Quy định về phong tỏa tài khoản ngân hàng

Thời gian đọc: 6 phút

Nội dung

  • Phong toả tài khoản ngân hàng là gì?
    • Khái niệm/định nghĩa
  • Việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong các hoạt động nào?
    • Trong hoạt động tố tụng dân sự
    • Trong hoạt động tố tụng hình sự
    • Trong hoạt động thi hành án dân sự
    • Trong hoạt động quản lý thuế
    • Trường hợp ví dụ:
    • Câu hỏi:
    • Trường hợp này xin được tư vấn như sau:
    • Vật chứng được xử lý như sau:
  • Điều kiện để kết thúc phong tỏa tài khoản
  • Bí quyết để phòng tránh việc bị phong tỏa tài khoản và có một trạng thái tài chính khỏe mạnh

Phong toả tài khoản ngân hàng là gì?

Khái niệm/định nghĩa

Hiện nay, khái niệm phong tỏa tài khoản không được định nghĩa chính thức trong các văn bản quy định của pháp luật thì có thể hiểu một cách đơn giản về phong tỏa tài khoản là là việc tài khoản bị các tổ chức tín dụng khóa một phần hoặc toàn bộ trong một thời hạn nhất định mà không được thực hiện bất kỳ một giao dịch nào trong thời gian bị phong tỏa khi vi phạm một số quy định được nhà nước ban hành theo quy định của từng ngân hàng.

Nếu trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường; trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán theo quy định nêu trên thì số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá với số tiền trên lệnh chuyển tiền bị sai sót, nhầm lẫn.

Ảnh minh họa
  • Lãi suất tiền gửi hiện nay có đang chạm đáy?
  • So sánh Lãi suất vay mua nhà tháng 03/2021 [Tốt nhất 5.99%]
  • Lãi suất tiền gửi tháng 03/2021 cao nhất tiếp tục là 8,4%/năm

Các trường hợp bị ngân hàng phong tỏa tài khoản?

Không phải trường hợp nào mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ được phong tỏa tài khoản của khách hàng mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng chỉ thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Khi có hành vi cần phải xác minh cần phải phong tỏa tài khoản để giải quyết sự việc khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền như bên cơ quan điều tra, tòa án và cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Trong quá trình kiểm tra, thanh tra hoặc bằng các nghiệp vụ khác thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng khi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót.

+ Các tổ chức cung ứng dịch vụ phong tỏa tài khoản khách hàng khi có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

Việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong các hoạt động nào?

Trong hoạt động tố tụng dân sự

Việc yêu cầu PTTK tại TCTD theo yêu cầu bằng văn bản của tòa án có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án có liên quan và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Thủ tục yêu cầu TCTD PTTK cần phải thực hiện theo quy định củaBLTTDS2015 về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trong hoạt động tố tụng hình sự

Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu PTTK.

Trình tự, thủ tục yêu cầu PTTK thực hiện theo quy định tại Điều 129BLTTHS2015. Theo đó, PTTK chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại TCTD hoặc Kho bạc Nhà nước.

Cạnh đó, PTTK cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.

Trong hoạt động thi hành án dân sự

Yêu cầu PTTK là một trong những biện pháp bảo đảm thi hành án. Theo Điều 67 Luật Thi hành án dân sự thì việc PTTK được thực hiện trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản tại TCTD.

Quyết định PTTK phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa cho TCTD đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.

Trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong tỏa thì chấp hành viên lập biên bản yêu cầu TCTD đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án PTTK.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, chấp hành viên phải ra quyết định PTTK. Tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay yêu cầu của chấp hành viên về PTTK.

Trong hoạt động quản lý thuế

Yêu cầu PTTK là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Trường hợp ví dụ:

Anh Vinh bị phong tỏa tài khoản Ngân hàng hồi 03/2019 đến giờ. Do cơ quan công an ra quyết định phong tỏa tài khoản để điều tra về tội đánh bạc và chyển tiền đánh bạc. Và anh Vinh đã 2 lần ra bộ công an để lấy lời khai hồi tháng 03/2019 là chỉ chuyển tiền và nhận tiền dùm một người quen, và người đó nói là cần tài khoản nhận và chuyển tiền để mua bán hàng trên mạng.

Nhưng công an thì nói người đó chơi đánh bạc. Nhưng họ không đưa chứng cứ là có hành vi đánh bạc. Nhưng giờ được hơn 1 năm rồi mà không thấy khởi tố hay bị gì, nhưng tài khoản vẫn bị khóa không thể sử dụng tiền trong tài khoản.

Câu hỏi:

Vậy thì nếu điều tra và phong tỏa vậy thì phải bao lâu thì hết hiệu lực? và việc phong tỏa vậy trong thời gian lâu vậy thì có đúng luật không? Và thời gian điều tra là bao lâu?

Trường hợp này xin được tư vấn như sau:

Căn cứ vào Điều 103Bộ luật tố tụng hình sự 2003quy địnhNhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

Như vậy,trong thời hạn 20 ngày hoặc có thể gia hạn đến 2 tháng kể từ ngày phát hiện tội phạm hoặc nhận được tin báo tội phạmcơ quan điều tra có nghĩa vụ kiểm tra, xác minh nguồn tin. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì phải raquyết định khởi tố vụ án hình sự. Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì cũng phải ra quyết địnhkhông khởi tố vụ án hình sự.

Theo Điều 17Thông tư Số: 23/2014/TT-NHNNquy định Phong tỏa tài khoản thanh toán thì

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:

a] Kết thúc thời hạn phong tỏa;

b] Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;..

Như vậy,việc chấm dứt phong tỏa tài khoản cầncó văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán hoặc sau khi cơ quan điều tra xác minh tài khoản thanh toán không có gian lận hoặc vi phạm phạm pháp luật.

Tài khoản ngân hàng của bạn có thể coi là chứng cứ của vụ việc, do vậy việc xử lý vật chứng cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Cụ thể:Theo Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định xử lý vật chứng như sau.

Vật chứng được xử lý như sau:

Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;.

Như vậy, khi xác định được vụ việc, vật chứng là tài sản hợp pháp của bạn mà bạn không có dấu hiệu tội phạm thì cần phải trả lại tài sản cho bạn. Trong trường hợp này bạn được coi là người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc. Do đó, nếuđã qua 1 năm mà Cơ quan điều tra vẫn chưa ra một trong 2 quyết định trên, thì bạn có thể yêu cầu phía CQĐT giải trình về vấn đề này. Theo đó, yêu cầu phía CQĐT có văn bản giải quyết vấn đề phong tỏa tài khoản của bạn.

Điều kiện để kết thúc phong tỏa tài khoản

Phong tỏa tài khoản sẽ được chấm dứt sẽ kết thúc thời hạn phong tỏa theo quy định của pháp luật.

Sau khi vụ việc đã được giải quyết làm rõ khi có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán thì sẽ mở lại cho chủ tài khoản ngân hàng.

Thông thường thì phong tỏa tài khoản chấm dứt sau khi các tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền sau khi đã phong tỏa tài khoản.

Khi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài sản khi có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.

Bí quyết để phòng tránh việc bị phong tỏa tài khoản và có một trạng thái tài chính khỏe mạnh

+ Tránh cho người khác mượn tài khoản cá nhân.

+ Tránh sử dụng chung tài khoản cá nhân với nhiều người khác.

+ Không tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật: đánh bạc, lừa đảo, mua bán bất hợp pháp

Các bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề