Bài tập tinh huong mo hinh thuc the năm 2024

  • 1. Tích cực Học tập CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT 1 15/3/2021 1 15/3/2021
  • 2. Tích cực Học tập 2 15/3/2021 I. Định nghĩa  Là một mô hình CSDL ở mức khái niệm, mô tả súc tích về các đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng trong thế giới thực. Một mô hình ER bao gồm: ◼Tập các kiểu thực thể (Entity Sets) ◼Tập các thuộc tính (Attributes Set) ◼ Tập các kiểu liên kết (Relationship)
  • 3. Tích cực Học tập 3 15/3/2021 1. Thực thể - Kiểu thực thể Thực thể là một vật hoặc đối tượng (cụ thể hay trừu tượng) trong thế giới thực, có sự tồn tại độc lập và có thể phân biệt với các vật hoặc đối tượng khác. ◼ Ví dụ: một người, một bài hát, một bức ảnh, một trò chơi, … Kiểu thực thể là tập hợp các thực thể có thuộc tính giống nhau. ◼Ví dụ: tập hợp các thực thể sinh viên sẽ tạo ra kiểu Thực thể SINHVIEN.
  • 4. Tích cực Học tập Phân loại kiểu thực thể Thực thể mạnh  Là thực thể tồn tại độc lập với các thực thể khác Ký hiệu: HCN nét đơn chứa tên thực thể Thực thể yếu  Là thực thể không có thuộc tính khóa, sự tồn tại của nó phải phụ thuộc vào thực thể khác. Ký hiệu: HCN nét đôi 4 15/3/2021
  • 5. Tích cực Học tập Ví dụ 1 5 15/3/2021 Nhân viên có thân nhân, thân nhân là người được hưởng bảo hiểm cùng với nhân viên.
  • 6. Tích cực Học tập 2. Thuộc tính (1) 6 15/3/2021  Thuộc tính là các tính chất đặc trưng của thực thể, là yếu tố thông tin cho biết rõ hơn về thực thể. ◼VD:  Người có tên, tuổi, cân nặng, số chứng minh thư, …  Bài hát có tên, nội dung, tác giả, năm sáng tác, …  Mỗi thuộc tính có một miền giá trị ◼VD: Tên người là chuỗi ký tự Tuổi là số nguyên dương ◼ Nếu thuộc tính chưa có giá trị thì quy ước giá trị đó là null
  • 7. Tích cực Học tập 2. Thuộc tính (2) 7 15/3/2021  Ký hiệu: hình elip gắn với thực thể Tên thuộc tính
  • 8. Tích cực Học tập Các kiểu thuộc tính Thuộc tính đơn và phức hợp  Thuộc tính đơn trị và đa trị  Thuộc tính suy dẫn và lưu trữ 8 15/3/2021
  • 9. Tích cực Học tập 9 15/3/2021 a. Thuộc tính nguyên tố và phức hợp  Thuộc tính nguyên tố: là thuộc tính không thể chia nhỏ thành các phần riêng biệt nhỏ hơn và có ý nghĩa. ◼ Ví dụ: cân nặng của người, chiều cao của tòa nhà,.. ◼ Ký hiệu: Hình elip nét đơn gắn với kiểu thực thể  Thuộc tính phức hợp: là thuộc tính có thể phân chia được thành các thành phần nhỏ hơn, để biểu diễn các thuộc tính cơ bản hơn với các ý nghĩa độc lập. ◼ VD: tên của một người gồm có họ, tên đệm và tên ◼ Ký hiệu: Hình elip nét đơn có gắn với các thuộc tính thành phần  Ví dụ: NGƯỜI Số CMT họ tên họ họ đệm tên
  • 10. Tích cực Học tập 10 15/3/2021 b. Thuộc tính đơn trị và đa trị  Thuộc tính đơn trị: là thuộc tính chỉ có thể nhận một giá trị duy nhất cho một thực thể cụ thể. ◼ VD: Ngày_sinh, chứng minh thư, …  Thuộc tính đa trị: là thuộc tính có thể nhận một hoặc một vài giá trị cho một thực thể  nhận nhiều giá trị đồng thời ◼ Kí hiệu: bằng một vòng elip kép (elip nét đôi) ◼ VD: Điện_thoại, Kỹ_năng, … Điện thoại ? Thuộc tính phức hợp đa trị?
