Miệng tiết nhiều nước bọt có phải mang thai

Có nhiều nước bọt hơn khi mang thai có phải là hiện tượng bình thường không? Nguyên nhân nào gây ra trình trạng này? Tôi phải làm gì để tiết ít nước bọt hơn trong thai kỳ? Bác sĩ của suckhoe123.vn sẽ giải đáp giúp bạn.

Nước bọt nhiều được gọi là chứng nước bọt thừa (ptyalism hoặc sialorrhea) và tình trạng này không ảnh hưởng gì đến em bé của bạn.

Ở tình trạng bình thường, các tuyến nước bọt của bạn sản xuất khoảng 1,5 lít nước bọt mỗi ngày nhưng thường bạn sẽ không nhận thấy nó bởi vì bạn nuốt liên tục và vô thức. Nếu bây giờ bạn đột nhiên có nhiều nước bọt trong miệng khi đang mang thai, bạn thực sự có thể sản xuất nhiều hơn hoặc nuốt ít hơn - hoặc cả hai.

Một số phụ nữ cảm thấy như thể họ nuốt nhiều hơn bình thường khi họ buồn nôn. Một vài phụ nữ mang thai có nhiều nước bọt đến nỗi cần phải nhổ đi.

Tại sao tôi có nhiều nước bọt trong suốt thai kỳ?

Bạn có thể tiết nhiều nước bọt hơn trong suốt thai kỳ là vì:

  • Thay đổi nội tiết. Các chuyên gia không biết tại sao một số phụ nữ có nước bọt thừa trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng sự thay đổi hormone có thể là một nguyên nhân.
  • Buồn nôn. Cảm giác buồn nôn có thể làm cho một số phụ nữ cố gắng nuốt ít hơn, và điều này gây ra tích nước bọt trong miệng. Tình trạng nước bọt thừa là phổ biến hơn ở những phụ nữ mắc chứng ốm nghén nặng đến tận ngày sinh gọi là hyperemesis gravidarum.
  • Ợ nóng. Sản xuất nhiều nước bọt cũng có thể liên quan đến chứng ợ nóng, thường xảy ra trong thai kỳ. Các thành phần trong dạ dày có tính axit và có thể gây kích thích thực quản của khi chúng ợ lên. Các cảm biến đo mức axit trong thực quản của bạn sau đó sẽ kích thích tuyến nước bọt sản xuất nước bọt với nồng độ bicarbonate cao hơn, đó là một loại chất kiềm
  • Kích thích. Một số chất kích thích, như thuốc lá, cũng có thể làm tăng nước bọt vì răng có thể bị sâu và mắc các bệnh nhiễm trùng đường miệng khác, một số thuốc, tiếp xúc với chất độc (như thủy ngân và thuốc trừ sâu) và một số bệnh lý khác.

Tôi có thể làm gì để tiết nước bọt ít hơn trong thai kỳ?

Nói với bác sĩ rằng bạn có quá nhiều nước bọt để họ có thể giúp bạn xác định và điều trị các vấn đề cơ bản, như buồn nôn, nôn mửa, hoặc ợ nóng. Không có nhiều điều bạn có thể làm để cải thiện, nhưng các bác sĩ thường nói một số việc làm hữu ích. Dưới đây là 5 cách để bạn có thể "đối phó" với tình trạng khó chịu này: 

  1. Đánh răng, và dùng nước súc miệng nhiều lần trong ngày.
  2. Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ, cân bằng và không ăn nhiều đồ ăn tinh bột.
  3. Uống nhiều nước. Luôn để một chai nước bên mình và thường xuyên nhâm nhi. (Điều này cũng giúp bạn cung cấp đủ nước)
  4. Nuốt nước bọt thừa nếu có thể. Ngoài ra, thử ăn kẹo cứng hoặc nhai kẹo cao su không đường. Điều này sẽ không giúp bạn sản xuất ít nước bọt hơn nhưng sẽ giúp tiết ít nước bọt.
  5. Nếu nuốt nước bọt khiến bạn cảm thấy buồn nôn, hãy nhổ ra.

Đối với nhiều phụ nữ, vấn đề này gây phiền nhiễu - và đôi khi rất khổ sở - nhưng tình trạng sẽ giảm bớt hoặc biến mất khi chứng buồn nôn giảm vào khoảng cuối tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, cũng giống như buồn nôn hoặc ốm nghén, nó có thể kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai đối với một số ít phụ nữ.

Tiết nước bọt quá nhiều khi mang thai không phải là hiện tượng hiếm, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Mặc dù triệu chứng này thường vô hại  và chỉ mang tính tạm thời nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho sinh hoạt thường ngày của mẹ bầu. Để chế ngự tình trạng này và ngăn chặn bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào, người mẹ có thể tham khảo một số biện pháp tự chăm sóc đơn giản tại nhà trong bài viết sau.

Miệng tiết nhiều nước bọt có phải mang thai

Miệng tiết nhiều nước bọt có phải mang thai
Miệng tiết nhiều nước bọt có phải mang thai

Buồn nôn có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng tiết nước bọt trong thai kỳ ở nhiều chị em.

