Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự trang 58 năm 2024

Các sự kiện chính nói chung đã được trình bày khá đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một sự kiện quan trọng, đó là tối nọ khi ông bố ngồi với con trai, thấy cậu bé Đản chỉ vào bóng tối và nói đó là cha của cậu, khiến Trương Sinh hiểu rằng vợ mình bị oan. Đó là một chi tiết quan trọng. Cậu bé Đản đã gieo mối nghi ngờ, nhưng chính cậu lại là người giải đáp mối nghi ngờ đó một cách tự nhiên và hợp lý.

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Có thể xem bài tóm tắt sau đây:

Trong quá khứ, sau khi cưới vợ, Trương Sinh phải nhập ngũ, để lại mẹ già và vợ trẻ là Vũ Thị Thiết. Mẹ Trương Sinh qua đời, Vũ Nương lo ma chay chu đáo. Khi giặc tan, Trương Sinh trở về nhà và nghe lời con trai nói dại, nghi ngờ vợ mình không trung thành. Vũ Nương bị oan, tự tử bằng cách nhảy xuống sông Hoàng Giang. Một đêm nọ, Trương Sinh ngồi cùng con trai dưới ánh đèn, đứa bé chỉ vào bóng tối và nói đó là cha của mình, khiến Trương Sinh hiểu ra sự oan của vợ mình. Phan Lang, một người cùng làng, gặp lại Vũ Nương và giúp đỡ cô. Trương Sinh lập đàn giải oan, và Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa giữa dòng nước, luôn ẩn luôn hiện.

Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong hang của Linh Phi, và họ nhận ra nhau. Phan Lang trở về thế giới loài người và Vũ Nương gửi một chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Khi Trương Sinh nghe Phan Lang kể về nỗi nhớ vợ, ông lập đàn giải oan ở bờ sông Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa giữa dòng nước, lúc ẩn lúc hiện.

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Dưới đây là đoạn tóm tắt:

Vũ Thi Thiết (Vũ Nương) là một người phụ nữ xinh đẹp và đạo đức, được Trương Sinh chọn làm vợ. Tuy nhiên, Trương Sinh luôn nghi ngờ và kiểm soát vợ mình quá mức, khiến Vũ Nương luôn phải duy trì sự kính trọng để tránh bất hoà trong hôn nhân. Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương phải lo cho gia đình và thường xuyên chăm sóc mẹ chồng. Khi Trương Sinh trở về, do một câu nói ngây thơ của con trai nhỏ, ông đã nghi ngờ vợ mình và trách móc cô. Vũ Nương, đau lòng và bất lực, đã tự tử bằng cách nhảy xuống sông Hoàng Giang, nhưng được Linh Phi cứu sống. Sau một thời gian, Trương Sinh mới nhận ra sự oan uổng của vợ mình, nhưng đã quá muộn.

Phan Lang, một người làng và là một người bạn thân của Linh Phi, đã gặp Vũ Nương trong hang của Linh Phi. Tại đó, họ đã trò chuyện và nhớ về gia đình. Nhờ sự giúp đỡ của Phan Lang, Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bờ sông Hoàng Giang. Sự trở về của cô được tổ chức lộng lẫy, với việc cô hiện ra và biến mất giữa dòng nước.

Thực hành

Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt câu chuyện về Lão Hạc – Nam Cao

Lão Hạc là hàng xóm của ông giáo. Lão có một con trai đi làm phu đồn điền cao su. Ông sống cùng một chú chó vàng là của con trai mình. Trong hoàn cảnh khó khăn, Lão từ chối mọi sự giúp đỡ một cách cương quyết. Ông quyết định không xâm phạm vào mảnh vườn dành cho con, vì vậy ông bán con chó, tự lo cho việc đám tang của mình và tự vẫn bằng cách uống thuốc độc.

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt một câu chuyện về cuộc sống mà bạn đã nghe hoặc trải qua.

Trong một bữa ăn tối, Bác kể về kỷ niệm của mình tại khu Luýc-xăm-bua, Mông-pac-nát. Bác chia sẻ rằng ông rất yêu thích Paris và thành phố này đã dạy cho ông nhiều điều quý giá.

Bỗng một tiếng còi báo động vang lên. Một chiến sĩ bảo vệ yêu cầu Bác và các đồng đội khác đi vào hầm. Chưa đầy một khoảnh khắc sau, tiếng đạn nổ vang lên.

– Thưa Bác, tác chiến báo cáo rằng chúng ta đang bị tấn công ở Cầu Long Biên. Xin Bác và mọi người vào hầm trú ngụ ngay lập tức.

Bác quay lại gặp đồng chí Bộ và nói:

– Bác già rồi, không có quân đội nào tấn công đâu. Anh còn trẻ, cần vào hầm trú ẩn ngay.