  • 11. Tích cực Học tập 11 15/3/2021 c. Thuộc tính lưu trữ và suy dẫn  Thuộc tính lưu trữ: là thuộc tính mà giá trị của nó phải được nhập vào khi cài đặt cơ sở dữ liệu  phải nhập vào từ bàn phím.  Thuộc tính suy dẫn: là thuộc tính mà giá trị của nó có thể được suy ra từ giá trị của các thuộc tính khác liên quan theo một nguyên tắc nào đó  không phải nhập, được tính qua các thuộc tính khác ◼ Kí hiệu: bằng một hình elip có nét đứt.  VD: năm sinh của một người thì được lưu trữ trong CSDL, còn tuổi của người đó sẽ được tính toán từ năm sinh. Tuổi
  • 12. Tích cực Học tập 12 15/3/2021 d. Thuộc tính khóa  Là thuộc tính mà giá trị của nó là duy nhất cho mỗi thực thể, giúp phân biệt thực thể này và thực thể khác trong cùng một kiểu thực thể.  Một kiểu thực thể có thể có nhiều khóa  Ký hiệu: hình elip và một đường gạch chân dưới thuộc tính đó. ◼ VD: số chứng minh thư, Mã môn học, …. Số CMT Mã môn học
  • 13. Tích cực Học tập 13 15/3/2021 * Ví dụ: Thông tin về nhân viên gồm có: Mã nhân viên, họ tên, ngày sinh, Hệ số lương, bằng cấp và lương. Biết rằng, mỗi nhân viên có một mã nhân viên duy nhất, có nhiều hơn một bằng cấp và lương được tính theo công thức Lương = hệ số lương * lương cơ bản. Thông tin về bằng cấp gồm: mã số, loại bằng và năm cấp. Hãy biểu diễn thực thể Nhân viên cùng các thuộc tính bằng mô hình ER?
  • 14. Tích cực Học tập 14 15/3/2021 * Ví dụ: Mã Số Loại NHÂN VIÊN MNV Họ tên Ngày sinh Ngày Tháng Năm HSL Lương Bằng cấp Năm Họ Tên đệm Tên
  • 15. Tích cực Học tập 15 15/3/2021 4. Liên kết– Các ràng buộc Liên kết (Relationship) là mối quan hệ nào đó giữa các kiểu thực thể. ◼VD1:  Mỗi lớp học có một sinh viên làm lớp trưởng, chịu trách nhiệm về các công tác quản lý lớp.  Bài hát được sáng tác bởi một tác giả cho một ban nhạc. Bài hát được dịch sang một ngôn ngữ khác. Ký hiệu: ◼ Hình thoi nối với các kiểu thực thể. ◼ Tên kiểu liên kết là một động từ Tên liên kết
  • 16. Tích cực Học tập 16 15/3/2021 Ví dụ 1:  Mỗi lớp học có một sinh viên làm lớp trưởng, chịu trách nhiệm về các công tác quản lý lớp. SINH VIÊN … … … Làm LT LỚP … … …
  • 17. Tích cực Học tập 17 15/3/2021 Ví dụ 2
  • 18. Tích cực Học tập 18 15/3/2021  Liên kết cũng có thể có thuộc tính ◼ Ký hiệu: Hình elip gắn liền với liên kết ◼ VD: Mỗi lớp học có một sinh viên làm lớp trưởng, chịu trách nhiệm về các công tác quản lý lớp và cần lưu lại ngày nhận chức của lớp trưởng. SINH VIÊN LỚP Làm LT Ngày bắt đầu
