Phạt gương chiếu hậu xe máy 2023

Tại các TP lớn, hiện tượng xe máy không được trang bị gương xảy ra rất phổ biến. Ngoài việc không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người điều khiển xe còn bị phạt tiền.

Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế trên xe dùng để quan sát phía sau. Vì vậy, cả ô tô và xe máy đều phải đáp ứng được yêu cầu này mới được lưu thông trên đường.

Điều đặc biệt giữa ô tô và xe máy, khi ô tô yêu cầu phải có đủ gương chiếu hậu ở cả hai bên thì xe máy chỉ cần có gương bên trái. Tuy nhiên, gương trái được trang bị phải đủ tiêu chuẩn.

Cụ thể, Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Trong đó, mức xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không gương đối với xe máy là 100.000-200.000 đồng. Người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt.


Xe máy không được trang bị gương bị phạt tiền 100.000-200.000 đồng. Ảnh minh họa

Riêng đối với ô tô, mức phạt từ năm 2020 với hành vi lái xe không có gương chiếu hậu là 300.000-400.000 đồng. 

Ngoài ra, một số trường hợp xe máy có đủ hai gương hoặc đủ gương bên trái vẫn bị xử phạt. Đơn cử như việc có gương nhưng gương không có tác dụng.

Gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.

Để xác định được việc này, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi...

Lời khuyên tốt nhất cho người điều khiển xe máy là không nên thay đổi gương đã được nhà sản xuất trang bị theo xe để đảm bảo an toàn và không bị “tuýt còi”.

Không bật đèn xi nhan khi rẽ có thể bị tước bằng lái 3 tháng

[PLO]- Khi chuyển làn mà người điều khiển phương tiện không bật tín hiệu rẽ có thể bị phạt tiền và tước bằng lái xe.

  • Xe máy lắp gương gù vẫn có thể bị phạt 17:07 | 09/03/2022
  • Hiện nay, giới trẻ thường có sở thích thay đổi các linh kiện, phụ kiện trên xe mô tô, gắn máy để tạo sự nổi bật, khác biệt. Gương gù, gương thời trang cũng được ưa chuộng. Vậy lắp gương gù, gương thời trang cho xe máy có bị phạt hay không?
  • Video: Không Có Gương Chiếu Hậu Bị Phạt Bao Nhiêu? 19:35 | 17/12/2021
  • Xe máy hay ô tô đều phải có gương chiếu hậu để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, nhất là những lúc chuyển làn, rẽ trái, rẽ phải,... Vậy nếu không có gương chiếu hậu hoặc có nhưng không có tác dụng thì bị phạt bao nhiêu?
  • Mức phạt lỗi xe không có gương chiếu hậu 08:29 | 18/02/2021
  • Xe ô tô, xe máy khi tham gia giao thông nhưng không có đủ gương chiếu hậu sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP .

Hiện nay, xu hướng sử dụng xe máy điện ngày càng phổ biến trong giới trẻ bởi sự tiện lợi mà dòng xe này mang lại như nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí, không yêu cầu Bằng lái,… Vậy xe máy điện có cần lắp gương như xe máy không? Nếu không gương có bị phạt?


Xe máy điện có cần lắp gương không?

Trong quá trình tham gia giao thông, gương chiếu hậu đóng một vai trò rất quan trọng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đó là giúp người lái xe có tầm nhìn rộng, quan sát được phía sau và tránh được những rủi ro không đáng có.

Chính vì vậy, việc có đủ gương chiếu hậu được quy định là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới tại Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008:

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

e] Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

...

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

Bên cạnh đó, khoản 18 Điều 3 Luật này đã liệt kê các loại xe cơ giới gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, xe máy điện cũng phải lắp gương chiếu hậu để đảm bảo tầm nhìn cho người lái xe khi tham gia giao thông.

Lưu ý: Gương chiếu hậu lắp cho xe máy điện cần đảm bảo các điều kiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy như:

- Gương chiếu hậu phải có tác dụng phản xạ, không mờ ảo;

- Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát để lái xe dễ dàng điều chỉnh khu vực cần quan sát;

- Gương phải có lớp vỏ bảo vệ nhằm che chở bề mặt gương không bị sứt mẻ. Đồng thời phần vỏ này phải đảm bảo có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm;

- Đối với các loại gương hình bầu dục thì chúng sẽ có diện tích của bề mặt phản xạ tiêu chuẩn từ > 69cm2. Còn đối với các loại gương hình tròn thì quy định có đường kính từ 94mm - 150mm;

- Lắp gương phải đảm bảo chắc chắn, không lỏng lẻo hay rung lắc khi xe chuyển động…

Đi xe máy điện không gương có bị phạt? [Ảnh minh họa]


Xe máy điện không gương bị phạt như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, gương chiếu hậu là một trong những điều kiện bắt buộc đối với xe máy điện khi tham gia giao thông. Nếu không có gương chiếu hậu, người lái xe có thể bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

Với quy định này, xe máy điện không có gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt hành chính mà chỉ xử phạt đối với người tham gia giao thông bằng xe máy điện không có gương chiếu hậu bên trái. Theo đó, nếu không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng, lái xe có thể bị phạt từ 100.000 - 200.00 đồng.

Với lỗi này, người vi phạm có thể nộp phạt trực tiếp cho mà không phải ra Kho bạc, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm [căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012].

Nói tóm lại, xe máy điện không gương chiếu hậu bên trái sẽ bị phạt hành chính tương tự như với xe máy. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

Chủ Đề