Mang thai tháng thứ 6 tăng bao nhiêu kg năm 2024

Nhiều người mô tả phụ nữ mang thai là "nở nang" nhưng chính vì tăng cân nên hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm thấy khá khó chịu trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Trong giai đoạn này, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu tích trữ nhiều chất béo hơn để chuẩn bị cho việc cho con bú. Việc tăng cân khác nhau ở mỗi người nhưng trung bình phụ nữ mang thai sẽ tăng khoảng 10-14kg trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, nếu một phụ nữ bị thừa cân từ trước, họ có thể tăng nhiều hơn mức trung bình này.

Trong khi một số trọng lượng này sẽ mất đi sau khi sinh (em bé sơ sinh thường nặng khoảng 3kg), một số có thể sẽ kéo dài một vài tháng sau khi sinh. Mặc dù điều quan trọng là tránh tăng cân quá mức nhưng cũng cần chấp nhận những thay đổi của cơ thể khi mang thai.

Mang thai tháng thứ 6 tăng bao nhiêu kg năm 2024

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn uống đủ chất để thai nhi phát triển nhưng tránh tăng cân quá nhiều.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 9 tháng thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng số lượng cân bằng 1/4 trọng lượng cơ thể so với trước khi có thai là tốt nhất. Ví dụ trước khi mang thai, cân nặng là 45kg thì trong suốt thời kỳ mang thai nên tăng khoảng 11kg; nếu nặng 50kg thì nên tăng khoảng 12kg.

Thông thường, khi khám thai, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cho bạn, đặc biệt nếu bạn hơi nhẹ cân hoặc thừa cân khi bắt đầu mang thai.

2. Tăng cân khi mang thai ở mức nào dễ gây nguy cơ bệnh lý?

Theo BS. Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Nếu bà mẹ tăng khoảng 18 kg trong thời kỳ mang thai là một mối nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con”. BS. Hà cảnh báo nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh khó hoặc phải sinh mổ vì con to, khó chẩn đoán tim thai vì mỡ ở thành bụng rất dày.

Tăng cân quá mức có thể dẫn đến tăng huyết áp và thậm chí là các biến chứng khi chuyển dạ, vì vậy chị em cần hết sức cẩn thận. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh thức ăn nhiều đường vì cùng với việc tăng cân quá mức, ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm cho bà mẹ mang thai và em bé vì dễ dẫn đến các biến chứng tiềm ẩn như sinh con quá cân, nguy cơ chuyển dạ sinh non, hạ đường huyết sơ sinh...

Nhưng phụ nữ mang thai tăng cân quá ít cũng là một vấn đề, vì nó có nghĩa là con bạn sẽ có nguy cơ nhẹ cân. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa thường theo dõi cân nặng của bạn trong 3 giai đoạn của thai kỳ và sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể liên quan đến hoàn cảnh và nguy cơ biến chứng khác nhau của bạn.

Để phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: mức tăng cân của bà bầu trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10-12kg. Sự tăng cân này nên theo các mức: trong 3 tháng đầu tăng 1-2kg; 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg.

Mang thai tháng thứ 6 tăng bao nhiêu kg năm 2024

Bà mẹ mang thai luôn nghe theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh theo dõi sức khỏe trong thai kỳ.

3. Kiểm tra chỉ số BMI khi mang thai

Bà bầu nên quản lý cân nặng của mình bằng nhiều cách, có thể áp dụng chỉ số BMI để kiểm tra và xác định được số cân nên tăng trong quá trình mang thai.

BMI = cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao:

  • Với phụ nữ nhẹ cân (BMI dưới 19,8), mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.
  • Đối với phụ nữ cân nặng bình thường (BMI từ 19,8-26), khi mang thai tăng cân hợp lý từ 11-14kg.
  • Phụ nữ thừa cân (BMI từ 26-29) trong thời kỳ mang thai nên tăng cân hợp lý là từ 8-11kg.
  • Với phụ nữ béo phì (BMI trên 29), mức tăng cân hợp lý ở thai kỳ là 8kg.
  • Khi mang thai đôi hoặc sinh ba, đây là trường hợp đặc biệt nên mức tăng cân hợp lý của bà mẹ là 15-20kg trong suốt thai kỳ.

Để giữ cân nặng phù hợp, ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, bà bầu cũng cần hoạt động thể chất nhẹ nhàng có lợi cho cả bản thân và thai nhi. Trên thực tế, tập thể dục giúp làm giảm đau lưng và táo bón, cũng như giữ cho bạn thân hình cân đối - điều này sẽ hữu ích khi chuyển dạ.

Tuy nhiên, để đảm bảo bạn chọn được bài tập phù hợp với nhu cầu của mình, hãy trò chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ điều gì mới.

Căng thẳng khi mang thai cũng có thể có tác động tiêu cực, vì vậy, mặc dù cần theo dõi chế độ ăn uống của mình, nhưng điều quan trọng là mẹ bầu phải thư giãn và tận hưởng trải nghiệm thai kỳ càng nhiều càng tốt. Đối với các mẹ bầu, không cần thiết phải tính lượng calo một cách khắt khe mà nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng với thực đơn phong phú và lành mạnh.

