Mẹo cho be lười đi

Bé lười tập đi có thể khiến bố mẹ và mọi người lớn sốt ruột. Tuy nhiên, mẹ cần thấy rõ được vấn đề là, việc tập đi của bé là một hành trình vất vả, đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức của cả mẹ và bé. Muốn bé bước đi một bước là cả một quá trình khó khăn, vậy mà đôi khi, chỉ cần một sự cố nhỏ xảy ra như vấp ngã trong quá trình tập đi, lại có thể khiến bé lười tập đi trong suốt một thời gian dài sau lần ngã đó. Nếu gặp trường hợp này - mẹ sẽ phải xử lý thế nào? Mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu rõ hơn về nguyên do và cùng tìm cách để khắc phục nhé. 

1. Tại sao bé lười tập đi chỉ sau một lần té ngã?

Khi bắt đầu học một thứ gì đó mới mẻ, mẹ cần trang bị cho bé sức khỏe cũng như một tinh thần, tâm lí thật tốt để bắt đầu. Việc tập đi đối với bé cũng tương tự như thế, nó là một bài học mang tính thử thách rất lớn, yêu cầu bé đạt được một số chỉ tiêu nhất định cả về chỉ số cơ thể lẫn tinh thần như: cơ thể bé đã thật sự cứng cáp, có thể giữ thăng bằng tốt, cộng thêm một tinh thần can đảm. Bé phải ở tring tình trạng sẵn sàng bắt đầu và có lòng ham thích với việc tập đi nhanh, để hạn chế trạng thái chán nản sinh ra tình trạng bé lười tập đi.

Có những bé bị té ngã lúc tập đi, thường sau đó là chuối ngày dài bé không chịu tập tành gì cả.  - Ảnh Internet

Đặc biệt về mặt sức khỏe, để có thể bước đi bé phải vận dụng kết hợp nhiều bộ phận cùng lúc trên cơ thể, yêu cầu bé phải có đủ sức lực để giữ thăng bằng cho đôi chân, giữ trọng tâm và chống đỡ sức nặng của bản thân. Việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng và phải có quá trình rèn luyện tốt. Tuy nhiên, ở giai đoạn mới tập đi từ 8 – 12 tháng tuổi, cơ thể bé chưa thể đáp ứng ngay những yêu cầu trên, mà phải trải qua quá trình vừa tập đi vừa rèn luyện. Do đó, chuyện té ngã trong lúc tập đi là điều hoàn toàn bình thường, rất dễ xảy ra và khó lòng tránh khỏi.

Về mặt tâm lí, nếu chẳng may bị tai nạn khi bé tập đi sẽ sinh ra cảm giác bé lười tập. Vì, khác với khi bé tập bò hoặc tập ngồi, các bộ phận trên cơ thể sẽ được chống đỡ để khi tiếp đất bé không bị đau quá nhiều. Tuy nhiên, với việc tập đi, nếu chẳng may trong quá trình luyện tập, nếu bé bị ngã sẽ là một cú ngã đau nhớ đời, do đó, bé sẽ có xu hướng nhút nhát và ngại việc tập đi lâu dần trở thành bé lười tập đi. Đây là tâm lí hoàn toàn bình thường với mọi trẻ em trên đời, vì hầu hết các bé đều có thể ghi nhớ rất lâu chi tiết và cảm giác đau khi té ngã, đồng thời ghi nhớ luôn cả sự “thất bại” khi mới tập đi lần đầu.

