Mẹ của hồ xuân hương quê ở đâu

Không chỉ được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương còn được biết đến là “nhà thơ có một không hai trong lịch sử Văn học dân tộc” Thơ của bà luôn tạo được nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Ngày hôm nay, Sách Hay 24h sẽ đem đến cho bạn bài viết tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ cả của Hồ Xuân Hương.

1. Tiểu sử

Tiểu sử về nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương theo trích lược thông tin trên trang Wikipedia viết: "Hồ Xuân Hương [chữ Hán: 胡春香, 1772 - 1822] sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi" Ở phần tiểu sử, trang nêu khá ngắn gọn: "Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc của học giả Nguyễn Hữu Tiến. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ".

Những tác phẩm của bà đa số đều viết bằng chữ Nôm. Hồ Xuân Hương từng được nhà thơ Xuân Diệu suy tôn là “Bà chúa thơ Nôm”. Được sinh ra trong một gia đình phong kiến suy tàn cùng hoàn cảnh sống đã giúp bà tiếp cận được với cuộc sống của nhiều người lao động nghèo và bà hiểu hơn hết tâm trạng của những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội. Là một người phụ nữ tài hoa thế, có cá tính mạnh thế nhưng cuộc đời của bà vô cùng bất hạnh. Hồ Xuân Hương có hai đời chồng, hai lần đều làm lẽ và không hạnh phúc. Cuộc đời của bà vô cùng nhiều sóng gió thế nên những câu thơ như một lời tâm sự về cuộc đời của người phụ nữ tài hoa mà bất hạnh.

Có thể nói tiểu sử và thân thế của Hồ Xuân Hương hiện nay vẫn gây tranh cãi rất lớn, có nhiều người cho rằng những bài thơ của Hồ Xuân Hương là do nhiều người sáng tác chứ không có bất cứ Hồ Xuân Hương nào ở đây. Tư liệu cuộc đời ít ỏi xung quanh nhiều tranh cãi thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận những giá trị trong thơ của bà mang lại cho độc giả.

2. Phong cách sáng tác

Những bi kịch trong cuộc đời đã giúp Hồ Xuân Hương trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ. Những sáng tác của bà chủ yếu xoay quanh người phụ nữ và nhận được rất nhiều sự đón nhận từ độc giả. Nó tạo nên tên tuổi và vị trí của bà trong nền văn học Việt Nam.

Thơ của Hồ Xuân Hương còn mang tính chế giễu, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội lúc bấy giờ. Một giọng thơ mang đậm tính hiện thực, đó là tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, muốn hòa mình cùng thiên nhiên. Là sự khát khao trong cuộc sống mong muốn thoát khỏi chế độ phong kiến khắc nghiệt. Cảnh vật trong thơ của bà luôn giàu sức sống và tươi mới.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

Có thể nói thơ của Hồ Xuân Hương là một dòng thơ mang tính đấu tranh mạnh mẽ với chế độ phong kiến lạc hậu lúc bấy giờ. Nổi bật trong phong cách sáng tác của bà là sự đồng cảm với những số phận bất hạnh, sự khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương có bài thơ Tự tình, là tiếng nói của những thân phận, những khao khát của một kiếp người thấp cổ bé họng. Bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt, khát khao sống tự do và hạnh phúc của người phụ nữ. Tự tình còn là nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình, bà khao khát có được hạnh phúc, được yêu thương từ bậc quân tử.

3. Tác phẩm tiêu biểu

Bánh trôi nước, Tự tình, Vịnh cái quạt, Cảnh thu, Vấn nguyệt, Động hương tích, Họa nhân, Đá ông bà chồng, Duyên kỳ ngộ, Hỏi trăng, Hương đình cổ nguyệt thi tập, Núi Ba Đèo, Hữu cảm, Vịnh hằng nga, Tát nước, Tặng tình nhân, Mời khách ăn trầu,…

4. Ghi danh và tưởng nhớ về Hồ Xuân Hương

Ngày nay, tại có thành phố ở Việt Nam có rất nhiều con đường mang tên Hồ Xuân Hương. Tên của bà còn được lấy để đặt cho một hồ nước ở trung tâm Đà Lạt.

Tác phẩm “Bánh trôi nước” của bà được lấy để dạy môn Ngữ văn cho học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam.

Tác phẩm “Tự tình II” của bà được lấy để dạy môn Ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông tại Việt Nam.

Tại các trường Đại học lớn trong cả nước như Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội,... sinh viên chuyên ngành Văn học Việt Nam được học bộ môn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Ngoài ra một số tác phẩm của Hồ Xuân Hương đã được dịch sang Tiếng Anh.

5. Nhận định về Hồ Xuân Hương

Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường. – Lê Trí Viễn

Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta không chỉ thấy hình ảnh người phụ nữ mà còn thấy được tất cả những thứ thuộc về phụ nữ. – Một nhà thơ nước ngoài

Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân, chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người đồng tình cảm. – Xuân Diệu

Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và ủng hộ Sách Hay 24H, sắp tới chúng mình sẽ cho ra thêm nhiều bài viết chất lượng hơn hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của bạn!

