Nên học tiếng Hàn hay tiếng Thái

X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

Ngoại ngữ hiếm là những ngoại ngữ chưa phổ biến tại Việt Nam [chứ chưa chắc hiếm so với khu vực hay thế giới]

Ở Việt Nam, các ngoại ngữ phổ thông với nhiều người là tiếng Anh [gần như học sinh sinh viên nào cũng biết nhưng đại đa số chỉ biết ở dạng nhàng nhàng]. Đích đầu tiên của mỗi người là phải biết tiếng Anh giỏi, đủ để làm việc. Thế nào là đủ thì mình đã nói ở một bài trước rồi.

Một số tiếng khác có dạy chuyên phổ thông như Pháp, Nhật, Nga, Trung thì cũng ở mức vừa phải. Gọi là giỏi đủ để được coi là biết ngoại ngữ thì chắc cũng không nhiều. Nhưng ngay cả những người giỏi các ngoại ngữ này, họ vẫn ưu tiên chọn tiếng Anh đầu tiên, dù nó không được cho là ngoại ngữ hiếm.

Tiếng Nga thì vẫn còn nhiều người biết nhưng ở dạng biết thế thôi chứ không sử dụng tích cực. Đội ngũ biết tiếng Nga giỏi thì cũng đã trung niên rồi, nhiều người đã già. Số người trẻ tuổi biết tiếng Nga hiện nay chắc chắn không nhiều nhưng ngay cả với họ thì cơ hội làm việc cũng hạn chế. Miền Nam có nhiều cơ hội hơn. Cả Huế chỉ có một người biết tiếng Nga không bao giờ hết việc dẫn khách đi tua đó là cô Đặng thị Kim Dung nguyên sinh viên đại học sư phạm Lê Nin, hiện đang dạy ở đại học Huế. Cô được du khách Nga đánh giá là người nói tiếng Nga giỏi nhất thành phố Huế [theo lời cô mô tả ].

Tiếng Trung thì có nhiều người trẻ bắt đầu biết nhưng ở dạng giao tiếp. Còn giỏi Hán Tự chắc chắn cũng không nhiều [đoán vậy, do ảnh hưởng của lối giảng dạy hiện đại, tập trung vào giao tiếp là chính], tiếng Hán thì khó và không hợp với phong cách người trẻ tuổi. Một số học sinh chuyên ngữ tiếng Trung -Anh cũng vấn lấy tiếng Anh làm trọng tâm mà không muốn đầu tư vào tiếng Hán. Biết tiếng Hán giỏi cũng đã là của hiếm chứ chưa nói tới các thứ tiếng khác. Mà tiếng Hán giỏi cũng giúp ích cho việc hiểu biết tiếng Việt rất nhiều [Mình tự nhận tiếng Việt còn kém do chưa được học tiếng Hán nghiêm túc].

Tiếng Nhật phổ thông được dạy ở Chu Văn An và Việt Đức. Với kinh nghiệm thử tiếng của mình thì thấy rằng tiếng Nhật là thứ tiếng vô cùng khó nhằn. Có lần mình hỏi một anh Nhật về khả năng sử dụng tiếng Nhật của cô Minh Hà [dạy tiếng Nhật trên truyền hình], anh nói: gọi là biết tí thế thôi chứ không phải là lối nói của người Nhật]. Biết tiếng Nhật giỏi thì lại càng hiếm hơn các thứ tiếng khác. Theo chỗ mình biết, người biết tiếng Nhật cũng khá nhiều hiện nay ở Việt Nam, nhưng người Việt giỏi tiếng Nhật cũng chưa nhiều.

Các thứ tiếng khác thì cũng chỉ là võ vẽ thôi. Tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Ý thuộc hệ La Tinh, ai biết tiếng Pháp rồi thì thấy chúng chẳng là gì so với cái tiếng Pháp khó hơn hẳn kia. Nhưng học cho vui thì được chứ chắc chắn thị trường hạn chế [dù theo dự báo thì tương lai thế giới sẽ chỉ dùng tiếng Anh, tiếng tàu và tiếng Tây Ban Nha]. Mấy giáo viên giảng dạy tiếng này hiện nay ở một số nơi thì nhiều người cũng ở dạng võ vẽ thôi chứ làm sao mà được đào tạo bài bản được [đoán thế vì ngay cả khi mới thành lập mấy khoa tiếng đó, các giáo viên chủ chốt cũng chỉ học các cua ngắn hạn chứ có người khi đó còn chưa có bằng đại học]. Một số người giỏi như người bản ngữ thì họ làm việc ở bộ ngoại giao hết cả, có ai đi dạy đâu. Bác Hồ Quang Minh [hàng xóm nhà mình], nguyên là phiên dịch riêng cho đại sứ Cu Ba tại Hà Nội, trước học kiến trúc ở Cu Ba], dịch cho nguyên thủ quốc gia như Fidel Castro, nói tiếng Tây Ban Nha giỏi hơn tiếng Việt, nhưng giờ cũng bỏ việc ở bộ ngoại giao để làm doanh nhân [ở Mexico].

Tuy nhiên tiếng Tây Ban Nha có thị trường rộng lớn. Ngoài Tây Ban Nha, châu Mỹ La Tinh có tới 18 nước nói tiếng này [tất nhiên với những thổ ngữ khác nhau vê từ vựng này nọ]. Lượng người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha đương nhiên ít hơn, cả Mỹ La Tinh chỉ có hai nước nói nhưng lại thêm một số địa phận ở châu Á [Ma Cao], và một số nước châu Phi [lục địa đen, khí hậu khắc nghiệt với ruồi vàng và người chết đói hàng loạt còn hơn cả ở Việt Nam những năm 45, rồi bệnh AIDS kinh dị] Mặc dù vậy, nhu cầu đào tạo tiếng cho các chuyên gia Việt đi châu Phi cũng tương đối lớn nên các giáo viên tiếng này cũng có cơ hội làm ăn thêm.

Tiếng Thái thì ít người Việt biết [tất nhiên chưa bao gồm số người dân tộc Thái ở miền Bắc Việt Nam cũng có thể hiểu ngôn ngữ này], cơ hội để làm du lịch thì cũng không thật nhiều vì đúng là người Việt có nhiều người thích du lịch Thái Lan nhưng chẳng thấy mấy dân Thái sang Việt du lịch. Hơn thế nữa, trong các đoàn du lịch quốc tế bao giờ cũng có hai hướng dẫn viên: một bản địa bên này, một bản địa bên kia. Vì thế nhu cầu học giỏi để kiếm việc làm về du lịch thực ra cũng hạn chế vì quanh đi quẩn lại vẫn thấy mọi người giao tiếp với nhau qua tiếng Anh.

Như vậy, thấy thanh niên lao vào tiếng hiếm thì mình thấy lạ [lạ vì khi ai ai cũng biết thì nó lại không còn là hiếm nữa.

Lạ cũng còn vì có vẻ chưa có chiến lược đúng đắn. Một lao động tốt cần phải học tiếng Anh thật tốt trước khi học các thứ tiếng khác. Ngay con gái mình học ở Nhật, sống ở Nhật, nhưng khi đi kiếm việc, một trong các lợi thế vẫn là có tiếng Anh tốt [được công ti lấy ra làm gương cho nhân viên khác ]

Muốn có việc làm tốt thì phải có ngoại ngữ tốt. Ưu tiên hàng đầu chắc chắn phải là tiếng Anh. Sau tiếng Anh thì mới tính tới các thứ tiếng khác. Đó là xét theo tiêu chí học ngoại ngữ để kiếm việc làm hay.

Còn học ngoại ngữ theo sở thích thì không bàn luận được bởi sở thích của mỗi người không giống nhau.

Các bạn trẻ khi đọc báo thì nên cẩn thận vì đôi khi những bài viết thể hiện ý chí nhất thời của một số ít người, hoặc chỉ là những chiêu PR của chính các lớp dạy tiếng đó thôi.

Biết thêm ngoại ngữ nào chả tốt. Nhưng phải biết giỏi chứ không phải là biết kiểu hello, how are you I am very well thank you and you?

PS. Bài viết này là nói chung vì trong mọi trường hợp đều có ngoại lệ. Tượng tự như cái này: xét tổng thể thì mọi cái đều đúng, nhưng nếu tách bạch ra từng trường hợp riêng biệt thì bao giờ cũng có vấn đề]. Bởi vậy khi ai đó đọc một điều gì thấy về cơ bản là đúng thì là ổn
Advertisements

Share this:

Related

  • Nên học ngoại ngữ gì sau tiếng Anh?
  • March 21, 2012
  • In "Ngoại ngữ [tiếng Anh, English]"
  • Cử nhân ngoại ngữ ra trường làm gì?
  • March 30, 2012
  • In "Ngoại ngữ [tiếng Anh, English]"
  • Tại sao không nên học cử nhân ngoại ngữ [tiếng Anh / ngôn ngữ Anh]
  • March 6, 2012
  • In "Ngoại ngữ [tiếng Anh, English]"

Video liên quan

Chủ Đề