Có nên học kinh doanh quốc tế ở FPT

Thuộc khối Quản trị kinh doanh và có thêm hậu tố: quốc tế, Kinh doanh quốc tế nghiễm nhiên trở thành một ngành học hot hit. Bài viết dưới đây sẽ mang tới bạn cái nhìn cụ thể hơn về ngành học này.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp và thế giới dần trở nên phẳng, ngành Kinh doanh quốc tế đang trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên cũng có không ít nghi ngại với chính ngành học này, nhiều người cho rằng việc học ngành Kinh doanh quốc tế giống như việc đọc bách khoa toàn thư, cái gì cũng học nhưng thiếu chuyên sâu. Điều này dẫn đến các thắc mắc về triển vọng nghề nghiệp của ngành Kinh doanh quốc tế.

BẢNG XẾP HẠNG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

Minh oan cho ngành học Kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Chính bởi hoạt động kinh doanh quốc tế rất đa dạng nên chuyên ngành Kinh doanh quốc tế có nội dung học tập bao gồm kiến thức của nhiều chuyên ngành khác.

Theo học ngành này, sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, có khả năng xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh toàn cầu nhằm đảm bảo thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa. Sinh viên cũng sẽ biết cách phân tích tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, địa lý và văn hóa đến hoạt động doanh nghiệp, như thông qua các kiến thức tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, chính sách kinh tế đối ngoại...

Đặc biệt, sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ được đào tạo về phân tích tài chính, thị trường ngoại hối, hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới để hiểu rõ về quản trị và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học các kỹ năng có thể chuyển đổi, ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác, như kỹ năng ngôn ngữ và các kỹ năng mềm [giao tiếp, giải quyết vấn đề, đàm phán, quản lý...]


Kinh doanh quốc tế là ngành học có sự giao thoa kiến thức của nhiều chuyên ngành [Nguồn: cloudfront]

Kinh doanh quốc tế và người anh em sinh đôi

Ngành học Kinh doanh quốc tế thường bị nhầm lẫn với ngành Kinh tế quốc tế [hay Kinh tế đối ngoại]. Để giúp bạn phân biệt hai ngành học dây mơ rễ má này, Edu2Review đã tổng hợp những nét khác biệt của hai ngành học qua bảng dưới đây.

Ngành học

Kinh doanh quốc tế

Kinh tế quốc tế

Định hướng

Thiên về quản trị, phân tích kế hoạch và chiến lược cho từng bộ phận kinh doanh trong công ty. Tập trung vào các môn học quản trị, như quản trị tài chính, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự, marketing...

Thiên về các chuyên ngành xuất nhập khẩu, logistics, vận tải bảo hiểm, phân tích đối ngoại, chính sách thương mại. Tập trung vào 2 lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế

Tính chất

Mang tính vi mô trong doanh nghiệp

Mang tính học thuật, vĩ mô

Cơ hội làm việc

- Các tập đoàn, công ty đa quốc gia

- Các công ty, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty liên doanh, khu chế xuất, khu công nghệ cao...

- Các cơ quản quản lý nhà nước, các tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế, quan hệ đối ngoại...

- Các công ty, cơ quan, tổ chức liên quan đến xúc tiến thương mại, giao thương với nước ngoài: lãnh sự quán, phòng xúc tiến thương mại, các tổ chức có yếu tố nước ngoài

- Các tập đoàn, công ty đa quốc gia

- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bảo hiểm, văn phòng đại diện

- Các ngân hàng ngoại thương về thanh toán quốc tế, khai báo hải quan

- Các cơ quan nhà nước: Bộ Công thương, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại, các văn phòng quản lý về đầu tư nước ngoài...

- Tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các viện, trung tâm Nghiên cứu kinh tế, các trường đại học cao đẳng...