Không khuyến khích mẹ bầu tăng cân càng nhiều càng tốt, các chuyên gia đã đưa ra mức cân nặng chuẩn của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt. Muốn biết cân nặng bà bầu chuẩn, mẹ tham khảo ngay bảng tăng cân của bà bầu theo từng tam cá nguyệt sau nhé!

Cân nặng luôn là vấn đề muôn thuở của phái đẹp. Với những mẹ mang thai lần đầu, vấn đề cân nặng lại càng trở nên quan trọng hơn vì mức cân nặng mẹ bầu có thể liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khoẻ mẹ. Mẹ bầu tăng cân ít, thai nhi có nguy cơ suy dinh dưỡng, nhưng nếu tăng cân nhiều khi mang thai, mẹ lại có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cũng như thai lớn khó sinh. Vậy mang thai lên cân bao nhiêu là đủ?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10-12kg. Tuy nhiên, cân nặng mẹ bầu vẫn có thể thay đổi tuỳ theo số em bé trong bụng mẹ. So với những mẹ mang thai đơn, mẹ mang thai đôi cần tăng thêm từ 16-20 kg khi mang thai. Chưa kể, cân nặng mẹ bầu cũng phụ thuộc nhiều vào mức cân nặng trước khi mang thai nữa nhé!

Những mẹ sở hữu thân hình “mi nhon” với chỉ sổ BMI (chỉ số khối cơ thể) trước khi mang thai ở mức dưới 18,5 sẽ cần tăng thêm từ 12-18kg. Ngược lại, những mẹ có thân hình hơi “mũm mĩm” với chỉ số BMI từ 25-29,9 nên hạn chế cân nặng trong khoảng 7-11kg thôi mẹ nhé! Đặc biệt, những mẹ có chỉ số BMI lớn hơn 30, các chuyên gia khuyến cáo mẹ chỉ nên tăng thêm 5-7kg trong suốt 9 tháng mang thai. (*)

Bảng tăng cân của bà bầu theo từng tam cá nguyệt

Tuỳ theo từng giai đoạn của thai kỳ, cân nặng mẹ bầu có sự thay đổi đáng kể. Với những mẹ đang trong tam cá nguyệt thứ nhất, em bé trong bụng vẫn còn khá nhỏ và những cơn ốm nghén cũng ảnh hưởng ít nhiều nên cân nặng bà bầu trong giai đoạn này không thay đổi quá nhiều. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3, cân nặng mẹ bầu đã có sự biến chuyển đáng kể. Mẹ bầu có thể tăng thêm từ 450-500gr/ tuần trong suốt 6 tháng cuối thai kỳ.

Tuy chỉ mang tính tham khảo nhưng bảng tăng cân của bà bầu theo từng tam cá nguyệt sau đây sẽ giúp mẹ biết rõ mức cân nặng chuẩn của mẹ bầu cũng như nhu cầu năng lượng của mẹ bầu trong từng giai đoạn khác nhau. Mẹ có thể tham khảo nhé!

Giai đoạn

Nhu cầu năng lượng

Cân nặng mẹ bầu

Tam cá nguyệt thứ 1

Tăng thêm 200 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường

Mỗi tháng tăng thêm 400 -750gr.

Tổng cân nặng tăng thêm trong 3 tháng đầu thai kỳ 1,5 - 2,5kg

Tam cá nguyệt thứ 2

Tăng thêm 300 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường

Mỗi tuần tăng thêm khoảng 450 gr

Tổng cân nặng mẹ bầu tăng thêm trong 3 tháng giữa thai kỳ 5-6,5kg

Tam cá nguyệt thứ 3

Tăng thêm 400 - 450 calories/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi tuần cân nặng bà bầu có thể tăng 0,5 kg.

Mẹ có biết:

Bên cạnh việc giữ một cân nặng chuẩn trong quá trình mang thai, chế độ ăn vào con không vào mẹ thì mẹ cũng đừng quên chuẩn bị dần các đồ dùng cần thiết để đón bé yêu chào đời nhé. Hành trang chuẩn bụ chào đón bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Mang thai tháng thứ 6 tăng bao nhiêu kg năm 2024

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu khi mang thai

Để đạt được mức cân nặng hợp lý khi mang thai, mẹ bầu nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh. Khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ nên đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể ăn thêm những loại hạt, các loại ngũ cốc nguyên cám vào những bữa phụ trong ngày để cung cấp thêm dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Các mẹ tham khảo thêm Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu từ Huggies nhé!

Mang thai tháng thứ 6 tăng bao nhiêu kg năm 2024

Cân nặng của mẹ bầu được phân bố như thế nào trong cơ thể?

