Mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống là câu hỏi đặt ra cho các cá nhân đang dự định mở nhà hàng kinh doanh ngành F&B. Nhưng với nhiều người mới hoặc chưa có kinh nghiệm kinh doanh thì chưa biết nên chọn kinh doanh loại hình nào, món ăn nào thì vừa thu hút khách, vừa đúng thị trường, độ cạnh tranh cao và quan trọng là chi phí ít hơn lợi nhuận mang lại. Để giải đáp câu hỏi này thì sau đếp Bếp Của Na sẽ chia sẻ một số thông tin hy vọng sẽ giúp ích cho vấn đề trên mà các bạn đang gặp phải.

Mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng

  • Xu hướng kinh doanh nhà hàng ẩm thực
  • Mở nhà hàng có cần kinh nghiệm không?
  • Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?
  • Mở nhà hàng cần giấy phép gì?
  • Có nên mở nhà hàng ăn uống?
  • Kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống
    • Xác định mục tiêu kinh doanh
    • Nghiên cứu thị trường
    • Lựa chọn loại hình nhà hàng
    • Bài toán chi phí
    • Tìm thuê mặt bằng
    • Lên thực đơn món ăn
      • Định giá theo chi phí
      • Định giá theo đối thủ cạnh tranh
      • Định giá theo chất lượng cảm nhận
    • Bài trí và phong cách nhà hàng
    • Tuyển dụng nhân viên
    • An toàn thực phẩm
    • Lên kế hoạch Marketing

Ngày nay, cuộc sống đang ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao hơn, ăn uống cũng phụ thuộc điều này mà trở thành hoàn thiện hơn. “Ăn no mặc ấm” không còn là định hướng ngày nay mà “ăn ngon mặc đẹp” đang là xu thế của cuộc sống hiện đại. Ăn uống không chỉ là giá trị vật chất mà còn là nhân tố văn hóa truyền thống, một văn hóa ẩm thực, mềm dịu và cốt cách.

Thực tế cho thấy, nhu cầu thưởng thức ẩm thực tại các nhà hàng, doanh nghiệp đang dần phổ biến trong cuộc sống thường ngày của người Việt Nam. Theo thống kê, Hà Nội đang có khoảng 3.500 quán cafe, thức uống và hơn 5.000 nhà hàng ăn uống ở TP HCM số lượng này càng ngày càng lớn và hứa hẹn sẽ tăng cao trong tương lai. Điều đó chứng minh rằng, xã hội chúng ta đang có một lượng khách hàng lớn và một nguồn thu hấp dẫn nếu như bây giờ bạn biết nắm bắt và chọn lựa đúng xu hướng kinh doanh ăn uống thì tương lai sẽ mở rộng.

Mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Mở nhà hàng có cần kinh nghiệm không?

Nếu bạn có kinh nghiệm thì đó là một lợi thế lớn, nhưng nếu không có hoặc chưa có kinh nghiệm thì liệu bạn có mở nhà hàng được không? Câu trả lời là “có thể”, nhưng song song đó bạn sẽ cần những yếu tố khác bù đắp lại cho sự thiếu kinh nghiệm:

  • Xác định đam mê với việc kinh doanh nhà hàng mà bạn đang hướng tới
  • Lên bảng kế hoạch rõ ràng, chi tiết
  • Bắt đầu từ khởi nghiệp từ nhà hàng nhỏ để bạn có nhiều thời gian trải nghiệm và bổ sung những kỹ năng mới còn thiếu
  • Hợp tác kinh doanh với những người có kinh nghiệm
  • Không ngừng học hỏi, đầu tư cho kiến thức để phát triển công việc

Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn?

Mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng, vốn đóng vai trò quan trọng hàng đầu để tạo nên sự sống còn của nhà hàng. Số vốn kinh doanh phụ thuộc vào quy mô nhà hàng mà bạn muốn đầu từ và phải được tính toán kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố sau: chi phí mặt bằng, chi phí trang trí thiết bị, nội thất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí marketing,…

Mở nhà hàng cần giấy phép gì?

Để nhà hàng hoạt động thì bạn phải cần có giấy phép kinh doanh để đảm bảo tính pháp lý và đúng luật định.

Các loại giấy phép cần có khi mở nhà hàng kinh doanh ăn uống gồm:

  • Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Mẫu kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý xin thêm một số loại giấy tờ như:

  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu nếu có bán rượu trong nhà hàng
  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong nhà hàng
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy

Có nên mở nhà hàng ăn uống?

Mỗi năm số lượng nhà hàng ăn uống mở mới càng nhiều hơn dẫn đến thị trường kinh doanh bị thu hẹp, cạnh tranh cao, trong khi người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn cho việc lựa chọn và chi trả cho vấn đề ăn uống. Nhu cầu cơ bản như ăn no và ngon của khách hàng đã tăng lên với giá cả hợp lý, dịch vụ tốt,…

Còn đối với các nhà hàng, chuỗi nhà hàng lớn sau bước khởi đầu thành công, họ thường gặp phải những khó khăn trong việc duy trì lòng trung thành, quay lại của khách hàng. Do đặc tính của người Việt “nhanh thèm chóng chán” nên họ thường bị cuốn hút bởi những nhà hàng mới mở, đẹp, giảm giá,…

Thực tế, một nhà hàng ăn uống khi đánh trúng được thị hiếu, tâm lý người tiêu dùng cùng sự chuẩn bị yếu tố chủ quan và khách quan thì cơ hội thành công khi kinh doanh là rất lớn. Nhu cầu người tiêu dùng thay đổi liên tục nhưng nhu cầu cốt lõi vẫn là đồ ăn uống phải hợp, dịch vụ tốt, vì vậy, nếu đáp ứng đủ hai yếu tố trên thì khách hàng sẽ trở thành khách hàng trung thành của nhà hàng bạn.

