Luyện tập tư duy phản biện

Chúng ta thường chỉ nghĩ từ góc độ của chính mình để giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn thử đặt bản thân vào vị trí của người khác, suy nghĩ theo quan điểm của họ, nó sẽ giúp ích cho quá trình tư duy phản biện và đưa ra quyết định.


Hơn nữa, nó đồng thời vẽ ra cho bạn một bức tranh toàn cảnh để bạn nắm bắt mọi diễn biến, mọi tình hình. Giả sử bạn đang tìm cách giải quyết một phát sinh trong công việc. Nghĩ xem bạn thân nhất của bạn có thể tiếp cận nó như thế nào, hoặc đối tác của bạn hoặc anh chị em của bạn sẽ có ý nghĩ gì. Thêm nữa, hãy tưởng tượng sếp của bạn có thể hành động ra sao. Bằng cách cho phép bản thân xem xét nhiều khía cạnh khác nhau, bạn có thể thấy mình đang tiếp cận những giải pháp mà trước đây bạn chưa từng cân nhắc.

2. Cân nhắc hậu quả từ quyết định mà bạn đưa ra

Mỗi phương án chúng ta lựa chọn đều có thể dẫn đến hậu quả cho chính chúng ta, hoặc có thể cho những người có liên quan đến vấn đề đó.


Bạn cần cân nhắc những hậu quả có thể phát sinh từ mỗi lựa chọn của mình. Từ đó hãy cân nhắc xem lựa chọn nào có lợi nhất cho bạn, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đến những người khác có liên quan.


Một cách tốt để làm điều này là hãy lập một danh sách ưu và nhược điểm. Bằng cách yêu cầu não bộ suy nghĩ dự đoán về mọi kết quả tích cực cũng như mọi kết quả tiêu cực có thể xảy ra, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định sáng suốt. 

3. Rèn luyện tư duy phản biện qua nghiên cứu

Kiến thức là nguồn sức mạnh khổng lồ. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta có xu hướng phụ thuộc rất nhiều vào điều mà chúng ta đã biết và không muốn từ bỏ niềm tin của chính mình.


Tư duy phản biện đòi hỏi bạn sẽ có lúc phải buông bỏ niềm tin của mình để giải quyết vấn đề. Việc ép buộc chính mình học hỏi, nghiên cứu hoặc tiếp thu những thế giới quan mới sẽ chỉ kìm hãm bạn và chắc chắn sẽ không giúp bạn có được tư duy phản biện.


Bằng cách dành thời gian nghiên cứu và tập trung vào việc học, bạn sẽ thấy rằng theo thời gian, bạn sẽ mở rộng và thích nghi dần để vượt qua những tình huống mới cũng như cải thiện tư duy phản biện của mình.

4. Chấp nhận sai lầm của bản thân

Nghe thật đơn giản và nhẹ nhàng, thế nhưng thực tế thì lại không hề như vậy. Ai cũng phải mắc sai lầm trong cuộc đời, và thậm chí đôi khi nó không ảnh hưởng quá nặng nề. Dù vậy, hầu hết chúng ta không chấp nhận rằng bản thân đã sai, từ đó nó khiến chúng ta không thể suy nghĩ thông suốt chín chắn. Nếu bạn đang làm sai điều gì đó và liên tục làm điều đó bởi vì bạn cho rằng mình không thể nào sai, bạn nhất định phải thay đổi nếu không muốn bản thân ngày càng tệ hơn.


Hãy liên tục kiểm tra kỹ các giải pháp cho từng vấn đề, xem xét các lựa chọn mới và coi những sai lầm của bạn như một cơ hội để tiếp thu học hỏi.

5. Chia nhỏ vấn đề

Nhìn tổng quan mọi thứ sẽ giúp bạn quan sát được toàn bộ tình hình, tuy nhiên sẽ có thời điểm bạn cần chia nhỏ vấn đề để tập trung giải quyết một mắt xích cụ thể. Giải quyết một vấn đề nhỏ lúc nào cũng đơn giản và nhanh chóng, và bạn chỉ cần lặp lại với rất nhiều vấn đề nhỏ tương tự là đã xử lý thành công việc lớn. Đôi khi, chính việc bạn quá chú tâm vào bức tranh lớn sẽ khiến bạn mất thời gian và phí công sức vào nó.


Do đó, hãy thử suy nghĩ về nó theo các bước: Điều đầu tiên tôi cần làm là gì? Lập một danh sách và thử sắp xếp theo thứ tự ưu tiên hoặc thứ tự thời gian. Bằng cách giải quyết một vấn đề lớn và chia nó thành nhiều phần, bạn cho phép bản thân bắt đầu xem xét các giải pháp, thay vì dành một nửa thời gian để bị choáng ngợp bởi vấn đề. 

6. Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề

Nghiêm trọng hóa vấn đề điểm chung của rất nhiều người trong chúng ta. Suy nghĩ cẩn trọng thấu đáo là điều cần thiết nhưng nó chỉ khiến mọi thứ trở nên khó khăn nếu bạn bắt đầu đi quá giới hạn. Bạn cần tìm ra ranh giới giữa suy nghĩ tích cực và suy nghĩ quá mức. Hơn nữa, trong một số trường hợp, sự đơn giản lại là giải pháp triệt để nhất đưa bạn đến thành công

Như bạn có thể thấy, chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện! Bạn cần phải nhận ra được rằng con người, kể từ khi sinh ra, rất giỏi việc đưa ra những lý do lý giải cho những suy nghĩ khiếm khuyết của mình. Nếu bạn đang có những kết luận sai lệch này thì có một sự thật là những đức tin của bạn thường mâu thuẫn với nhau và đó thường là kết quả của thiên kiến xác nhận, nhưng nếu bạn biết điều này, thì bạn đã tiến gần hơn tới sự thật rồi!

Những người tư duy phản biện cũng biết rằng họ cần thu thập những ý tưởng và đức tin của mọi người. Tư duy phản biện không thể tự nhiên mà có.

Những người khác có thể đưa ra những góc nhìn khác mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ tới, và họ có thể chỉ ra những lỗ hổng trong logic của bạn mà bạn đã hoàn toàn bỏ qua. Bạn không cần phải hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khác, bởi vì điều này cũng có thể dẫn tới những vấn đề liên quan đến thiên kiến, nhưng một cuộc thảo luận phản biện là một bài tập tư duy cực kỳ hiệu quả.