  • 19. Tích cực Học tập 19 15/3/2021 a. Bậc của liên kết  Bậc của liên kết: là số kiểu thực thể tham gia vào liên kết.  Ví dụ: Liên kết bậc 2
  • 20. Tích cực Học tập 20 15/3/2021 b. Liên kết đệ qui Cùng một kiểu thực thể tham gia vào liên kết với vai trò khác nhau. ◼VD: Nhân viên A giám sát nhân viên B NHÂN VIÊN Giám sát
  • 21. Tích cực Học tập 21 15/3/2021 c. Ràng buộc liên kết  Các kiểu liên kết thường có một số ràng buộc nào đó về các thực thể có thể kết hợp với nhau tham gia trong một liên kết phù hợp. Có các loại ràng buộc sau: ◼ Tỷ số lực lượng tham gia liên kết ◼ Ràng buộc về sự tham gia liên kết ◼ Lực lượng tham gia liên kết
  • 22. Tích cực Học tập 22 15/3/2021 Tỷ số lực lượng  Tỷ số lực lượng chỉ rõ số thực thể tham gia vào liên kết.  Các loại tỷ số lực lượng: ◼ Liên kết 1-1 (một – một): Một thực thể kiểu A liên kết với một thực thể kiểu B và ngược lại.  Ký hiệu: thêm số 1 ở hai đầu thực thể  Ví dụ: Một lớp có một sinh viên làm lớp trường và ngược lại, một sinh viên chỉ làm lớp trưởng của một lớp. SINH VIÊN … … … Làm LT LỚP … … … 1 1
  • 23. Tích cực Học tập 23 15/3/2021 Tỷ số lực lượng  Kiểu liên kết 1 – N (một-nhiều): 1 thực thể kiểu A liên kết với nhiều thực thể kiểu B; 1 thực thể kiểu B chỉ liên kết duy nhất với 1 thực thể kiểu A. ◼ Ký hiệu: thêm số 1 ở đầu phía một, thêm n ở đầu phía nhiều ◼ Ví dụ: Một nhân viên làm việc cho một phòng và một phòng có nhiều nhân viên làm việc NHÂN VIÊN … … … Làm việc PHÒNG … … … n 1
  • 24. Tích cực Học tập 24 15/3/2021  Kiểu liên kết M – N (nhiều-nhiều): 1 thực thể kiểu A liên kết với nhiều thực thể kiểu B và ngược lại ◼ Ký hiệu: thêm ký hiệu m và n ở hai đầu liên kết ◼ Ví dụ:
  • 25. Tích cực Học tập 25 15/3/2021 Ràng buộc về sự tham gia liên kết  Ràng buộc tham gia được xác định trên từng thực thể trong từng kiểu liên kết mà thực thể đó tham gia.  Có hai kiểu ràng buộc tham gia: Lực lượng tham gia toàn bộ (ký hiệu bằng gạch nối kép): tất cả các thực thể của kiểu thực thể phải tham gia vào liên kết. Lực lượng tham gia bộ phận (ký hiệu bằng gạch nối đơn): chỉ một số thực thể của kiểu thực thể tham gia vào kiểu liên kết.  Ví dụ: SINH VIÊN … … … Làm LT LỚP … … … 1 1
  • 26. Tích cực Học tập 26 15/3/2021 Lực lượng tham gia liên kết  Là số lượng lớn nhất (max) và nhỏ nhất (min) của các thực thể thuộc một kiểu thực thể tham gia vào liên kết đó.  Ký hiệu: thêm (min,max) vào mối liên kết. ◼ Min là số lượng thực thể nhỏ nhất tham gia vào liên kết ◼ Max là số lượng thực thể lớn nhất tham gia vào liên kết