Khi mang thai, phần bụng (bao gồm tử cung) chiếm một trọng lượng đáng kể trên cơ thể mẹ vì đây là "ngôi nhà" nơi em bé sẽ lớn lên trong 9 tháng. Một số mẹ thắc mắc rằng, cơ thể mình trông rất nhỏ gọn, nhưng cân nặng vẫn đang tăng nhiều (so với cảm giác của mẹ). Giải đáp cho thắc mắc của mẹ, phần trọng lượng tăng lên chính là cân nặng của rất nhiều thành phần khác của bào thai, như:

  • Em bé: 2.5 - 3.5 kg
  • Nhau thai: 0.5 kg
  • Nước ối: 1kg

Ngoài bụng bầu, cân nặng của mẹ tăng lên khi mang thai còn được phân bố trải đều khắp cơ thể. Do đó, việc đánh giá cân nặng của mẹ bầu không nên chỉ dựa vào ước lượng bằng mắt thông thường.

Đo lường cân nặng mẹ bầu đúng cách

Nếu mẹ bầu chưa biết cách đo lường cân nặng đúng cách, sẽ rất khó khăn trong việc lập ra biểu đồ tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu thường được các bác sĩ khuyên nên đo cân nặng tại các trạm y tế, hoặc tại nhà với các nguyên tắc sau:

  • Cân cùng một thời điểm trong ngày
  • Mặc cùng một lớp quần áo
  • Chỉ nên cân 1 tuần/lần
  • Cân vào buổi sáng sau khi đi vệ sinh

Vì sao phải kiểm soát cân nặng của bà bầu?

Việc kiểm soát cân nặng của bà bầu trong thai kỳ rất quan trọng. Quan niệm “ăn cho hai người”, hay ăn nhiều để em bé to khỏe như các mẹ bầu vẫn làm là quan niệm hết sức sai lầm trong chế độ dinh dưỡng bà bầu. Vì việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến béo phì, làm mất đi 9 năm tuổi thọ của người mẹ. Việc ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này và làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác. Chưa kể đến việc khi mẹ bồi bổ quá nhiều, thai to có thể khiến việc sinh nở gặp khó khăn. Vấn đề giảm cân sau sinh cũng rất khó nếu các mẹ bầu ăn nhiều trong quá trình mang thai.

Ngược lại, nếu bà bầu tăng cân quá ít sẽ khiến em bé trong bụng bị suy dinh dưỡng, không cung cấp đầy đủ các chất để bé phát triển toàn diện. Chưa kể việc kiêng khem còn khiến bà bầu mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết áp, giai đoạn vượt cạn cũng trở nên khó khăn.

Một số mẹo nhỏ giúp mẹ duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mang thai

  • Theo Eat right, mẹ nên duy trì tập thể dục 150 phút/tuần hoặc 30 phút/ngày với các hoạt động tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ. Mẹ cũng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ về cường độ luyện tập.
  • Thay vì 3 bữa chính, mẹ bầu nên chia nhỏ thành 5-6 bữa nhỏ một ngày
  • Hạn chế những thực phẩm bổ sung nhiều năng lượng như thức ăn nhanh, các loại nước ngọt, bánh kẹo…
  • Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa, sữa chua, trứng luộc, trái cây tươi…
  • Ưu tiên thực phẩm luộc, hấp và hạn chế những thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, mẹ bầu nhé!

Ngoài ra, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng đưa ra một số lời khuyên dành cho chế độ ăn uống của mẹ trong thai kỳ:

Mang thai tháng thứ 6 tăng bao nhiêu kg năm 2024

• Hạn chế các loại các loại nước ngọt, đồ ăn vặt như bánh kẹo, mứt, chocolate, quả ngọt khô, quả ngọt ngâm đường, nước uống có đường mật, nước uống đóng lon, chai sẵn, càphê sữa…Ngay cả các loại hoa quả chín thì cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải • Tăng cường các thực phẩm có nhiều chất xơ như bánh mì, lúa mạch đen, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt… • Các bữa ăn nên đúng giờ và bữa tối kết thúc sớm trước 7 giờ tối. Ăn các bữa quá no và quá muộn sẽ làm bụng ì ạch khó tiêu.

Mang thai tháng thứ 6 tăng bao nhiêu kg năm 2024

\>> Tham khảo thêm:

  • Thai nhi tuần 28
  • 32 tuần là mấy tháng?
  • Thai 36 tuần nặng bao nhiêu?

Một chế độ dinh dưỡng đa dạng và phù hợp trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi tăng cân hợp lý. Để biết được chế độ dinh dưỡng khi mang thai phù hợp, mẹ bầu cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý bảng tăng cân của bà bầu theo từng tam cá nguyệt trên chỉ mang tính tham khảo. Cân nặng mẹ bầu cũng sẽ thay đổi tuỳ theo tình trạng sức khoẻ thực tế. Mẹ bầu có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ sản khoa để biết mang thai nên lên bao nhiêu kg hoặc tham khảo thêm nội dung bài viết Mang thai, lên bao nhiêu cân là đủ của Huggies, đồng thời tìm hiểu thêm những mẹo dinh dưỡng tại chuyên mục Chế độ dinh dưỡng mẹ nhé.