Nỗi ám ảnh bị té khiến bé lười đi - Ảnh Internet

Phải suốt một khoảng thời gian sau đó, bé vẫn chưa thể quên ngay được điều tình trạng thôi ấn tượng xấu về lần té ngã của mình và không muốn tiếp tục tập đi. Biểu hiện là bé sẽ thường co chân lên nếu mẹ chuẩn bị đặt bé xuống đất, leo lên hông người lớn, ngồi im một chỗ…

2. Làm gì khi bé lười tập đi?

Chuyện té ngã trong lúc tập đi là hoàn toàn bình thường. Do đó, chuyện bé lười tập đi sau một lần té ngã cũng là hệ quả tất yếu. Hiển nhiên nên mẹ không cần quá lo lắng quá, vì tình trạng này sẽ không kéo dài trong thời gian lâu, nếu mẹ áp dụng một số cách sau:

2.1 Không “bắt ép” trẻ phải tập đi

Nếu mẹ biết bé đang có “ác cảm” với việc tập đi và đang trong tình trạng bé lười tập đi, đừng cố “bắt ép” trẻ tập luyện hay tạo cơ hội để hai chân của bé chạm đất. Điều này không hề giúp ích gì cho quá trình tập đi của bé, mà chỉ càng làm bé sợ và “ghét bỏ” việc tập đi hơn nữa.

Cho bé cảm giác thoải mái để bé ổn định tâm lý - Ảnh Internet

2.2 Tránh những cú ngã nặng nề

Nếu bé đã từng té ngã hoặc chưa bao giờ té ngã trong lúc tập đi, mẹ nên nghĩ đến việc cho bé tập đi trên sàn có lót thảm , hoặc lót những miếng mút nhiều màu sắc. Điều này vừa giúp tạo hứng thú cho bé lúc tập đi vừa giúp bé hạn chế những tổn thương về mặt thể chất và tinh thần từ, đó làm giảm thiểu tình trạng bé lười tập đi.

Mẹ giúp bé đi trong những lần sau - Ảnh Internet

Nói về môi trường cho bé tập đi, mẹ cũng nên tuyệt đối tránh cho bé tập đi ở những nơi đang trong tình trạng sửa chữa. Trang bị quần áo tập đi cho bé và không bao giờ rời mắt bé lúc bé tập đi để có thể kịp thời bế bé, xoa dịu vết thương nếu bé có ngã trong lúc tập.

2.3 Cho bé tập đi cùng những món đồ chơi bé yêu thích

Việc tập đi sẽ hứng thú hơn rất nhiều nếu bé được chơi cùng những món đồ chơi mình yêu thích trong lúc tập. Mẹ có thể lấy món đồ chơi bé thích ra để dụ bé bước đi, hoặc làm bé quên đi cơn đau té ngã là nguyên nhân của việc bé lười tập đi trong quá trình tập đi của bé.

Bên cạnh đó, nếu cho bé cầm đồ chơi khi đang tập đi sẽ hạn chế việc bé vịn tay vào tường hay các đồ vật chắc chắn khác như bàn, ghế… Điều này sẽ giúp rút ngắn kha khá một khoảng thời gian dài tập đi của bé nữa đấy, đồng thời giúp bé phát triển trí tuệ  tốt hơn nữa mẹ ạ.

Mỗi sự phát triển trong cuộc đời của con đều là những cột mốc đáng nhớ của ba mẹ. Vì vậy, chỉ cần có một vài dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tập đi thì mẹ cũng nên sẵn sàng cùng bé luyện tập, dù đôi khi bé lười tập đi đi chăng nữa, cũng không là vấn đề lớn đúng không ba mẹ nhỉ.

Ngọc Hoài tổng hợp

Nếu bé chậm biết đi, mẹ đừng quá lo lắng. Hãy tích cực làm theo các hướng dẫn sau đây, bé sẽ cải thiện trông thấy.

Khi nào không biết đi thì gọi là chậm đi?

Như phần trước chúng tôi đã trình bày, không phải mọi trường hợp chậm biết đi đều có nguyên nhân bệnh lý. Có những nguyên nhân chỉ là tốc độ phát triển thể chất chậm so với lứa tuổi. Có nguyên nhân do tâm lý e dè, nhút nhát của các bé. Song điều đó không phản ánh khả năng trí tuệ hay khả năng làm việc củanão bộ của trẻ, cũng không phản ánh tốc độ tư duy hay xử lý thông tin của cháu. Đến độ tuổi đi học, cháu sẽ tự khắc đạt được tốc độ tối đa và thừa khả năng đuổi kịp các cháu khác, những cháu vốn biết đi sớm và trước cháu vào thời gian trước.

Khi nào không biết đi thì gọi là chậm đi?

Dĩ nhiên, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng biết đi ngay. Chúng cần phải được tập thì mới biết đi. Cho nên cứ không phải không biết đi là xếp vào chậm đi ngay. Chậm biết đi chỉ được xác nhận khi chúng không đạt được về sự phát triển vận động giống như bình thường mong đợi. Vậy chúng ta mong đợi như nào?

Thông thường, để cho dễ nhớ, các cụ thường có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò tập đi”. Song nội dung của câu này quá lý tưởng. Rất ít em bé đạt được tốc độ phát triển vận động tới mức lý tưởng như vậy. Chỉ cần đứa trẻ cưng của bạn đạt được các mốc vận động sau theo thời gian tháng tuổi thì cháu có sự phát triển tương đối ổn định.

Nếu như bé cưng của bạn không đạt được tốc độ vận động trên thì bạn cũng đừng quá lo nhé. Bởi như vậy cũng chưa đủ tiêu chuẩn để xếp hạng chậm vận động.

Xác nhận chậm vận động chỉ được đưa ra khi và chỉ khi bé vô tình không may chạm vào các ngưỡng chẩn đoán sau. Có 4 mốc thời gian để chẩn đoán: 9 tháng, 18 tháng, 30 tháng, 48 tháng. Tuy nhiên, nếu đợi đến 30 tháng và 48 tháng thì quá muộn cho sự can thiệp củabố mẹ. Chúng tôi cần mốc thời gian sớm hơn, do đó chúng tôi lựa chọn 2 thời điểm quan trọng là 9 tháng và 18 tháng.

Nếu đã hết 9 tháng tuổi mà bé không thể lật người từ bên này qua bên khác, cũng không thể tự ngồi một chút không cần mẹ đỡ, bé không thể cái kẹo tay này rồi chuyển sang tay kia được thì bé đã chậm vận động và sẽ chậm biết đi. Mẹ cần sớm phát hiện ra điểu này. Nhưng dạng vận động đơn giản như này phải xuất hiện ở thời điểm 6 tháng tuổi.

Nếu hết 18 tháng mà bé không thể tự ngồi, tự đứng, tự đi chập chững 1 mình thì không còn nghi ngờ gì nữa, bé nhà bạn đã chậm biết đi rất điển hình. Tệ hơn nếu bé không thể nhón, nhặt, lựa chọn những đồ vật nhỏ mà bé thích, thì khả năng hoạt động khéo léo và phối hợp vận động của bé đã rất chậm. Mẹ cần phát hiện ra ngay điều này để can thiệp.

Mẹ ơi giúp con

Các bà mẹ thân mến, chúng tôi phải nói ngay rằng không phải mọi trường hợp chậm biết đi đều bệnh lý. Tuy nhiên, để an toàn cho bé, chúng tôi khuyên các bà mẹ hãy tập phát hiện các dấu hiệu thể hiện bệnh lý đã được trình bày trong phần trước. Nếu không chắc chắn, mẹ hãy đưa bé yêu tới gặp bác sỹ nhi để đánh giá phát triển mẹ nhé. Tại đây bác sỹ sẽ cho chụp CT, hoặc MRI, hoặc làm xét nghiệm creatinin, xét nghiệm hormon tuyến giáp.

Để bé có thể nhanh chóng biết đi, rất cần sự hỗ trợ tích cựctừ cha mẹ.

Sau khi đã loại trừ bệnh lý, việc còn lại chỉ là mẹ tích cực bớt thời gian chơi cùng con, tập đi cùng con thì bé sẽ sớm đạt được tốc độ mong muốn.

Cần cho bé biết đi đúng thời gian càng sớm càng tốt, để bé hòa nhập với cộng đồng trẻ thơ, để bé có thể chơi cùng bé khác, để bé tự khám phá, để bé mở mang thế giới, để bé học tập nhiều điều. Làm thế nào đây?

Trước hết, đơn giản nhất, khi chơi cùng bé ngay từ khi 3-4 tháng tuổi, mẹ không chỉ ngồi thẳng trước mặt bé. Mẹ hãy thử di chuyển, lúc bên trái, lúc bên phải, để bé phải tự mình hướng theo mẹ. Bài tập này khó hơn bài tập nghe thẳng và nhìn thẳng nên mẹ chỉ nên áp dụng khi bé đã quen mẹ và bện hơi ấm của mẹ.

Khi bé tỏ ra thích thay đổi tư thế, thích lẫy, bạn hãy trợ giúp bé 1 tay trong những lần đầu tiên. Lúc đó, bạn đã giúp bé thử khám phá cái mới. Bạn có biết là nhìn mọi thứ trong tư thế nằm ngửa mãi rất chán không? Chỉ cần bé nhìn được 1 lần trong tư thế lẫy, bé sẽ thích và đòi liên tục.

Ngay khi bé đã lẫy thành công, hãy cố gắng chơi với con hoặc đưa ra các đồ vật bé thích để kích thích bé. Bạn đừng cố gắng bắt bé lẫy khi bé chưa thích. Đừng nóng vội 3 tháng biết lẫy mà bắt bé lẫy ngay. Chuyện 4-5-6 tháng biết lẫy vẫn là điều bình thường. Nếu bạn ép quá, bé sẽ rất mệt và rất sợ ngay từ đầu đời.

Khi bé lò dò tập đi, bạn hãy nâng đỡ bé nhé. Để bé an tâm đi rất an toàn. Để bé an tâm là có mẹ ở bên.

Một số em bé quá bụ, quá mập rất lười tập đi do cơ thể nặng nề. Bạn sẽ cần khuyến khích bé đi nhiều hơn bằng cách đón bé từ xa chứ không vồ lấy ôm bé.

Một số em bé nhút nhát, bạn hãy cho em bé đẩy xe. Đẩy xe con chim, loại xe có chức năng khi bánh xe quay thì con chim phía trước sẽ mổ lên mổ xuống phát ra âm thanh tai. Bé rất thích và ra sức đuổi theo con chim phía trước, mà bé không bao giờ chạm tới. Loại xe này có chỗ vịn, bánh xe khá dễ di chuyển. Bạn chỉ nên áp dụng bài tập này khi bé đã lò dò biết đi. Không nên áp dụng bài này khi bé chưa có khả năng lò dò đi nhé. Vì đó là quá khả năng của bé.

Khi bé đã biết đi, đừng vì quá yêu quý con mà suốt ngày bế bồng. Như vậy chỉ làm cho bé tăng thêm sức ì, bé sẽ rất lười tập đi.

Ngay khi bé đã tự leo cầu thang được, bạn cần tập tính tự lập cho bé. Bạn đi chơi cùng bé chứ không dắt tay bé, cần phải thả bé ra một lúc. Khi bước lên 1-2 bậc thềm nhà, đừng nhấc tay xốc bé, hãy để bé tự đi và đi bên cạnh để phòng khi bé ngã.

Bạn cũng không nên khép kín bé như kiểu cuộc sống quý tộc, ngại giao lưu, ngại tiếp xúc. Hãy tích cực cho bé chơi cùng với anh chị lớn hơn 1 chút, anh chị đã biết đi thành thạo, thấy anh chị vui đùa, bé sẽ rất thích và hùa theo.
Với các trẻ chậm đi không do bệnh lý, mẹ không nên cố gắng dùng toàn tâm toàn lực vào việc lùng mua các thực phẩm chức năng, thuốc bổ này bổ khác bởi hiệu dụng của chúng thấp.

Bạn cứ tích cực, dần dần, mỗi ngày chỉ cần chơi và tập đi cùng bé chừng 30 phút sáng, 30 phút chiều, bé nhà bạn không mấy chốc lại rơi vào cảnh: gọi mãi không về.

BS. Yên Lâm Phúc

Video liên quan

Chủ Đề