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống

Xác định mục tiêu kinh doanh

Việc xác định mục tiêu hướng tới để kinh doanh vô cùng quan trọng nó sẽ quyết định được sự sống còn của việc kinh doanh. Mục tiêu hướng tới ở đây chính là sự đam mê với nghề, sự chịu khó, có ý chí lần một tinh thần chiến đấu nhiệt huyết với những gì mình đam mê.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là công việc cần đầu tư và tốn nhiều công sức và thời gian. Việc nghiên cứu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường, nắm bắt những nhu cầu mà chưa doanh nghiệp nào đáp ứng được, hiểu hơn về đối thủ cạnh tranh để tìm ra những điểm yếu của đối thử mà bạn có thể làm tốt hơn.

Lựa chọn loại hình nhà hàng

Hiện nay có nhiều phong cách nhà hàng quán ăn khác nhau như quán ăn bình dân, sang trọng, nhà hàng thức ăn nhanh, buffet, lẩu nướng,…. Vậy nên trước khi kinh doanh bạn cần xác định phong cách nhà hàng, quán ăn của mình là gì để từ đó có thể phát triển thuận lợi. Có nhiều yếu tố tác động để bạn chọn được loại hình kinh doanh như: sở thích, chuyên môn, thị trường đang cần, chi phí, ngân sách,…

Bài toán chi phí

Cân nhắc về số vốn, chi phis bạn cần có thể bắt đầu mở nhà hàngvà bạn sẽ làm gì để kiếm số tiền đó, ví dụ bạn có thể vay nợ ngân hàng hoặc xin tài trợ chẳng hạn. Tuy nhiên cách tốt nhất đó là chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh chi tiết để bắt đầu triển khai nhé. Trong bản kế bạn cần phải thể hiện rõ mục đích bạn thực hiện để khiến cho nhà hàng của bạn trở nên hoàn toàn khác biệt với những nhà hàng khác.

Tìm thuê mặt bằng

Đây là một yếu tố rất quan trọng phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mở nhà hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng. Ví dụ bạn mở quán tại một vị trí khá xa đường lớn và khuất, bạn sẽ rất khó để khách hàng lui tới. Thông thường, các nhà hàng thường được đặt gần đường quốc lộ, các con phố lớn với nhiều văn phòng công ty, trung tâm thương mại, hơn thế nữa là có thể gần với nhiều nhà hàng khác tạo nên một địa điểm ăn uống để hút khách. Trong các trung tâm thương mại, trường đại học cũng là một lựa chọn khá hay để mở nhà hàng.

Lên thực đơn món ăn

Lên danh sách những món ăn từ đó bạn có thể suy ra bài toán định lượng và chế biến các món ăn trước từ đó biên soạn ra công thức chế biến món ăn. Như vậy thì bạn không những hoạch định được chi phí nguyên liệu cho từng món mà còn định giá menu dễ dàng hơn.

Có 3 cách để định giá một món ăn như:

Định giá theo chi phí

Đây là phương pháp định giá đơn giản nhất với món ăn được bán, bạn chỉ cần tính toán chi phí của món ăn sau đó cộng thêm lợi nhuận mà bạn mong muốn.

Ví dụ tổng chi phí chế biến món ăn là 200.000 đồng. Bạn muốn thu được lợi nhuận 20% thì giá bán trong menu của món này là 240.000 đồng.

Định giá theo đối thủ cạnh tranh

Chọn đối thủ cạnh tranh của bạn, bắt đầu khảo sát giá của họ trên thị trường, từ đó định giá cho nhà hàng của mình. Bạn có thể cạnh tranh giá bằng cách định giá thấp hơn so với giá của đối thủ.

Định giá theo chất lượng cảm nhận

Đây là phương pháp định giá dựa trên cảm nhận của khách hàng về giá trị mà họ có thể bỏ ra cho món ăn. Nó có thể bao gồm giá trị cảm nhận của khách hàng khi ngắm nhìn được khung cảnh đẹp, được phục vụ chu đáo, sang trọng, chuyên nghiệp, nổi tiếng…. để định giá của món ăn.

Bài trí và phong cách nhà hàng

Có rất nhiều phong cách thiết kế được nhiều nhà hàng lựa chọn như bình dân, sang trọng, phong cách phương tây, cổ điển, dễ thương, nhẹ nhàng, đơn giản,… tùy vào món ăn, sở thích bạn có thể lựa chọn cho thích hợp nhé.

Tuyển dụng nhân viên

Sau khi hoàn tất những công đoạn trên sẽ bước tiếp tới bước Tuyển dụng nhân viên nhà bếp và phục vụ. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng mà bạn có thể tuyển bếp chính, phụ bếp nhé.

An toàn thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng được đặt lên hàng đầu vì liên quan đến sức khỏe của khách hàng. Bạn phải đảm bảo rằng các nguyên liệu chế biến có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến.

Lên kế hoạch Marketing

Bất cứ nhà hàng nào cũng cần có kế hoạch marketing quảng cáo. Đặc biệt là với nhà hàng mới bắt đầu hoạt động kinh doanh. Bạn có thể gửi thiệp mời đến người thân, bạn bè để dự khai trương nhà hàng. Đăng tải lên các trang mạng xã hội về khai trương của nhà hàng. Thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng bằng những chương trình giảm giá đặc biệt.

Trên đây là những chia sẻ về câu hỏi mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn và những vấn đề khác xoay quanh việc mở nhà hàng. Kinh doanh nhà hàng chưa bao giờ đơn giản. Bếp Của Na hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho việc xây dựng nhà hàng cho riêng mình.