  • 27. Tích cực Học tập 27 15/3/2021 Ví dụ  VD1: Một lớp học có nhiều sinh viên, một sinh viên chỉ thuộc về một lớp học  VD2: Một giảng viên giảng dạy cho nhiều sinh viên, mỗi sinh viên tham gia học tập với nhiều giảng viên.  VD3: Một nhân viên có thể tham gia trong nhiều dự án. SINH VIÊN LỚP Thuộc (1,1) (1,n) NHÂN VIÊN DỰ ÁN Tham gia (0,n) (1,n) SINH VIÊN GIẢNG VIÊN HT/GD (1,n) (1,n)
  • 28. Tích cực Học tập 28 15/3/2021 Câu hỏi  VD4: Một nhân viên có thể có người giám sát, người giám sát đó cũng là nhân viên. Một nhân viên có thể giám sát nhiều người. NHÂN VIÊN Giám sát Giám sát Bị giám sát (0,n) (0,1)
  • 29. Tích cực Học tập 29 15/3/2021 Chú ý  Xác định min, max từ khảo sát thực tế bài toán  Một số kiểu (min,max) cơ bản: ◼ (0,1); không hoặc 1 ◼ (1,1): duy nhất 1 ◼ (0,n): không hoặc nhiều ◼ (1,n): một hoặc nhiều  Min=0: tham gia bộ phận, min>0: tham gia toàn bộ  Có thể sử dụng (min,max) thay cho tỷ số lực lượng và ràng buộc
  • 30. Tích cực Học tập 30 15/3/2021  Có thể dùng các ký hiệu sau để biểu diễn ràng buộc liên kết Toàn bộ một Toàn bộ nhiều Bộ phận một Bộ phận nhiều
  • 31. Tích cực Học tập 31 15/3/2021 III. Các bước xây dựng mô hình ER  Các ký hiệu trong mô hình:
  • 32. Tích cực Học tập 32 15/3/2021  Các bước xây dựng mô hình ER: 1. Xác định các kiểu thực thể và thuộc tính của nó, xác định thuộc tính khóa. 2. Xác định mối liên kết và thuộc tính của liên kết (nếu có) giữa các thực thể 3. Vẽ sơ đồ mô hình ER, xác định các mối ràng buộc liên kết dựa trên các quy tắc nghiệp vụ. 4. Chuẩn hóa và rút gọn sơ đồ (nếu có)
  • 33. Tích cực Học tập 33 15/3/2021 Ví dụ 1 Khảo sát bài toán quản lý Ký túc xá sinh viên, thu được các thông tin sau: KTX gồm nhiều tòa nhà khác nhau, thông tin về tòa Nhà gồm có: Tên tòa nhà, số tầng, điện thoại liên hệ. Mỗi toà nhà được phân biệt thông qua mã tòa nhà. KTX gồm nhiều nhân viên quản lý khác nhau. Mỗi NV chịu trách nhiệm một số toà nhà, khi nhân viên được phân quản lý tòa nhà sẽ lưu lại ngày được phân. Mỗi nhân viên gồm: mã nhân viên, tên, ngày sinh, điện thoại. Một nhân viên có thể có nhiều số điện thoại Mỗi tòa nhà có nhiều phòng khác nhau, một phòng chỉ thuộc 1 tòa nhà. Phòng có các thông tin: Mã phòng, Tên phòng, số lượng sinh viên ở thực tế, số chỗ còn trống. Mỗi phòng có thể có nhiều sinh viên nhưng mỗi sinh viên chỉ được ở một phòng. Thông tin về sinh viên gồm: Mã sinh viên, Tên sinh viên, Giới tính, Đối tượng, Tên lớp, điện thoại, số tiền phải nộp hàng tháng. Số tiền nộp được tính theo đối tượng.
