Mức lương tối thiểu đóng bhxh năm 2023

Chính phủ sẽ hoàn thiện và triển khai chính sách về lao động, tiền lương, trong đó có điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1/7/2023, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Sáng 20/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo với Quốc hội kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Ông cho biết, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp khiến một bộ phận nghỉ việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục.

Tại phiên họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, Ban cán sự đảng Chính phủ đã trình hội nghị Trung ương 6 khóa XIII điều chỉnh lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng [tăng 20,8%].

Lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính lương của cán bộ, công chức, viên chức... trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác. Trước đây, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hàng năm, nhưng 3 năm qua không thể thực hiện do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, đời sống cán bộ, công chức, viên chức gặp nhiều khó khăn.

Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm [hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34] sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đọc báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, sáng 20/10. Ảnh: Hoàng Phong

Theo Thủ tướng, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Ban cán sự Đảng Chính phủ sẽ trình Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sẽ được triển khai, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Chính phủ cũng sẽ có giải pháp nâng cao trình độ dân trí, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đồng thời triển khai đề án xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội.

Lãnh đạo Chính phủ khẳng định sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; tăng cường y tế cơ sở, dự phòng, đảm bảo năng lực khám, chữa bệnh, phòng chống dịch của hệ thống y tế; cơ chế tài chính y tế tiếp tục được đổi mới; thực hiện lộ trình phù hợp tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.

Các công trình giao thông trọng điểm quốc gia, liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, đường sắt đô thị sẽ được ưu tiên đẩy nhanh tiến độ. Nguồn lực xã hội được huy động đầu tư kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là hình thức hợp tác công tư. Năm 2023, Chính phủ phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng một số đoạn cao tốc như Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2.

Đồng thời, nhiều dự án sẽ được khởi công, như Vành đai 3 TP HCM; Vành đai 4 Hà Nội; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Đắk Nông - Bình Phước; Nam Định - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng; Kon Tum - Quảng Ngãi; Lạng Sơn - Cao Bằng...

Một số sân bay cũng được dự kiến nâng cấp mở rộng, khai thác lưỡng dụng như Phan Thiết, Thành Sơn, Chu Lai, Lào Cai, Nà Sản, Vinh; nghiên cứu mở rộng theo phương thức PPP để khai thác lưỡng dụng sân bay Biên Hòa, Gia Lâm.

Đến năm 2022, khoảng 565 km cao tốc đã được hoàn thành; trong đó đưa vào khai thác 365 km và thông tuyến 200 km. Cuối năm 2022, sẽ có 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam được khởi công, với chiều dài gần 730 km.

Dù đạt nhiều kết quả, Thủ tướng thừa nhận, kỷ luật hành chính có nơi chưa nghiêm; một số cán bộ công chức vi phạm quy định, bị kỷ luật. Một số vụ việc tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, mất an toàn lao động, cháy nổ, lừa đảo qua mạng “còn diễn biến phức tạp”. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý dứt điểm...

Theo VNE

Chế độ hưu trí là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Chế độ này nhằm ổn định cuộc sống lâu dài của người lao động khi họ bị suy giảm khả năng lao động hoặc khi hết tuổi lao động, không thể tạo ra thu nhập để đảm bảo được cuộc sống. Trong việc áp dụng và thực hiện các các quy định của pháp luật về chế độ hưu trí vẫn còn nhiều vướng mắc: Liệu rằng cán bộ hưu trí có được tăng lương không? Điều này sẽ được gải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Sự thay đổi của lương hưu

1.1 Mức hưởng lương hưu hàng tháng

Theo nội dung được quy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được quy định theo thời gian đóng BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất là 45% và cao nhất là 75%.

Căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 9 và Khoản 1, 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hướng dẫn cụ thể cách tính mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong khu vực nhà nước và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH do người sử dụng lao động đóng quyết định. Vì vậy, mức lương hưu sẽ thay đổi phụ thuộc theo mức lương cơ sở và mức điều chỉnh tiền lương qua các năm tương ứng.