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt, được đánh giá cao về khí chất và bản lĩnh nhưng cuộc đời bà là những chuỗi ngày bất hạnh. Hãy cùng BachkhoaWiki đi sâu tìm hiểu về nữ thi sĩ thơ nôm tài năng hơn người này qua bài viết dưới đây nhé.

Hồ Xuân Hương là ai?

Theo Wikipedia, Hồ Xuân Hương là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi.


Advertisement

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được xem là một hiện tượng đặc biệt, dù là thân phận nữ nhi nhưng được đánh giá cao về khí chất và bản lĩnh.

Hồ Xuân Hương là một phụ nữ thông minh, sắc sảo, được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” bởi những sáng tác để đời của mình.


Advertisement

Tiểu sử của Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 mất năm 1822 là con gái của Hồ Phi Diễn 胡丕演 [1703-1786]. Quê quán ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà có tên thật là Hồ Phi Mai hay còn có nghĩa là Hoa mai bay trên hồ. Thân phụ của bà là Hồ Sĩ Danh, thân mẫu tên Hà Thị, người trấn Hải Dương.


Advertisement

Năm 13 tuổi, sau khi thân phụ mất thì Hồ Xuân Hương theo mẹ về làng Thọ Xương đi học. Bà có một tuổi thơ êm đềm ở dinh thự Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, khi ấy đây được xem là nơi xa hoa bậc nhất Đàng Ngoài.

Thuở nhỏ, Hồ Xuân Hương đã nổi tiếng là chăm chỉ, thông minh và có tài làm thơ xuất chúng hơn người.

Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều điều bất công lạc hậu và nhiều lần chứng kiến cảnh người phụ nữ bị chà đạp với tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng sáng tác của nữ thi sĩ.

Mặc dù xinh đẹp, giỏi giang, sắc sảo nhưng đúng như người ta nói lẽ đời “hồng nhan bạc phận”. Hồ Xuân Hương sau hai lần đò lại phải chịu kiếp lấy chồng chung rồi cuối cùng lại về với phòng không nhà trống.

Gia thế của Hồ Xuân Hương

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về gia thế cũng như tiểu sử của thi sĩ Hồ Xuân Hương nhưng được biết bà có một tuổi thơ êm đềm ở dinh thự Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, khi ấy đây được xem là nơi xa hoa bậc nhất Đàng Ngoài.

Dù không phải trải qua những quy định hà khắc như các thiên kim tiểu thư của các gia đình gia giáo khác nhưng Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được đầy đủ tố chất thông minh và bản lĩnh hơn người khiến ai ai cũng phải kính nể.

Đường tình duyên đầy trắc trở của Hồ Xuân Hương

Nhiều người cho rằng, vì Hồ Xuân Hương Quá đào hoa nên tình duyên mới trắc trở. Thật vậy, dù là một người thông minh, sắc sảo lại có tính nghệ sĩ nhưng nữ thi sĩ lại có một cuộc đời đầy rẫy những gian truân.

Một số sử sách cho rằng thời còn trẻ, Hồ Xuân Hương bị mẹ ép phải lấy cường hào Tổng Cóc đã dốt nát lại có tính ăn chơi bạt mạng, sau một lần đánh bạc thua nhẵn túi, gia sản khánh kiệt nên tiếc của mà chết.

Khi đó, Hồ Xuân Hương đã làm bài thơ nổi tiếng “Khóc Tổng Cóc” với những lời lẽ trào phúng để nói về người chồng không ra gì này.

Sau khi góa chồng, Hồ Xuân Hương trở về và mở quán nước làm kế sinh nhai rồi sau đó lại trở thành vợ lẽ của ông Phủ Vĩnh tường.

Và đây cũng chính là cảm hứng để nữ thi sĩ sáng tác ra bài thơ “Lấy chồng chung” một phần để thương thay cho phận mình một phần để chỉ trích xã hội cũ.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương đã mất sau chồng bà vài năm, cuộc sống đơn côi lẻ loi nhưng lại tự do, phóng khoáng.

Vì sao Hồ Xuân Hương được suy tôn là bà chúa thơ Nôm?

Có lẽ những bi kịch trong cuộc đời đã giúp cho Hồ Xuân Hương trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ và bản lĩnh hơn người.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

Trong mỗi sáng tác của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta đều nhìn thấy được tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế.

Trong suốt cả cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã để lại cho đời trên dưới 40 bài thơ gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm. Chính vì vậy, nhà thơ Xuân Diệu đã ưu ái và tôn trọng dành cho bà danh hiệu “Bà chúa thơ Nôm”.

Những tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương

Sau đây là tuyển tập 10 bài thơ hay nhất của Hồ Xuân Hương:

  • Thơ tự tình
  • Lấy chồng chung
  • Đánh đu
  • Bánh trôi nước
  • Canh khuya
  • Đánh cờ
  • Quả mít
  • Vịnh cái quạt
  • Cảnh thu
  • Vấn nguyệt

Xem thêm:

  • BTV Việt Hoàng
  • MC Hoài Anh

Trên đây là những chia sẻ của BachkhoaWiki để giúp bạn đọc hiểu rõ về nữ thi sĩ nổi tiếng Hồ Xuân Hương. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để BachkhoaWiki có thêm động lực mang đến cho bạn nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.

Video liên quan

Chủ Đề