  • 34. Tích cực Học tập 34 15/3/2021 Ví dụ 1 Khảo sát bài toán quản lý Ký túc xá sinh viên, thu được các thông tin sau: KTX gồm nhiều tòa nhà khác nhau, thông tin về tòa Nhà gồm có: Tên tòa nhà, số tầng, điện thoại liên hệ. Mỗi toà nhà được phân biệt thông qua mã tòa nhà. KTX gồm nhiều nhân viên quản lý khác nhau. Mỗi NV chịu trách nhiệm quản lý một số toà nhà, khi nhân viên được phân quản lý tòa nhà sẽ lưu lại ngày được phân. Mỗi nhân viên gồm: mã nhân viên, tên, ngày sinh, điện thoại. Một nhân viên có thể có nhiều số điện thoại Mỗi tòa nhà có nhiều phòng khác nhau, một phòng chỉ thuộc 1 tòa nhà. Phòng có các thông tin: Mã phòng, Tên phòng, số lượng sinh viên ở thực tế, số chỗ còn trống. Mỗi phòng có thể có nhiều sinh viên nhưng mỗi sinh viên chỉ được ở một phòng. Thông tin về sinh viên gồm: Mã sinh viên, Tên sinh viên, Giới tính, Đối tượng, Tên lớp, điện thoại, số tiền phải nộp hàng tháng. Số tiền nộp được tính theo đối tượng.
  • 35. Tích cực Học tập 35 15/3/2021 Ví dụ 2 “Bài toán Quản lý đề án công ty” Công ty được tổ chức thành các đơn vị. Mỗi đơn vị có một tên duy nhất, một mã số duy nhất, địa điểm. Một đơn vị có thể có nhiều địa điểm. Mỗi đơn vị có một nhân viên cụ thể quản lý. Việc nhân viên quản lý đơn vị được ghi lại bằng ngày nhân viên đó bắt đầu quản lý.  Mỗi đơn vị thực hiện một số dự án. Một dự án có một tên duy nhất, một mã số duy nhất, một địa điểm thực hiện và thời gian bắt đầu thực hiện dự án. Với mỗi nhân viên trong công ty, ta lưu giữ lại thông tin như: Họ tên, Mã số, địa chỉ, hệ số lương, lương (được tính dựa vào hệ số lương và mức lương cơ bản hiện tại), giới tính, ngày sinh, ngoại ngữ (mỗi nhân viên có thể biết nhiều ngoại ngữ). Một nhân viên chỉ làm việc cho một đơn vị nhưng có thể làm việc trên nhiều dự án do nhiều đơn vị kiểm soát – thực hiện. Chúng ta cần lưu giữ lại số giờ làm việc của mỗi nhân viên trên một dự án nào đó. Mỗi nhân viên có thể có một người giám sát trực tiếp, người đó cũng là một nhân viên. Mỗi nhân viên có những người thân kèm theo. Những người này được hưởng bảo hiểm theo nhân viên. Với mỗi người thân của nhân viên, chúng ta lưu giữ Họ tên, giới tính, ngày sinh, tuổi, quan hệ với nhân viên.
  • 36. Tích cực Học tập 36 15/3/2021 Ví dụ 2 “Bài toán Quản lý đề án công ty” Công ty được tổ chức thành các đơn vị. Mỗi đơn vị có một tên duy nhất, một mã số duy nhất, một nhân viên cụ thể quản lý. Việc nhân viên quản lý đơn vị được ghi lại bằng ngày nhân viên đó bắt đầu quản lý. Một đơn vị có thể có nhiều địa điểm. Nhân viên quản lý đơn vị là một người thuộc công ty.  Mỗi đơn vị thực hiện một số dự án. Một dự án có một tên duy nhất, một mã số duy nhất, một địa điểm thực hiện và thời gian bắt đầu thực hiện dự án. Với mỗi nhân viên trong công ty, ta lưu giữ lại thông tin như: Họ tên, Mã số, địa chỉ, hệ số lương, lương (được tính dựa vào hệ số lương và mức lương cơ bản hiện tại), giới tính, ngày sinh, ngoại ngữ (mỗi nhân viên có thể biết nhiều ngoại ngữ). Một nhân viên chỉ làm việc cho một đơn vị nhưng có thể làm việc trên nhiều dự án do nhiều đơn vị kiểm soát – thực hiện. Chúng ta cần lưu giữ lại số giờ làm việc của mỗi nhân viên trên một dự án nào đó. Mỗi nhân viên có thể có một người giám sát trực tiếp, người đó cũng là một nhân viên. Một nhân viên có thể giám sát nhiều người. Mỗi nhân viên có những người thân kèm theo. Những người này được hưởng bảo hiểm theo nhân viên. Với mỗi người thân của nhân viên, chúng ta lưu giữ Họ tên, giới tính, ngày sinh, tuổi, quan hệ với nhân viên.
