở thời điểm mà UCP 600 chưa ra đời. Thông báo từ chối mà các NHPH gửi cho người xuất trình trước khi thăm dò ý kiến người yêu cầu mở LC về việc chấp nhận các điểm bất hợp lệ thường là thông báo từ chôi có điều kiện với nội dung như sau : “Chúng tôi xin thông báo chứng từ xuất trình có những điểm bất hợp lệ sau: …. Chúng tôi từ chối chứng từ theo Điều 14 UCP 500. Chúng tôi đang liên hệ với người mở LC về việc chấp nhận các điểm bất hợp lệ. Nếu người yêu cầu mở LC chấp nhận các điểm bất hợp lệ trước khi chúng tôi nhận được chỉ thị khác của quý hàng, chúng tôi sẽ giao chứng từ cho người mở LC và thực hiện thanh toán. Các chứng từ đang được giữ lại tuỳ sự định đoạt của quý hàng” Nguyên văn: [Please be advised that the following discrepancies were found” … We refuse the documents according to Article 14 UCP 500. Should the discrepancies be accepted by the applicant, we shall release the documents without further notice to you unless your instructions to the contrary are received prior to our payment. Documents held at your risks and for your disposal]. Trong bài viết đã dẫn, tác giả đã dẫn chứng trường hợp tranh chấp giữa Credit Industriel et Commerciale [CIC] và China Merchants Bank [CMB] liên quan đến thông báo từ chối có nội dung tương tự như trên của CMB. Sau khi gửi thông báo từ chối cho CIC, CMB liên hệ với người yêu cầu mở LC về việc chấp nhận các điểm bất hợp lệ và người người yêu cầu mở LC chấp nhận, do vậy, CMB đã giao chứng từ cho người mở LC. Quan toà nước Anh xét xử vụ này là Stell đã xử CMB thua kiện với lý do CMB đã không tuân thủ theo Điều 14 [d] [ii] UCP 500. Lẽ ra CMB phải giữ các chứng từ bấy hợp lệ tuỳ quyền định đoạt của CIC hoặc phải gửi trả lại cho CIC. Quan toà Steel cho rằng : “… Nếu NHPH giao các chứng từ cho người mở LC mà không có sự đồng ý trước của người thụ hưởng [ nhà xuất khẩu] thì NHPH đã dại dột vì đã không giữ chứng từ chờ sự định đoạt của người xuất trình.” Để hạn chế rủi ro khi phát sinh vấn đề này. Có nhiểu ngân hàng này thường cố tình áp đặt điều kiện định đoạt chứng từ trong thông báo từ chối hoặc trong L/C, theo đó tự cho phép mình có quyền chuyển giao bộ chứng từ bất hợp lệ đã bị từ chối “có điều kiện” cho người mở L/C trong trường hợp người mở L/C chấp nhận mà không cần phải thông báo tiếp cho người xuất trình. Nhưng cách xử lý chứng từ bất hợp lệ này đã vấp phải sự phản đối của cộng đồng các ngân hàng khác nhau trên thế giới, không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia quốc tế ICC cũng như không nhận được sự hậu thuẫn của các toà án khi xảy ra tranh chấp. May mắn UCP 600 đã giải quyết vấn đề này một cách linh động. Người thực hành L/C không cần phải “vận dụng sáng tạo” hay ‘’lo lắng rủi ro’’ mà chỉ cần tuân thủ theo UCP. Về thông báo Điều 16 [c] UCP 600 [Chứng từ bất hợp lệ, Chấp nhận và Thông báo] quy định: “Khi NHPH [ngân hàng phát hành] hoặc NHĐCĐ [ngân hàng được chỉ định] quyết định từ chối thanh toán [honour] hoặc chiết khấu, ngân hàng đó phải gửi một thông báo về việc đó cho người xuất trình. Thông báo phải nêu: [i] Rằng ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu; và [ii] Từng điểm bất hợp lệ liên quan mà ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu; và [iii] a] Rằng ngân hàng đang cầm giữ các chứng từ chờ các chỉ thị tiếp theo của người xuất trình;hoặc b] Rằng NHPH đang giữ các chứng từ cho đến khi nhận được thông báo chấp nhận và đồng ý chấp nhận bất hợp lệ, hoặc nhận được các chỉ thị tiếp theo của người xuất trình; hoặc c] Rằng ngân hàng đang gửi trả lại các chứng từ; hoặc d] Rằng ngân hàng đang hành động phù hợp với các chỉ thị trước đây đã nhận được từ người xuất trình”. Như vậy, với quy định tại Điều 16 [c] UCP 600, NHPH hoặc NHĐCĐ có thể chọn lựa hình thức định đoạt chứng từ thích hợp để thông báo cho người xuất trình. Chẳng hạn, nếu NHPH hoặc NHĐCĐ muốn giao chứng từ bất hợp lệ cho người mở L/C khi nhận được thông báo chấp nhận và đồng ý chấp nhận bất hợp lệ của người mở L/C thì trong thông báo từ chối, ngân hàng đó phải nêu nội dung quy định điểm [iii] [b] nêu trên.

Rõ ràng nếu tuân thủ chỉ dẫn của quy định này, ngân hàng có thể đã giải quyết được vấn đề thông báo và quyền định đoạt chứng từ sau khi tham vấn ý kiến bên người mở L/C mà cần phải lo về rủi ro phát sinh về sau


//www.facebook.com/photo.php?fbid=3173632246063010&set=gm.2899275803517568&type=3&eid=ARB479iWhyS49KzAIMuIa55iep6MEfP8lbyZ3Pn-SLxAtZ50IVU95doghlEZq8_dnkBMf_26UOdYbch2&ifg=1

Video liên quan

Chủ Đề