Công thức tính mức hưởng lương hưu:

Mức hưởng lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

1.2 Sự thay đổi của lương hưu khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng.

** Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối thiểu.

Mức tối thiểu đóng BHXH của người lao động [NLĐ] sẽ bằng mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng. Mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức bình quân tháng đóng BHXH tối thiểu tăng, dẫn đến mức lương hưu tối thiểu cũng sẽ tăng theo. 

Mức tăng lương hưu tối thiểu vùng = Tỷ lệ lương hưu x Mức tăng lương tối thiểu vùng.

Mỗi vùng khác nhau thì mức lương bình quân đóng BHXH tối thiểu cũng khác nhau. Đối với những NLĐ thuộc vùng I và II thì mức lương bình quân đóng BHXH tối thiểu cao hơn vùng III vùng IV vì vậy mà mức hưởng lương hưu tối thiểu cũng sẽ cao hơn vùng III và vùng IV. 

** Ảnh hưởng đến mức lương hưu tối đa.

Mức lương hưu tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Từ 1/1/2020 mức lương cơ sở được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương hưu tối đa cán bộ hưu trí được hưởng không quá 1,49 triệu x 20 = 29,8 triệu/tháng. Mức lương cơ sở tăng thì mức lương hưu tối đa cũng sẽ tăng.

Có thể thấy, mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng rất nhiều đến mức lương hưu mà NLĐ được hưởng. Khi mức lương cơ sở tăng, mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương hưu tối thiểu và mức lương hưu tối đa tăng.

Dưới những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, ngày 19/06/2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 122/2020/QH14  trong đó thống nhất không tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2020. Vì thế, từ 01/07/2020 đến 30/06/2021, mức lương hưu của các cán bộ hưu trí không được điều chỉnh tăng lên 7,38% như dự kiến trước đó [tăng từ 1,49 triệu/ tháng lên 1,6 triệu/ tháng].

Từ 01/07/2021, mức lương hưu của các cán bộ hưu trí sẽ thế nào? Có tăng hay không?

Theo thông tin mới ghi nhận, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Nghị quyết số 122/2020/QH14 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, trong đó chỉ rõ, lương cơ sở năm 2021 vẫn được giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng [để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 và giải quyết một số vấn đề cấp bách khác]. Do đó, ở thời điểm hiện tại [năm 2021], mức lương hưu của các cán bộ hưu trí không tăng

3Dự kiến tăng 15% mức lương hưu và các loại trợ cấp từ 01/01/2022.

Bộ LĐTB&XH hiện đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng. Theo nội dung dự thảo, kể từ ngày 1/1/2022, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 đối với 8 đối tượng dưới đây:

- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và NLĐ [bao gồm cả những người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg về việc chuyển BHXH nông dân Nghệ An sang BHXH tự nguyện]; quân nhân, công an nhân dân và những người làm công tác cơ yếu đang được hưởng lương hưu hằng tháng.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn được quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về CBCC cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định 09/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng.

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng và theo Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010 về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206/CP năm 1979 về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm công việc nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn hiện đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130/CP năm 1975 bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định 111-HĐBT năm 1981 về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.

- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, Quyết định 38/2010/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 142/2008/QĐ-TTg.

- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong CANN đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.   

- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

- Người đang hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hằng tháng.

Ngoài ra, đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng sau khi đã được điều chỉnh theo quy định trên thấp hơn 2.500.000 đồng/tháng thì mức điều chỉnh cụ thể như sau:

+ Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người đang hưởng mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống;

+ Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người đang hưởng mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.

Bộ đề xuất mức điều chỉnh 15% này nhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của các khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do những tác động của các yếu tố lạm phát và chia sẻ 1 phần thành quả từ việc phát triển kinh tế của 3 năm 2019, 2020 và năm 2021 do trong năm 2020 và năm 2021 không thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH.

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp chi tiết về việc các bộ hưu trí có được tăng lương không? Qua những thông tin bài viết đưa ra có thể thấy rằng, mức lương hưu năm 2021 sẽ vẫn giữ nguyên. Kể từ 1/1/2022 mức lương hưu sẽ tăng khi mức lương cơ sở tăng theo đúng quy định.

Chủ Đề