Ngành học hot, đầu ra siêu hit

Với những thông tin ở trên, hẳn các bạn cũng đã phần nào hình dung được cơ hội đầu ra của ngành Kinh doanh quốc tế. Và dưới đây là top 5 công việc đầu ra của ngành học này được nhiều chuyên gia dự đoán là có nhu cầu nhân sự cao trong tương lai.

  • Xuất nhập khẩu: Nhiều hiệp định kinh tế được ký kết như hiệp định TPP, WTO sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh. Đi kèm với đó là sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu. Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế nếu có thêm chứng chỉ ngoại ngữ và nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì bạn hoàn toàn có thể theo đuổi ngành nghề này.
  • Ngành Logistic: Cùng với sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu chính là sự đi lên của lĩnh vực logistics. Tại Việt Nam, logistics/hậu cần tiếp vận đang là một ngành còn khá mới mẻ. Chính bởi vậy, trong tương lai, nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này sẽ ngày càng tăng.
  • Ngành Marketing: Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cho thấy ngành marketing tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất. So với sinh viên chuyên ngành marketing, sinh viên Kinh doanh quốc tế có lợi thế nắm rõ các kiến thức về chính sách kinh tế, thương mại, tài chính hơn. Do đó, bạn cũng có nhiều cơ hội việc làm marketing cho các công ty về lĩnh vực tài chính, xuất nhập khẩu, thương mại...
  • Ngành Quản trị kinh doanh: Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam đã có khoảng 200.000 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp có hoạt động ngoài nước cũng rất phát triển. Đây là cơ hội về số lượng việc làm trong ngành này, nhưng tiềm ẩn rất nhiều sự cạnh tranh bởi số lượng sinh viên theo học các ngành kinh doanh rất lớn.
  • Ngành Kinh doanh: Khởi nghiệp là cụm từ quen thuộc trong những năm gần đây ở Việt Nam. Là một sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, bạn hoàn toàn có đủ khả năng để tự mình đứng ra xây dựng một doanh nghiệp của riêng mình.


Ngành Kinh doanh quốc tế có triển vọng nghề nghiệp lớn [Nguồn: wanderlustworker]

Chọn mặt gửi vàng với danh sách các trường đại học uy tín

Nhìn chung, các trường khối ngành kinh tế đều có giảng dạy ngành Kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên để giúp các sĩ tử lựa chọn địa chỉ đào tạo uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh nghề nghiệp, Edu2Review đã giúp bạn tổng hợp danh sách các đại học có thế mạnh về giảng dạy ngành học đầy tiềm năng này.

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

- Đại học Ngoại thương

- Khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội

- Đại học Thương mại

- Học viện Ngân hàng

- Đại học FPT

- Đại Học Kinh tế Quốc dân

- Khoa Quốc Tế Đại học Thái Nguyên

- Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng

- Đại học Phan Thiết

- Đại học Ngoại thương

- Đại học Quốc tế ĐHQG TP.HCM

- Đại học Kinh tế TP.HCM

- Đại học FPT

- Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM

- Đại học Mở TP.HCM

- Đại học Tài chính Marketing

Tùy theo từng trường, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ xét tuyển các tổ hợp bộ môn khác nhau nhưng đa số đều tuyển sinh các khối tổ hợp: A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]; A01 [Toán, Vật Lý, Tiếng Anh]; D01 [Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh]; D07 [Toán, Hóa Học, Tiếng Anh]; D09 [Toán, Lịch sử, Tiếng Anh].

Với những thông tin trên, Edu2Review hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành học Kinh doanh quốc tế. Đừng quên ghé thăm Edu2Review thường xuyên để đón đọc những bài viết mới về định hướng nghề nghiệp và chuẩn bị cho mùa tuyển sinh sắp tới bạn nhé!

Khuê Lâm [Tổng hợp]
Nguồn ảnh cover: senecacollege

Tags

Thông tin tuyển sinh
định hướng nghề nghiệp
Tư vấn tuyển sinh

Video liên quan

Chủ Đề