Mẫu đơn xác nhận hạnh kiểm 2023

Giấy xác nhận hạnh kiểm hay Đơn xin xác nhận hạnh kiểm được sử dụng để chứng minh nhân thân, không vi phạm pháp luật, do cơ quan công an tại địa phương nơi cư trú xác nhận. Khi làm hồ sơ đi làm, học tập rất nhiều nơi yêu cầu giấy xác nhận hạnh kiểm này để thuận tiện cho việc quản lý, đảm bảo an ninh trật tự.

Giấy xác nhận hạnh kiểm phải có chứng thực của địa phương thì mới có giá trị. Thông thường, công an xã sẽ là nơi quản lý hồ sơ, sơ yếu lý lịch của bạn. Ngoài ra, khi làm hồ sơ đi làm người lao động cần chuẩn bị CV xin việc, đơn xin việc viết tay, giấy chứng nhận sức khỏe....

Mẫu giấy xác nhận hạnh kiểm

  • Giấy xác nhận hạnh kiểm
  • Cách ghi đơn xin xác nhận hạnh kiểm:
  • Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm

Giấy xác nhận hạnh kiểm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc
---------------------------

GIẤY XÁC NHẬN HẠNH KIỂM

Kính gửi:

- Công an Phường [Xã]:.

- Quận [Huyện]:....

Tôi đứng tên dưới đây là:.............................. ...............................................................

Ngày, tháng, năm sinh:.................................. ...............................................................

Nơi sinh :........................................................ ...............................................................

Quê quán: ..................................................... Dân tộc: .................................................

Địa chỉ thường trú:......................................... ...............................................................

Địa chỉ tạm trú:............................................... ...............................................................

Số CMND/Hộ chiếu:....................................... ...............................................................

Cấp ngày: ..................................................... Tại:..........................................................

Bản thân tôi chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và các quy định tại địa phương...............................

Nay tôi làm đơn này xin các cấp có thẩm quyền xác nhận để tôi được bổ túc hồ sơ xin việc tại Công ty................

Ngày........... tháng..........năm 200......

Xác nhận của địa phương

Kính đơn

Cách ghi đơn xin xác nhận hạnh kiểm:

  • Kính gửi: Ghi tên công an của phường [xã] và quận [huyện] nơi bạn đang sinh sống.
  • Tôi tên là: Ghi đầy đủ họ tên người làm đơn.
  • Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của người làm đơn.
  • Nơi sinh: Tên nơi bạn sinh ra theo giấy khai sinh.
  • Nguyên quán: Quê hương của bạn.
  • Dân tộc: Ghi cụ thể tên dân tộc của bạn.
  • Địa chỉ thường trú: Địa chỉ theo hộ khẩu thường trú của người làm đơn.

Thủ tục xin xác nhận hạnh kiểm

Khi cần xin xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm hoặc học tập thì bạn cần phải làm đơn xin xác nhận hạnh kiểm tại công an địa phương. Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ theo hướng dẫn phía dưới thì hồ sơ gửi lên xã, phường để được xác nhận hạnh kiểm.

Luật lý lịch tư pháp, hiện nay pháp luật Việt Nam không còn có quy định về việc xin xác nhận hạnh kiểm ở địa phương để đi làm mà thay vào đó là việc cấp phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích. Theo quy định tại điều 44 Luật lý lịch tư pháp quy định thì thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm các cơ quan sau:

1.Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:

a. Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b. Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau:

a. Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b. Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c. Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

* Thời hạn giải quyết

  • Không quá 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
  • Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài, người nước ngoài thì, xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì không quá 20 ngày.

Như vậy, đối chiếu với thông tin bạn cung cấp cho thấy công an phường không có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho bạn mà phải là Sở tư pháp nơi bạn thường trú.

* Hồ sơ gồm:

Đơn xin xác nhận hạnh kiểm [theo mẫu];

Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

Sổ hộ khẩu.

Chào Luật sư, tôi đang cần viết đơn xin xác nhận hạnh kiểm để xin việc. Luật sư có thể tư vấn cho tôi cách viết đơn xin xác nhận hạnh kiểm mới được không ạ? Cảm ơn Luật sư!