  • 37. Tích cực Học tập 37 15/3/2021 Ví dụ 2 “Bài toán Quản lý đề án công ty” Công ty được tổ chức thành các đơn vị. Mỗi đơn vị có một tên duy nhất, một mã số duy nhất, một nhân viên cụ thể quản lý. Việc nhân viên quản lý đơn vị được ghi lại bằng ngày nhân viên đó bắt đầu quản lý. Một đơn vị có thể có nhiều địa điểm. Nhân viên quản lý đơn vị là một người thuộc công ty.  Mỗi đơn vị thực hiện một số dự án. Một dự án có một tên duy nhất, một mã số duy nhất, một địa điểm thực hiện và thời gian bắt đầu thực hiện dự án. Với mỗi nhân viên trong công ty, ta lưu giữ lại thông tin như: Họ tên, Mã số, địa chỉ, hệ số lương, lương (được tính dựa vào hệ số lương và mức lương cơ bản hiện tại), giới tính, ngày sinh, ngoại ngữ (mỗi nhân viên có thể biết nhiều ngoại ngữ). Một nhân viên chỉ làm việc cho một đơn vị nhưng có thể làm việc trên nhiều dự án do nhiều đơn vị kiểm soát – thực hiện. Chúng ta cần lưu giữ lại số giờ làm việc của mỗi nhân viên trên một dự án nào đó. Mỗi nhân viên có thể có một người giám sát trực tiếp, người đó cũng là một nhân viên. Một nhân viên có thể giám sát nhiều người. Mỗi nhân viên có những người thân kèm theo. Những người này được hưởng bảo hiểm theo nhân viên. Với mỗi người thân của nhân viên, chúng ta lưu giữ Họ tên, giới tính, ngày sinh, tuổi, quan hệ với nhân viên.
  • 38. Tích cực Học tập 38 15/3/2021 Bài tập làm thêm Giả sử rằng sau khi tập hợp các yêu cầu và phân tích, một phần hoạt động của công ty được ghi chép lại như sau: Công ty đang thực hiện thi công một số công trình, mỗi công trình có một mã số công trình duy nhất xác định tên gọi công trình, địa điểm, ngày công trình được cấp giấy phép xây dựng, ngày khởi công, ngày hoàn thành. Công ty phân công các nhân viên tham gia vào các công trình, mỗi nhân viên cùng lúc có thể tham gia vào nhiều công trình. Với mỗi công trình, một nhân viên có số ngày công đã tham gia vào công trình đó. Để quản lý nhân viên, công ty đặt cho mỗi nhân viên một mã số duy nhất và lưu giữ các thông tin: Họ tên, Giới tính, Ngày sinh, Địa chỉ.
  • 39. Tích cực Học tập 39 15/3/2021 Bài tập làm thêm Giả sử rằng sau khi tập hợp các yêu cầu và phân tích, một phần tổ chức quản lý sinh viên học môn học ở một trường được ghi chép lại như sau: Cứ mỗi sinh viên được cấp một thẻ sinh viên trong đó có mã sinh viên là duy nhất và xác định các thông tin như: họ tên sinh viên, ngày sinh, lớp, quê quán, giới tính. Sinh viên phải học nhiều môn học, mỗi môn học có một mã định danh duy nhất để xác định các thông tin như: tên môn, số đơn vị học trình. Sinh viên thi hết môn sau khi đã học xong, nhà trường quản lý điểm từng môn của từng sinh viên. Vẽ mô hình thực thể liên kết ER cho bài toán trên.