Thí sinh thi lại đại học 2023

Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường ĐH loại bỏ các phương thức xét tuyển đại học không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây vướng mắc cho thí sinh.

Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về một số nội dung chính trong công tác tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022. 

Xem xét khuyến cáo không thực hiện việc xét tuyển sớm

Trong báo cáo này, Bộ GD-ĐT cho biết công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic. Đồng thời, Bộ sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ [không sử dụng] các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh. 

Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.

Giảm điểm ưu tiên đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao

Cũng theo Bộ GD-ĐT, từ năm 2023, Bộ áp dụng chính sách giảm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao [từ 22,5 điểm trở lên khi quy đổi theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn] nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục tình trạng có thí sinh đạt kết quả điểm xét tuyển là 30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển ĐH, CĐ.

Điều này xuất phát từ việc năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở lên thiếu công bằng. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến và việc rà soát  điểm ưu tiên năm 2020, 2021  nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên.

Theo đó, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng 3 môn thi THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [[30 – Tổng điểm đạt được]/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế.

Trước nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề không cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh tự do thi lại của Bộ GD&ĐT trước đó. Bộ đã có những điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

  • Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm TP HCM có 2 thí sinh đạt điểm 10
  • Quy định mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, Thí sinh để đồ dùng cá nhân cách phòng thi 25m
Những thí sinh thi lại 1 năm vẫn được hưởng chính sách ưu tiên khu vực.

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2022 lần thứ 2:

Đêm nay, ngày 10/6 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2022. Tuy nhiên theo những thông tin ghi nhận được của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, trong bản dự thảo sửa đổi lần này, Bộ đã có khá nhiều thay đổi tích cực, tiếp thu từ những đóng góp, ý kiến phản hồi của cộng đồng.

Trước nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến dự thảo lần thứ nhất của Bộ GD&ĐT về nội dung không cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh tự do kể từ năm 2022, nhất là từ nhóm thí sinh xét tuyển lại năm nay. Bộ đã cân nhắc và điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Theo đó, tính từ năm 2023, thí sinh vẫn sẽ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực trong năm tốt nghiệp THPT và 1 năm kế tiếp khi xét tuyển đại học, cao đẳng. Nghĩa là thí sinh thi lại năm đầu vẫn được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Tuy nhiên, việc tính mức điểm ưu tiên với từng nhóm thí sinh lại được điều chỉnh theo mức điểm các thí sinh đạt được.

Thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT ba năm qua, Bộ cho rằng nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp và luôn có phổ điểm tổng ba môn cao hơn hẳn các nhóm còn lại.

Trong số 75% thí sinh còn lại được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau thường có tổng điểm ba môn dưới 22,5, chỉ khi được công điểm ưu tiên, các em mới có khả năng tiệm cận về mức điểm với nhóm 25% thí sinh không được cộng.

Từ đó, Bộ chứng tỏ cộng điểm ưu tiên đã gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho nhóm có điều kiện khó khăn hơn. Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ thí sinh đạt điểm từ 22,5 trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt. Điều này dẫn tới sự bất công khi thí sinh ứng tuyển vào các ngành, trường có mức độ cạnh tranh cao; đẩy điểm chuẩn một số ngành lên tới 30.

Để khắc phục, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến từ năm 2023, mức điểm ưu tiên khu vực và đối tượng với thí sinh đạt từ 22,5 điểm, tương đương 7,5 điểm mỗi môn trong tổ hợp ba môn, được giảm tuyến tính theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Như vậy với dự kiến này, từ năm 2023 mức điểm cộng ưu tiên đối với thí sinh đạt từ 22,5 điểm sẽ giảm đi, thậm chí những em thí sinh đạt 30 điểm còn không được cộng điểm.

Theo lý giải của Bộ, việc áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế.

Những thí sinh thi lại 1 năm vẫn được hưởng chính sách ưu tiên khu vực.

Những thay đổi khác:

Ngoài việc điều chỉnh cộng điểm ưu tiên, trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT, qua hai lần sửa đổi còn có những thay đổi khác như:

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tất cả nguyện vọng xét tuyển đại học của thí sinh được ghi nhận vào hệ thống từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo nếu có. Và tất cả các nguyện vọng xét tuyển của thí sinh đều phải đưa lên phần mềm xử lý và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất.

Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức xét tuyển sớm.

Một điểm mới nữa trong năm nay là thí sinh không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập khi đăng ký xét tuyển vào nhiều đại học bởi các trường THPT sẽ cập nhật kết quả lên cơ sở dữ liệu ngành rồi đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh.

Chủ Đề