Sau đó, Bác đẩy đồng chí Bộ đi trước, tiếp theo là đồng chí Phạm Văn Đồng và đồng chí cảnh vệ.

Bác là người cuối cùng vào hầm trú ẩn.

B. Kiến thức căn bản

Tóm tắt văn bản tự sự là cách để người đọc, người nghe hiểu được nội dung của văn bản đó

- Tóm tắt văn bản phải diễn tả một cách ngắn gọn về nhân vật, sự kiện chính, phù hợp với bản tóm tắt.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: [email protected]

Với mong muốn giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 9, HOCMAI sẽ cung cấp cho các bạn thêm những gợi ý tham khảo. Các bạn có thể theo dõi bài soạn Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự trong bài viết dưới đây!

Tham khảo thêm:

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Soạn bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Soạn bài cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

I. Lý thuyết về tóm tắt văn bản tự sự

Câu 1: (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 58)

Hướng dẫn giải: Đọc hiểu các tình huống trong sách giáo khoa.

Câu 2: (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 58)

Hướng dẫn giải:

a, Từ ba tình huống trên, ta thấy được sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự:

Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc, người nghe dễ nắm được nội dung chính của tác phẩm.

– Dùng để trao đổi, truyền đạt những vấn đề liên quan đến các tác phẩm, văn bản được tóm tắt.

– Dùng để lưu trữ tài liệu, kiến thức trong học tập.

– Dùng để giới thiệu một tác phẩm tự sự.

Việc tóm tắt văn bản tự sự phải tuân thủ những yêu cầu sau:

– Nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và phải phù hợp với mục đích sử dụng.

– Phải nêu được đầy đủ các sự kiện chính và nhân vật chính. Các sự việc chính phải được sắp xếp thành một chỉnh thể thống nhất, dễ theo dõi và trung thành với cốt truyện.

– Ngôn từ sử dụng trong tóm tắt văn bản tự sự cần cô đọng, có tính khái quát cao.

– Câu văn có khả năng bao quát nhiều sự vật, sự việc.

b, Một số tình huống trong cuộc sống cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự:

– Ngày hôm qua do phải ôn thi, em không thể theo dõi trận bóng của đội bóng đá yêu thích. Em muốn nhờ bố kể lại trận đấu đó một cách vắn tắt.

– Tuần trước, em đã xem bộ phim chiếu rạp rất hay. Em muốn kể lại bộ phim này cho bạn bè cùng nghe.

II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự

Câu 1: (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 58)

Hướng dẫn giải:

a, Các sự việc chính chưa được nêu đầy đủ. Bạn học sinh đã kể thiếu một sự việc quan trọng đó là

“Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn khuya, đứa nhỏ chỉ vào chiếc bóng trên tường và gọi đó là cha. Ngày thường, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo đó là cha. Bấy giờ, Trương Sinh mới hiểu ra vợ mình bị oan.”

→ Đây là sự việc quan trọng cần phải nêu bởi đây là chi tiết gỡ bỏ mối nghi ngờ, nỗi oan của Vũ Nương.

b, Các sự việc nêu trên chưa hợp lý. Có thể sắp xếp các sự việc theo trình tự sau:

Sự việc 1

Sự việc 2

Sự việc 3

Sự việc 4

Sự việc bổ sung

Sự việc 5

Sự việc 6

Sự việc 7

Câu 2: (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 59)

Hướng dẫn giải:

Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là một người con gái quê ở Nam Xương có nhan sắc và đức hạnh, nổi tiếng là người vừa đẹp người, vừa đẹp nết. Tuy vậy nhưng nàng lại được gả cho Trương Sinh, một chàng trai con nhà hào phú nhưng ít học. Trương Sinh vốn là người chồng có tính đa nghi nên Vũ Nương cố gắng giữ gìn khuôn phép, vun vén hạnh phúc gia đình.

Không lâu sau, chàng Trương phải đi lính để lại mẹ già và người vợ mới cưới. Vì quá thương nhớ con, mẹ Trương Sinh lâm bệnh và qua đời. Vũ Nương vừa chăm con thơ vừa chạy chữa, ma chay chu toàn cho mẹ chồng.

Khi giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ ngây thơ mà nghi ngờ Vũ Nương phản bội liền đuổi nàng đi. Nỗi oan không ai thấu, Vũ Nương gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn và được Linh Phi cứu giúp. Không lâu sau, Trương Sinh mới hiểu người cha hàng đêm đến chơi với con trai chính là cái bóng trên tường. Lúc bấy giờ, chàng mới hiểu ra tấm lòng son sắc của vợ mình nhưng đã muộn.

