Luật trẻ em có bao nhiêu nhóm quyền

An unexpected error has occurred.

Troubleshoot issues with Microsoft SharePoint Foundation.

Correlation ID: b668f9a0-c5b7-90e2-0000-0906ca4c4fef

Date and Time: 12/20/2023 6:17:20 AM

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia.

Luật trẻ em số 102/2016/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 05/4/2016 đã tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các quyền trẻ em, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền lợi hợp pháp cho trẻ em. Luật gồm 7 chương với 106 điều, trong đó có 25 điều quy định về quyền của trẻ em như: Quyền sống [Điều 12]; Quyền được khai sinh và có quốc tịch [Điều 13]; Quyền được chăm sóc sức khỏe [Điều 14]; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng [Điều 15]; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu [Điều 16]; Quyền vui chơi, giải trí [Điều 17]; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc [Điều 18]; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo [Điều 19]; Quyền về tài sản [Điều 20]; Quyền bí mật đời sống riêng tư [Điều 21]; Quyền được sống chung với cha, mẹ [Điều 22]; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ [Điều 23]; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi [Điều 24]; Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục [Điều 25]; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động [Điều 26]; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc [Điều 27]; Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt [Điều 28]; Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy [Điều 29]; Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính [Điều 30]; Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang [Điều 31]; Quyền được bảo đảm an sinh xã hội [Điều 32]; Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội [Điều 33]; Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp [Điều 34]; Quyền của trẻ em khuyết tật [Điều 35]; Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn [Điều 36].

Trẻ em là mầm non, tương lai của đất nước. Mặc dù công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã đạt được nhiều kết quả, song trên thực tế vẫn còn một bộ phận trẻ em đang bị bạo hành, xâm hại… Chính vì vậy, sự ra đời của Luật Trẻ em gắn với 25 quyền trẻ em vào đời sống cấp thiết hơn bao giờ hết. Các cấp, ngành cũng như các tổ chức xã hội và gia đình cần nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em để Luật trẻ em thực sự là công cụ hữu hiệu bảo vệ trẻ em, giúp trẻ em có một môi trường sống an toàn và lành mạnh.

Luật Trẻ em 2016 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05/4/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017.

Theo đó quy định 25 quyền và 5 nghĩa vụ của trẻ em, gồm:

QUYỀN

1. Quyền sống

14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

3. Quyền được chăm sóc sức khỏe

16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

6. Quyền vui chơi, giải trí

19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

9. Quyền về tài sản

22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

10. Quyền bí mật đời sống riêng tư

23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

11. Quyền được sống chung với cha, mẹ

24. Quyền của trẻ em khuyết tật

12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

25. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

BỔN PHẬN

1. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình

2. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác

3. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

4. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước

5. Bổn phận của trẻ em với bản thân

\>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng củaLawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

Trẻ em bình thường có bao nhiêu quyền?

Theo quy định hiện hành về quyền trẻ em thì hiện nay, trẻ em có 25 quyền cơ bản, có thể kể đến các quyền cơ bản như sau: - Quyền sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.

Thế nào là quyền trẻ em nêu rõ 4 nhóm quyền trẻ em?

Quyền trẻ em là tập hợp các quyền cơ bản mà trẻ em được bảo đảm theo Luật Pháp luật về Trẻ em và các hiệp định quốc tế. Đây bao gồm quyền được sống, phát triển, được bảo vệ khỏi bạo lực, quyền học tập, tư duy và thể hiện ý kiến.

Bỏ luật trẻ em 2016 trẻ em có bao nhiêu quyền?

Luật Trẻ em 2016: 25 quyền và 5 bổn phận của trẻ em.

Theo luật trẻ em có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm?

Luật Trẻ em 2016 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em, bao gồm; Tước đoạt quyền sống của trẻ em. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

Chủ Đề