Nguyên nhân
Sự biến động của nội tiết tố trong quá trình mang thai có thể là nguyên nhân gây tiết nước bọt quá nhiều. Ngoài ra, tình trạng buồn nôn khiến người mẹ nuốt ít hơn, tạo điều kiện để nước bọt tích tụ trong miệng. Một lượng lớn nước bọt được sản xuất ra cũng có đôi khi là do chứng ợ nóng. Chứng bệnh này có thể khiến tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường để trung hòa các chất trong dạ dày và axit. Chất kích thích, khói thuốc, các bệnh về răng miệng và độc tố từ môi trường cũng có thể gây ra tình trạng dư thừa nước bọt khi mang thai ở nhiều người.
Biện pháp khắc phục

Miệng tiết nhiều nước bọt có phải mang thai

Uống nhiều nước và hãy uống thành từng ngụm nhỏ để tăng cường nuốt nhiều hơn, hạn chế tích tụ nước bọt trong miệng.

Mặc dù không có biện pháp nào có thể ngăn chặn triệt để được tình trạng tăng tiết nước bọt trong thai kỳ nhưng có rất nhiều cách để hạn chế, giảm bớt khó chịu cho người mẹ. Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế buồn nôn – một trong những nguyên nhân gây tiết nước bọt nhiều. Uống nhiều nước và hãy uống thành từng ngụm nhỏ để tăng cường nuốt nhiều hơn, hạn chế tích tụ nước bọt trong miệng.
Cân nhắc
Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng tiết nước bọt quá nhiều trong khi mang thai. Bác sĩ có thể thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân, tư vấn điều trị cho các trường hợp nước bọt quá nhiều do ợ nóng hoặc nôn mửa.

Miệng tiết nhiều nước bọt có phải mang thai

Thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng tiết nước bọt quá nhiều trong khi mang thai.

Các biến chứng có thể xảy ra
Mặc dù tiết nước bọt quá nhiều trong khi mang thai thường không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp người mẹ có thể bị mất tới 2 lít nước bọt mỗi ngày. Tình trạng này có thể dẫn tới mất nước nếu người mẹ nhổ nước bọt thường xuyên. Để ngăn chặn biến chứng này, cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày để thay thế cho lượng nước bọt mất đi.

Nếu đang đối mặt với tình trạng tăng tiết nước bọt trong thai kỳ, bạn nên báo ngay với bác sĩ ngay cả khi tình trạng này không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đây là 8 cách xử lý tăng tiết nước bọt khi mang thai đơn giản mà hiệu quả:

1. Nếu bạn đang hút thuốc khi mang thai, hãy nhanh chóng từ bỏ thói quen này. Hút thuốc không chỉ làm tăng việc sản xuất nước bọt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

2. Nếu bạn thường buồn nôn khi mang thai, bạn cần đến bác sĩ để được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp giúp kiểm soát tình trạng này.

3. Một số tình trạng tăng tiết nước bọt quá mức là do nướu và miệng có vấn đề. Bạn có thể đến nha sĩ khám và dùng thuốc nếu thật sự cần thiết và không ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Đôi khi bạn có thể nhai kẹo cao su không đường, ngậm kẹo hoặc bạc hà để đánh lạc hướng tâm trí của bạn. Tuy cách làm này không giảm tình trạng tăng tiết nước bọt, nhưng sẽ làm bạn dễ dàng nuốt nước bọt khi tiết ra hơn.

5. Tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều tinh bột và carbohydrate vì chúng dễ gây tăng tiết nước bọt khi mang thai. Mẹo nữa là bạn nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

6. Dùng nước súc miệng tự nhiên 3 – 4 lần một ngày và đánh răng cũng có thể hạn chế tình trạng này.

7. Uống nhiều nước sẽ giúp bạn nuốt nước bọt thừa đang tiết ra trong miệng.

8. Ngậm một viên đá lạnh, miệng bạn sẽ cảm thấy tê và tiết ra ít nước bọt. Bạn cũng có thể ngậm một lát chanh hay gừng để ngăn ngừa tình trạng này.

Lợi ích của việc tăng tiết nước bọt trong thai kỳ

Mặc dù chuyện tăng nước bọt trong thai kỳ gây ra cảm giác khó chịu nhưng thực chất vẫn có những lợi ích. Trong đó, bạn sẽ ngạc nhiên vì những lợi ích sau đây của tăng tiết nước bọt khi mang thai:

  • Nước bọt hoạt động như một chất bôi trơn khoang miệng nhờ vậy mà phòng ngừa được hiện tượng khô miệng khi mang thai giai đoạn đầu
  • Giúp cân bằng độ axít, phòng tình trạng ợ nóng
  • Nước bọt sản sinh trong miệng có chứa một số enzyme giúp phân hủy thức ăn thành những phân tử đường nhỏ và hỗ trợ tiêu hóa
  • Ngoài ra, nước bọt có tác dụng chống lại vi khuẩn, tránh tình trạng sâu răng.

Nếu có thể, bạn hãy nuốt nước bọt được tạo ra trong miệng. Khi cảm thấy buồn nôn, bạn có thể nhổ nước bọt ra. Tuy nhiên, vào tam cá nguyệt thứ ba, tình trạng này sẽ giảm dần. Do đó, các mẹ bầu không nên lo lắng mà hãy an tâm chăm sóc bé cưng trong bụng thật tốt nhé.