Nội dung chính

  • 1. Hạnh kiểm là gì?
  • 2. Xác nhận hạnh kiểm là xác nhận nội dung gì?
  • 3. Thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm
  • a] Công an xã, phường xác nhận hạnh kiểm có đúng?
  • b] UBND cấp xã chứng thực chữ ký
  • c] Sở Tư pháp xác nhận phiếu lý lịch tư pháp
  • Video liên quan

Đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc đã được đặt lên hàng đầu. Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là vô dụng”. Hiện nay, để đánh giá về phẩm chất đạo đức của cá nhân thì người ta thường xét hạnh kiểm. Chính vì tầm quan trọng của đạo đức mà ở một số công việc, khi đi xin việc cần có đơn xin xác nhận hạnh kiểm. Vậy đơn xin xác nhận hạnh kiểm để xin việc là gì? Đơn xin xác nhận hạnh kiểm để làm gì? Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm 2022 mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xin xác nhận hạnh kiểm? Xin đơn xác nhận hạnh kiểm ở đâu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Đơn xin xác nhận hạnh kiểm là văn bản để chứng minh nhân thân của người làm đơn về ý thức chấp hành pháp luật do cơ quan công an tại địa phương nơi người làm đơn cư trú [có thể là thường trú hoặc tạm trú] xác nhận, làm căn cứ để người làm đơn xin việc. Ý thức chấp hành pháp luật được thể hiện qua việc không vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự hoặc không bị xử lý hành chính,…

Đơn xin xác nhận hạnh kiểm là loại đơn mà người làm đơn cung cấp tổng thể các thông tin cá nhân của mình, đồng thời thể hiện mong muốn, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xác nhận hạnh kiểm của người làm đơn, cũng như mục đích của việc xác nhận hạnh kiểm để xin việc

Đơn xin xác nhận hạnh kiểm chính là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và ra quyết định có xác nhận hạnh kiểm cho người làm đơn theo yêu cầu của người đó hay không thông qua các biện pháp xác minh về tình hình chấp hành pháp luật của người làm đơn tại địa phương.

Ngoài ra, đơn xin xác nhận hạnh kiểm để xin việc cũng là tài liệu mà người lao động cần cung cấp được khi người sử dụng lao động yêu cầu để tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp của mình.

Cơ quan có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm của một người chính là Cơ quan Công an nhân dân cấp xã [xã, phường, thị trấn] nơi người làm đơn xin xác nhận đăng ký hộ khẩu thường trú vì Cơ quan Công an chính là nơi quản lý hồ sơ, cập nhật, lưu trữ về lý lịch của người có hộ khẩu thường trú.

Hiện nay, có 3 mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm để chúng ta có thể lựa chọn như sau:

Mẫu 1:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

GIẤY XÁC NHẬN HẠNH KIỂM

Kính gửi:

– Công an Phường [Xã]: ……..

– Quận [Huyện]: …….

Tôi đứng tên dưới đây là:………..

Ngày, tháng, năm sinh:……….

Nơi sinh:……..

Quê quán:………….Dân tộc:…….

Địa chỉ thường trú: ……….

Địa chỉ tạm trú:………..

Số CMND / Hộ chiếu:……..

Cấp ngày:……….Tại:……….

Bản thân tôi chấp hành tốt pháp luật của nhà nước và các quy định tại địa phương……….

Nay tôi làm đơn này xin các cấp có thẩm quyền xác nhận để tôi được bổ túc hồ sơ xin việc tại Công ty…..

Ngày….. tháng……….năm 20……

Kính đơn

Xác nhận của địa phương

Mẫu 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

ĐƠN XIN XÁC NHẬN HẠNH KIỂM

Kính gửi:

Công an Phường [Xã]: ………

Quận [Huyện]: …….

Tôi tên là: …………

Ngày, tháng, năm sinh: ……….

Nơi sinh: ………..

Nguyên quán: …….. Dân tộc: …

Địa chỉ thường trú: ……

Địa chỉ tạm trú: …..

Số CMND/Hộ chiếu: ……… Cấp ngày: …….. Tại: …..

Kính mong Công an phường [xã] xác nhận về hạnh kiểm của tôi: từ trước đến nay bản thân tôi không có vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự, cũng như không có vi phạm về an ninh trật tự tại địa phương.

Lý do để bổ túc hồ sơ: xin việc làm.

….., ngày……tháng…….năm…….

Kính đơn

Xác nhận của công an

Phường [Xã]: ……….Quận [Huyện]: ………

Mẫu 3:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

ĐƠN XIN XÁC NHẬN HẠNH KIỂM

Kính gửi:

Công An Phường [Xã] ……..

Quận [Huyện] …………

Thành Phố [Tỉnh] ………….

Tôi tên là ………… sinh ngày ………. tháng ……… năm ………

Giấy CMND số …….. cấp tại Công An ……… ngày ……… tháng …… năm ……..

Hộ khẩu thường trú [tạm trú] tại ……..

Nay tôi viết đơn này, xin được chứng nhận trong quá trình sống tại địa phương, bản thân không vi phạm bất cứ quy định gì.

