Một lần thay đổi luật pháp tốn bao nhiêu tiền năm 2024

Tại Điều 119 Hiến pháp 2013 có đề cập Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

- Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Bên cạnh đó, theo dòng lịch sử lập hiến, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp cụ thể như:

- Hiến pháp 1946, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 09 tháng 11 năm 1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.

- Hiến pháp 1959, do Quốc hội khóa 2 thông qua vào ngày 12/12/1959. Bản Hiến pháp này thể hiện bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ miền Bắc thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Hiến pháp 1980, do Quốc hội khóa 5 thông qua vào ngày 18/12/1980. Bản Hiến pháp này thể hiện bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Hiến pháp 1992, do Quốc hội khóa 8 thông qua vào ngày 15/04/1992. Bản Hiến pháp này thể hiện bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

- Hiến pháp 2013, do Quốc hội khóa 13 thông qua vào ngày 28/11/2013. Bản Hiến pháp này thể hiện bước phát triển mới của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Một lần thay đổi luật pháp tốn bao nhiêu tiền năm 2024

Việc sửa đổi Hiến pháp được quy định như thế nào? Nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp? (Hình từ Internet)

Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?

Căn cứ tại Điều 70 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
....

Như vậy, Hiến pháp do Quốc hội ban hành. Việc sửa đổi Hiến pháp cũng do Quốc hội thực hiện. Ngoài ra, thông qua Hiến pháp luật và nghị quyết, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cáo.

Bên cạnh đó, Quốc hội có quyền xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

Việc sửa đổi Hiến pháp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 120 Hiến pháp 2013, sửa đổi Hiến pháp được quy định như sau:

- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất 1/ tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

- Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

- Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Theo Hiến pháp 2013 vị trí và chức năng của Quốc hội là gì? Nhiệm kỳ của Quốc hội là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 69 Hiến pháp 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có chức năng thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tại Điều 71 Hiến pháp 2013, nhiệm kỳ của Quốc hội là 05 năm. 60 ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.

Trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

Theo chương trình Kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Để dự án Luật thực sự chất lượng trước khi trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là việc đảm bảo quyền lợi cho người dân khi địa phương, cơ quan Nhà nước thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án, công trình xây dựng hay phục vụ cho các hoạt động, mục đích khác.

Trao đổi trên Quochoi.vn xung quanh nội dung này, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết: Hiện nay, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc tham gia đóng góp ý kiến cho dự án Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân trong việc sở hữu, thực hiện các quyền về đất đai.

Việc các đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 07 dự án Luật, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đóng vai trò hết sức to lớn và quan trọng nhằm bảo đảm cho các dự án luật được trình ra Quốc hội trong kỳ họp thứ 5 tới được nghiên cứu kỹ lưỡng, để khi Luật được ban hành, đi vào cuộc sống luôn đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng của người dân cũng như bảo đảm cho các cơ quan quản lý Nhà nước có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện quyền quản lý khi được giao nhiệm vụ.

Việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của người dân vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau

Trao đổi về vấn đề đền bù, thu hồi đất thực hiện giải phóng mặt bằng, đại biểu Nguyễn Hải Hưng cho rằng: Đây là vấn đề mà người dân và địa phương hết sức quan tâm.

Thông qua việc sửa đổi Luật Đất đai, các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức sẽ có những quy định cụ thể, rõ ràng; không chồng chéo, không mâu thuẫn với các luật khác. Đối với người dân cũng rất quan tâm việc đền bù khi địa phương lấy đất để thực hiện các dự án.

Trong Luật Đất đai ở những lần sửa đổi trước, quyền lợi của người dân vẫn còn bị ảnh hưởng, chưa được đảm bảo khi địa phương, các cơ quan của Nhà nước tiến hành thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

Vì vậy, trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đều chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho người dân khi cơ quan Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng với tiêu chí là chỗ ở của người dân tại nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Hiện nay, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của người dân vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Theo quan điểm của đại biểu, việc doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân để thực hiện các dự án cần phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng.

Vì thế, trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phải khẳng định quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước nên Nhà nước cần phải đứng ra giải phóng mặt bằng để bảo đảm cho người dân có quyền lợi.

Nếu làm việc gì cũng dựa vào dân, xin ý kiến của người dân và được người dân đồng thuận thì sẽ triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng được tốt hơn.

Nhà nước phải đứng ra thu hồi đất, đền bù cho người dân

Đại biểu Nguyễn Hải Hưng cho rằng, để giảm được những vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai của người dân thì cơ quan quản lý của Nhà nước phải đứng ra tiến hành các biện pháp thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, đền bù cho người dân.

Trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần có một quy định cụ thể là Nhà nước phải làm gì và người dân được làm gì để hướng tới một mục tiêu chung là khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để phát triển kinh tế thì nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Tuy nhiên, rất khó có thể nhận được sự đồng thuận 100% của người dân trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Vì thế, Nhà nước phải tính đến một phương án như trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã đề cập là chỉ bảo đảm có bao nhiêu phần trăm theo đa số. Còn lại phải có những biện pháp hành chính khác can thiệp vào thì mới đảm bảo được phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.

Điều này cũng tránh được như trong thời gian qua có tình trạng giải phóng mặt bằng để triển khai một dự án nào đó đã có tới 99% người dân đồng thuận với phương án đưa ra nhưng chỉ có 1% không tán thành thì rất khó để triển khai.

Nếu nỗ lực hết sức, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Về tiến độ xây dựng luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Hải Hưng cho rằng: Với cách làm hiện nay và với sự chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự vào cuộc hết sức khẩn trương, tích cực, chủ động của Chính phủ, chúng ta đã triển khai việc làm chưa có tiền lệ là lấy ý kiến rộng rãi của người dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể khác, người dân đã đóng góp quan điểm, đề xuất hết sức tích cực vào dự án Luật để Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp.

Để dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, còn nhiều việc cần triển khai như Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải có một phiên họp chuyên đề.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội cũng phải vào cuộc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Nhân dân đóng góp tại Kỳ họp thứ 5.

Đại biểu Nguyễn Hải Hưng tin rằng, nếu chúng ta thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6.