Ở dưới thủy cung, Vũ Nương gặp được Phan Lang – người cùng làng với nàng cũng là ân công của Linh Phi. Khi trở về trần gian, Phan Lang đem hoa vàng cùng lời nhắn của Vũ Nương cho Trương Sinh. Sau khi nghe Phan Lang kể lại, Trương Sinh liền lập đàn giải oan cho Vũ Nương bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện.

Câu 3: (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 59)

Hướng dẫn giải:

Trương Sinh là một người ít học, vừa cưới được Vũ Nương làm vợ thì phải đi lính. Mẹ chàng vì nhớ con sinh bệnh chết. Mọi sự ma chay chu tất đều do một tay Vũ Nương lo hết. Giặc tan, Trương Sinh trở về, tin lời con trai nói về cái bóng, hắn nghi ngờ sự thuỷ của vợ mình. Vũ Nương vì oan ức mà gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh nghe đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và bảo là cha mới ngỡ ra đã vu oan cho vợ. Dưới thủy cung, Vũ Nương gặp lại Phan Lang. Nàng nhờ Phan Lang trở về trần gian để gửi chiếc hoa vàng tới Trương Sinh với lời nhắn lập đền thờ giải oan. Trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa, thấp thoáng xuất hiện giữa dòng sông.

Câu 1: (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 59)

Hướng dẫn giải:

– Tóm tắt văn bản Lão Hạc của Nam Cao

Lão Hạc là một người nông dân nghèo điển hình lúc bấy giờ. Vợ mất sớm, cả gia tài của lão Hạc chỉ có cậu con trai, một mảnh vườn và một con chó thường được gọi là “cậu vàng”. Vì gia cảnh nghèo khó, lão không có tiền con trai cưới vợ nên người con trai đã bỏ lão đi làm đồn điền cao su.

Từ ngày con trai bỏ đi, lão Hạc chỉ còn lại cậu vàng là người bầu bạn. Nhưng chuyện không may lại đến với lão, sau trận ốm thập tử nhất sinh, lão Hạc không còn sức để đi làm thuê. Cuộc sống ngày một khó khăn, vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, vì không muốn làm phiền ông giáo, lão đành phải bán đi cậu vàng.

Lão Hạc gửi ông giáo tiền làm ma chay và nhờ ông trông hộ mảnh vườn cho cậu con trai. Sau đó, lão xin Binh Tư ít bả chó rồi quyết định kết thúc cuộc đời mình, một cái chết vô cùng đau đớn. Hàng xóm không ai biết lý do tại sao lão chết ngoại trừ ông giáo và Binh Tư.

– Tóm tắt tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Truyện kể về cuộc đời của ba người họa sĩ nghèo là Giôn – xi, Xiu và cụ Bơ – men. Họ sống trong những căn phòng cho thuê giá rẻ dưới cùng một mái nhà ba tầng tồi tàn. Xiu và cụ Bơ – men không quản ngày đêm chăm sóc cho Giôn – xi. Người con gái đang dần tuyệt vọng với căn bệnh sưng phổi nặng.

Ngày ngày, cô đều nhìn ra cửa sổ, đếm từng chiếc lá thường xuân rụng xuống. Giôn – xi nghĩ rằng cô cũng sẽ lìa đời khi chiếc lá cuối cùng lìa cành. Biết được ý nghĩ của cô, cụ Bơ – men đã âm thầm vẽ lên tường chiếc lá thường xuân suốt đêm mưa tuyết.

Sáng hôm sau, Giôn – xi vẫn thấy một chiếc lá kiên cường vượt qua cơn mưa tuyết đêm qua. Chính chiếc lá ấy đã truyền cho cô nghị lực để tiếp tục sống.

Không lâu sau, Giôn – xi đã khỏe lại từ căn bệnh sưng phổi. Nhưng cụ Bơ – men đã lìa đời cũng bởi chính căn bệnh sưng sau kiệt tác chiếc lá cuối cùng đêm đông ấy.

Câu 2: (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 60)

Hướng dẫn giải:

Để làm tốt dạng bài tóm tắt văn bản tự sự, các bạn học sinh có thể thực hiện theo 4 bước sau:

– Bước 1: Nắm chắc nội dung câu chuyện.

– Bước 2: Xác định nội dung chính và nhân vật chính trong câu chuyện.

– Bước 3: Lựa chọn sự việc tiêu biểu và sắp xếp theo trình tự hợp lý.

– Bước 4: Dùng lời văn của mình để kể lại.

Đặc biệt, các bạn cần lưu ý câu chuyện nên được kể một cách ngắn gọn nhưng đầy các nhân vật và sự kiện chính.

Trên đây là Soạn bài Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự được HOCMAI tổng hợp và chia sẻ. Để quá trình học tập và ôn thi trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, các bạn có thể tham khảo thêm chuỗi bài hướng dẫn