Lí do: ………

Tôi cam kết những lời khai trên là đúng sự thật, nếu có sai trái, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

……., ngày….tháng….năm…..

NGƯỜI KHAI KÍ TÊN

XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN

Tải file mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm tại đây

Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm

 Kính gửi: Ghi tên công an của phường [xã] và quận [huyện] nơi bạn đang sinh sống.

– Tôi tên là: Ghi đầy đủ họ tên người làm đơn.

– Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của người làm đơn.

– Nơi sinh: Tên nơi bạn sinh ra theo giấy khai sinh.

– Nguyên quán: Quê hương của bạn.

– Dân tộc: Ghi cụ thể tên dân tộc của bạn.

– Địa chỉ thường trú: Địa chỉ theo hộ khẩu thường trú của người làm đơn.

– Địa chỉ tạm trú: Địa chỉ người làm đơn đang ở để sinh sống và làm việc hiện tại.

– Số CMND/ Hộ chiếu:……………….Cấp ngày:…………….Tại:…………: Ghi đầy đủ và chính xác tên số CMND, ngày và nơi cấp.

– Người làm đơn kí và ghi rõ họ tên.

Lưu ý:

– Đơn phải được viết rõ ràng, không tẩy xóa.

– Không được viết gì vào phần xác nhận của công an.

Công dân khi đề nghi cấp giấy xác nhận hạnh kiểm sẽ chuẩn bị hồ sơ và nộp đến cơ quan công an tại xã, phường, thị trấn nơi người đó đang cư trú để được xem xét, xác nhận hạnh kiểm.

Những tài liệu cần mang khi xin giấy xác nhận hạnh kiểm bao gồm:

– Tờ khai xin cấp giấy xác nhận hạnh kiểm theo mẫu.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của công dân đề nghị cấp.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tạm trú hoặc thường trú, giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú theo quy định của pháp luật.

Về mặt quy định của pháp luật, nếu công dân thực hiện xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ được xác định như sau:

– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

– Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đơn xin xác nhận hạnh kiểm mới“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công ty tạm ngưng kinh doanh của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102.

Thời hạn giải quyết giấy xác nhận đơn xin xác nhận hạnh kiểm là bao lâu?

– Không quá 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.– Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài, người nước ngoài. Thì xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì không quá 20 ngày.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng người lao động đều yêu cầu ngoài lý lịch cá nhân còn phải nộp giấy xác nhận hạnh kiểm đã gây không ít khó khăn, phiền phức cho người đi xin việc. Vậy, xác nhận hạnh kiểm là xác nhận vấn đề gì?, pháp luật quy định việc xác nhận hạnh kiểm cá nhân như thế nào? UBND cấp xã nơi thường trú hay nơi tạm trú hay là Công an xã, phường xác nhận?

1. Hạnh kiểm là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt – tác giả Thái Xuân Đệ, Lê Dân do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin phát hành năm 2007 thì Hạnh kiểm là nết tốt, đức nghiêm; chỉ chung các đức tính tốt.

Theo định nghĩa của một số từ điển trên mạng internet thì: Hạnh kiểm là Phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong cách đối xử với mọi người.

Xác nhận hạnh kiểm làm hồ sơ xin việc

2. Xác nhận hạnh kiểm là xác nhận nội dung gì?

Thực tiễn ở mỗi địa phương xác nhận mỗi kiểu khác nhau, không có sự thống nhất, có nơi thì xác nhận chữ ký của người khai trong giấy xác nhận là đúng, có nơi xác nhận hộ khẩu thường trú của người khai, có nơi xác nhận tình trạng chấp hành pháp luật, có nơi chỉ ký tên, đóng dấu mà không ghi nội dung gì cả …

3. Thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm

Có nơi thì UBND cấp xã xác nhận do cán bộ Tư pháp – hộ tịch tham mưu, có nơi thì Công an xã, phường xác nhận. Vậy, pháp luật quy định cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm của công dân để họ bổ sung vào hồ sơ xin việc?.

a] Công an xã, phường xác nhận hạnh kiểm có đúng?

Thực tiễn ở nhiều địa phương, Công an xã, phường thực hiện xác nhận hạnh kiểm của công dân với nội dung “ông Nguyễn Văn A, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, không vi phạm pháp luật”. Việc Công an xã, phường xác nhận như vậy có đúng thẩm quyền hay không? trường hợp người yêu cầu xác nhận có vi phạm pháp luật về hành chính thì có ghi vào giấy xác nhận hạnh kiểm hay không?.

[Vướng mắc trong xác nhận quan hệ nhân thân]

Theo Pháp lệnh Công an xã năm 2008 thì nhiệm vụ Công an xã có 14 nhóm nhiệm vụ nhưng không có nhóm nhiệm vụ nào quy định Công an xã được quyền xác nhận hạnh kiểm cá nhân của công dân. Theo Thông tư 12/2010/TT-BCA quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã, tại Chương 2 nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Công an xã được cụ thể hóa tại 9 điều nhưng cũng không đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã trong việc xác nhận hạnh kiểm của công dân.

Theo Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2018 thì tại Điều 16 quy định Công an nhân dân có 21 nhóm nhiệm vụ nhưng cũng không có nhóm nhiệm vụ nào quy định Công an nhân dân có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm cho công dân.

Thẩm quyền xác nhận giấy tờ của Công an xã

Như vậy, theo tìm hiểu của trangtinphapluat.com thì Luật Công an nhân dân cũng như Pháp lệnh Công an xã và một số văn bản hướng dẫn thi hành chưa thấy quy định thẩm quyền của Công an xã, phường trong việc xác nhận hạnh kiểm của cá nhân như một số địa phương đang thực hiện.

b] UBND cấp xã chứng thực chữ ký

– Ở một số địa phương thì UBND xã chứng thực chữ ký của người đề nghị xác nhận hạnh kiểm. Việc chứng thực chữ ký được thực hiện theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Cụ thể, tại điểm b khoản 2 Điều 5 quy định: UBND cấp xã nơi thường trú hoặc nơi tạm trú hoặc bất kỳ nơi nào đều có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản.

Nội dung chứng thực như sau:  Ông/bà …………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số      …….., cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.

Việc chứng thực chữ ký là đúng quy định pháp luật nhưng lại không đúng với yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng nên họ không chấp nhận và yêu cầu người nộp đơn xin việc phải thực hiện xác nhận có hay không có hành vi vi phạm pháp luật. Trong khi đó thì UBND cấp xã không có thẩm quyền và không được phép xác nhận một công dân là không chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ngày 03/3/2020, Bộ Tư pháp ban hành  Thông tư  01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, có hiệu lực 20/4/2020.

Theo đó, các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

[Quy định mới về xác nhận sơ yếu lý lịch cá nhân từ ngày 20/4/2020]

Như vậy, Nghị định 23 và Thông tư 01/2020/TT_BTP đã quy định rõ việc chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân có thể ghi thêm nội dung nếu pháp luật chuyên ngành quy định, trường hợp không có quy định thì không ghi và thực hiện theo mẫu của Nghị định 23 và Thông tư 01.

c] Sở Tư pháp xác nhận phiếu lý lịch tư pháp

Vậy, cơ quan nào mới có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm của công dân?

Theo quan điểm của trangtinphapluat.com cho rằng: Việc xác nhận hạnh kiểm của công dân thực chất là xác nhận công dân đó có vi phạm pháp luật hình sự, có tiền án, tiền sự hay không để doanh nghiệp yên tâm trong khâu tuyển dụng. Việc xác nhận này nên thực hiện theo yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp thực hiện.

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp thì: Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Xem clip hướng dẫn xác nhận bản hạnh kiểm cá nhân để xin việc

Và tại Khoản 4 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp quy định, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì để chứng minh cá nhân có hay không có án tích thì Sở Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông qua phiếu lý lịch tư pháp chứ UBND cấp xã hay Công an cấp xã không có thẩm quyền cũng như không có đủ cơ sở để xác nhận một công dân là có án tích hay không? và UBND cấp xã cũng không được phép xác nhận vào lý lịch của công dân việc chấp hành chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước [Công văn 873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực Bộ Tư pháp  về việc quán triệt thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch].

[Xác nhận sơ yếu lý lịch xin việc ở nơi thường trú hay nơi tạm trú]

Tóm lại, nhu cầu xác nhận hạnh kiểm của công dân để thực hiện các công việc của mình là chính đáng, tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể thẩm quyền, nội dung xác nhận hạnh kiểm của công dân nên mỗi nơi thực hiện mỗi kiểu, không có sự thống nhất, dẫn đến tùy tiện và gây không ít khó khăn cho người dân. Thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền cần sớm có hướng dẫn để thống nhất thực hiện và nên thực hiện theo hướng cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người dân.

Rất mong nhận được ý kiến tham gia của bạn đọc về việc nội dung cũng như thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm cho công dân. Ý kiến tham gia vui lòng để ở mục bình luận bên dưới bài viết.

Phương Thảo

Chủ Đề