Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì năm 2024

Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về vấn đề này, tuy nhiên theo Khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì có thể hiểu “Mang thai hộ vì MĐNĐ là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.

2. Đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?

Thứ nhất, tính nhân đạo

Như chúng ta biết, sự mang thai đơn thuần chỉ là sư giúp đỡ của những người thân thích đối với cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con trong nỗ lực và hi vọng có con của họ. Bên cạnh đó, tính nhân đạo của các quy phạm pháp luật này thế hiện trên phương diện việc cho phép MTHVMĐNĐ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm bảo vệ các bên tham gia tránh những rủi ro có thể xảy ra, giúp các bên nhận thức rõ trách nhiệm nghĩa vụ của mình để không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, trong đó có bên MTH và đưa trẻ được sinh ra từ kỹ thuật này.

Hai là, tính hỗ trợ, phi thương mại.

Việc mang thai của bên mang thai hộ được thực hiện trên tinh thần tự nguyện và không vì lợi ích kinh tế, không có tính thương mại “thuê”, “muớn”. Tính hỗ trợ, phi thương mại là biểu hiện của việc giúp đã người nhờ MTH khi họ lâm vào tình trạng không thể thực hiện được việc sinh con tự nhiên hoặc ngay cả khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Khi nỗ lực của người nhờ MTH để tự mình sinh con đã bất thành thì họ rất cần đến một người khác có khả năng làm thay mình, giúp đỡ mình. Bản thân người MTH cũng thể hiện sự tự nguyện và mong muốn được làm hộ người khác mà không hề có sự tư lợi vật chất cho bản thân mình

3. Ý nghĩa của quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

* Ý nghĩa về mặt xã hội của việc quy định về MTHVMĐNĐ

– Trước hết việc quy định về MTH vì mục đích nhân đạo có ý nghĩa cho nhu cầu có con cùng huyêt thống cuả cá nhân. Bởi lẽ đối với mỗi người thì nhu cầu có con nối dõi, hay có người chăm sóc về già nhưng không muốn nhận nuôi con nuôi. Do đó, nhu cầu được sinh con nhờ sự can thiệp của y học là một nhu cầu chính đáng liên quan đến quyền nhân thân, quyền con người.

– Không chỉ vậy, quy định này còn có ý nghĩa đối với việc bảo vệ tính bền vững và liên kết tình cảm bền chặt giữa các thành viên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, đáp ứng nhu cầu có con để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

*Ý nghĩa về mặt pháp lý về vấn đề trên

– Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, pháp luật điều chỉnh MTH vì mục đích nhân đạo tạo nên những chuẩn mực pháp lý cho hành vi ứng xử của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật về mang thai hộ đồng thời kiểm soát nhu cầu thực hiện mang thai hộ ở Việt Nam. Bên cạnh đó góp phần xây dựng hành lang pháp lý nhằm hạn chế sự xâm phạm về nghĩa vụ giao, nhận con, bảo vệ tính mạng, sức khỏe…của bên MTH và trẻ em. Đồng thời, góp phần bảo đảm quền lợi của các chủ thể và ảnh hưởng tới sự bảo vệ tối đa tránh những hệ lụy tiêu cực đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một hành động cao cả và đầy ý nghĩa, giúp những người không thể có con bằng cách tự nhiên có được niềm hạnh phúc làm cha mẹ. Tuy nhiên, mang thai hộ cũng có những rủi ro và khó khăn, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tôn trọng các quy định pháp luật. Trước khi quyết định mang thai hộ, bạn nên tìm hiểu kỹ về các điều kiện, quy trình và trách nhiệm của một người mang thai hộ, cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của người nhờ mang thai. Dưới đây là một số thông tin quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mà NPLaw đã nghiên cứu, tổng hợp:

I. Thực trạng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay

Hiện nay, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một giải pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để giải quyết tình trạng vô sinh. Tuy nhiên, mang thai hộ cũng gặp nhiều thách thức về pháp lý, đạo đức và xã hội. Một số vấn đề gồm có: quyền và trách nhiệm của người mang thai hộ, người yêu cầu mang thai hộ và đứa trẻ sinh ra; quy trình và tiêu chuẩn để được mang thai hộ; sự bảo vệ và hỗ trợ cho người mang thai hộ trong quá trình mang thai và sau khi sinh; sự công khai và minh bạch của việc mang thai hộ; sự can thiệp của nhà nước và xã hội vào việc mang thai hộ.

II. Quy định pháp luật liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì? Có được phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không?

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

.jpg)

Pháp luật Việt Nam cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên, việc này phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

2. Trình tự, thủ tục đăng ký mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, trình tự, thủ tục đăng ký mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thực hiện như sau:

+ Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

3. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm:

+ Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

.jpg)

+ Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

+ Vợ chồng đang không có con chung;

+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

+ Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

+ Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

+ Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

+ Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

III. Các thắc mắc liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có bắt buộc lập thành văn bản không?

Căn cứ theo Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bắt buộc phải lập thành văn bản.

.jpg)

2. Con sinh ra nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con của ai?

Căn cứ theo Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

3. Chi phí khám thai có được người nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chi trả?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả chi phí khám thai.

4. Khi thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì có cần làm hợp đồng không? Nếu người mang thai hộ không giao con thì có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định của pháp luật, thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bắt buộc phải lập thành văn bản. Đây là một dạng của hợp đồng.

Theo Khoản 1 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người mang thai hộ phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Như vậy, việc người mang thai hộ không giao con là hành vi vi phạm pháp luật.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Biện pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng đối với chủ thẻ là ai?

Theo khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người ...

Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có quyền gì?

2. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: - Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị phạt bao nhiêu tiền?

Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đối tượng mang thai hộ là ai?

Các đối tượng được phép mang thai hộ – Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng. – Ở độ tuổi phù hợp đáp ứng khả năng mang thai. Thường dưới 35 tuổi, vì trên 35 tuổi, khả năng mang thai thành công không cao. – Từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần.