Luận văn quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công thương Thanh Xuân

Home Forums > Khoa Học Xã Hội > Chuyên Ngành Kinh Tế > Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng >

Tags:

[You must log in or sign up to reply here.]

-->

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANHĐẶNG NGỌC ANHQUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNGTẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC KẠNLUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGNgành: QUẢN LÝ KINH TẾTHÁI NGUYÊN - 2019ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANHĐẶNG NGỌC ANHQUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNCÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC KẠNNgành: QUẢN LÝ KINH TẾMã số: 8.34.04.10LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGNgười hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯƠNG THẢOTHÁI NGUYÊN- 2019iLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thựcvà chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào. Mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫntrong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019Tác giảĐặng Ngọc AnhiiLỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện Đề tài Luận văn: “Quản lý rủi ro tín dụngtại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánhBắc Kạn”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cánhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả cáccá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn PhươngThảo đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luậnvăn thạc sỹ ngành Quản lý kinh tế.Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban lãnh đạocác Phòng, Khoa thuộc trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Đại học Thái Nguyên, cùng tập thể các thầy, cô giáo trong khoa và trực tiếplà các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý Kinh tế đã giúp đỡ tôi về thời giancũng như kiến thức để tôi hoàn thành quá trình học tập và hoàn thiện đề tài.Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm Luận vănđã có những góp ý về những thiếu sót của Luận văn này, giúp Luận vănhoàn thiện hơn.Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viênNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Kạn đã cungcấp thông tin, tài liệu, dành chút ít thời gian để thực hiện Phiếu điều tra vàhợp tác trong quá trình thực hiện Luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, các học viênlớp cao học Quản lý kinh tế đã bên tôi giúp đỡ tôi về mặt vật chất cũng nhưtinh thần trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ này.Trân trọng!Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019Tác giảĐặng Ngọc AnhiiiMỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. iLỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iiMỤC LỤC ........................................................................................................ iiiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ viiDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................. viiiDANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ixMỞ ĐẦU .......................................................................................................... 11. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 12. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 23. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 34. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn ................................................ 45. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦIRO TÍN DỤNG CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................... 51.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ......... 51.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ..................................... 51.1.2. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại .......................................... 81.2. Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ................................ 121.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ......................................................... 121.2.2. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng ..................................................... 121.2.3. Đặc điểm của quản lý rủi ro tín dụng .................................................... 131.2.4. Vai trò của quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh củaNgân hàng thương mại ............................................................................ 13iv1.2.5. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại .............. 141.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàngthương mại .............................................................................................. 201.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng tạiViệt Nam và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn .............................................................. 231.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên ...................................... 231.3.2.Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thươngViệt Nam [Techcombank]- Chi nhánh Phú Thọ ..................................... 251.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng cho VietinBank - Chinhánh tỉnh Bắc Kạn ................................................................................. 26Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 282.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 282.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 282.2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 282.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu ............................................... 282.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 292.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................... 312.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn .................................................................................... 312.3.2. Tỷ lệ nợ xấu........................................................................................... 312.3.3. Dự phòng rủi ro tín dụng ....................................................................... 32Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNGVIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC KẠN ............................................... 34v3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCPCông thương - Chi nhánh Bắc Kạn ......................................................... 343.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển ........................................................ 343.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................. 353.1.3. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động ............................................... 353.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương- Chi nhánh Bắc Kạn ............................................................................... 393.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương - Chinhánh Bắc Kạn ........................................................................................ 433.2.1. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động tín dụng ...................................... 433.2.2. Phân tích rủi ro tín dụng theo thời hạn cho vay .................................... 463.2.3. Phân tích rủi ro tín dụng theo vùng địa lý ............................................. 473.2.4. Phân tích rủi ro tín dụng theo hình thức bảo đảm tiền vay ................... 483.2.5. Phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm ngành kinh tế ............................... 493.2.6. Phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm nợ ................................................ 513.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bắc Kạn ................................................................................. 523.3.1. Lập kế hoạch nhận diện rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn .................................................. 523.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý rủi ro tín dụng............................................. 533.3.3. Kiểm tra, đánh giá quản lý rủi ro tín dụng ............................................ 563.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông Thương - Chi nhánh Bắc Kạn ....................................................... 613.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 613.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 64vi3.5. Đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Côngthương - Chi nhánh Bắc Kạn .................................................................. 663.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 663.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 68Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNGTHƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC KẠN ............................ 724.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông thương - Chi nhánh Bắc Kạn ......................................................... 724.1.1. Quan điểm quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Côngthương - Chi nhánh Bắc Kạn .................................................................. 724.1.2. Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bắc Kạn ................................................................................. 734.2. Những giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương - Chi nhánh Bắc Kạn ............................................. 744.2.1. Giải pháp về lập kế hoạch nhận diện rủi ro tín dụng ............................ 744.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý rủi ro tín dụng ........................ 804.2.3. Giải pháp về kiểm tra, đánh giá quản lý rủi ro tín dụng ....................... 894.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 904.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ..................................................... 904.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ................... 92KẾT LUẬN .................................................................................................... 93TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95viiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTCBTD:Cán bộ tín dụngNHTM:Ngân hàng Thương mạiQLRRTD:Quản lý rủi ro tín dụngRR:Rủi roRRTD:Rủi ro tín dụngTMCP:Thương mại cổ phầnviiiDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUBảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Vietinbank - Chi nhánh Bắc Kạngiai đoạn 2015-2017.............................................................................. 40Bảng 3.2: Dư nợ tín dụng của Vietinbank - Chi nhánh Bắc Kạn giai đoạn2015-2017 ............................................................................................. 41Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của Vietinbank - Chi nhánh Bắc Kạn ............ 43giai đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 43Bảng 3.4: Dư nợ và nợ xấu của Vietinbank - Chi nhánh Bắc Kạn ................. 44giai đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 44Bảng 3.5: Rủi ro tín dụng phân theo thời hạn cho vay của VietinBank - Chinhánh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 .................................................... 46Bảng 3.6: Nợ xấu phân theo khu vực địa lý của Vietinbank - Chi nhánh BắcKạn giai đoạn 2015-2017 ...................................................................... 47Bảng 3.7: Nợ xấu phân theo hình thức bảo đảm tiền vay của Vietinbank Chi nhánh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 ............................................. 48Bảng 3.8: Nợ xấu phân theo nhóm ngành kinh tế của Vietinbank - Chinhánh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 .................................................... 50Bảng 3.9: Dư nợ theo nhóm của Vietinbank - Chi nhánh Bắc Kạn................ 51giai đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 51Bảng 3.10: Phân loại doanh nghiệp trong hệ thống xếp hạng của .................. 55Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn.................. 55Bảng 3.11: Phân loại cấp tín dụng theo mức điểm và xếp hạng của Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn ................. 55Bảng 3.12: Nợ xấu theo dõi ngoại bảng của VietinBank - Chi nhánh BắcKạn giai đoạn 2015-2017 ...................................................................... 61ixBảng 3.13: Ý kiến của cán bộ ngân hàng tại Vietinbank – Chi nhánh BắcKạn về các văn bản pháp lý .................................................................. 63Bảng 3.14: Ý kiến của cán bộ ngân hàng tại VietinBank – Chi nhánh BắcKạn về tiềm lực tài chính của khách hàng ............................................ 63Bảng 3.15: Ý kiến của cán bộ ngân hàng tại VietinBank – Chi nhánh BắcKạn về việc sử dụng vốn vay của khách hàng ...................................... 64Bảng 4.1: Những dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng ............................... 85DANH MỤC CÁC HÌNHSơ đồ 1.1. Các loại rủi ro tín dụng .................................................................... 9Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Bắc Kạn ........................................................................ 361MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiLà một thực thể kinh tế, ngân hàng thương mại tương tự như các thựcthể kinh tế khác, hoạt động nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị của mình. Mụctiêu này đòi hỏi bên cạnh việc không ngừng tìm kiếm các giải pháp tăngcường lợi nhuận kinh doanh như gia tăng thị phần, đa dạng hóa sản phẩm,cải thiện chất lượng các loại hình dịch vụ..., ngân hàng thương mại cũngphải tập trung nghiên cứu, ứng dụng các chính sách quản lý rủi ro để tạo rahành lang bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tối ưu hóa cáctổn thất tiềm tàng.Rủi ro trong hoạt động ngân hàng hết sức đa dạng và phức tạp, tiềm ẩntrong mọi nghiệp vụ từ thẻ, tiền gửi, tài trợ thương mại đến đầu tư, kinhdoanh ngoại hối...với nhiều mức độ khác nhau, nhưng có ảnh hưởng sâu rộngvà trầm trọng nhất vẫn là rủi ro tín dụng, bởi tín dụng là hoạt động căn bản vàchủ yếu tạo ra khối lượng lợi nhuận lớn nhất, cũng như tổn thất lớn nhất củangân hàng. Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thểloại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp đểphòng ngừa hoặc giảm thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra.Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam [VietinBank]là ngân hàng thương mại phát triển lâu đời ở Việt Nam và luôn được biết đếnlà một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu trong việc cung cấp các hoạt độngtín dụng, các dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại. VietinBanklà 1 trong 4ngân hàng có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong tất cả các tổ chứctín dụng tại Việt Nam cũng như hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã vàđang sử dụng dịch vụ của VietinBank. Với quy mô khách hàng như vậy,VietinBank đứng trước thách thức rất lớn về những rủi ro mà hoạt động tíndụng mang lại. Yêu cầu cấp bách đặt ra cho VietinBank là rủi ro tín dụng phảiđược quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng2hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, giảm thiểu các thiệt hại phátsinh do rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng. Vìvậy mà trong những năm vừa qua, VietinBank đã tập trung hoàn thành mụctiêu ưu tiên là nâng cao năng lực quản lý rủi ro, đa dạng hóa cơ cấu tín dụngtheo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng, đảm bảo tăng trưởng vềquy mô gắn với đảm bảo chất lượng tín dụng. Đây là nhiệm vụ mà tất cả cácchi nhánh của VietinBank trên toàn quốc phải chung tay thực hiện, trong đócó VietinBank chi nhánh Bắc Kạn.Thực tiễn hoạt động của VietinBank chi nhánh Bắc Kạn thời gian quacũng cho thấy rủi ro tín dụng của chi nhánh chưa được kiểm soát một cáchhiệu quả và vẫn còn tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu như: cácchính sách của VietinBank - Chi nhánh Bắc Kạn còn cứng nhắc, chưa linhhoạt dẫn đến chưa trợ giúp được cho các khách hàng trong việc nắm bắt thờicơ kinh doanh; chất lượng thẩm định tín dụng chưa thực sự hiệu quả; chưa cóchính sách hợp lý cho từng đối tượng khách hàng cụ thể mà vẫn áp dụng theomột quy định chung nhất định; đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ chưa có kinhnghiệm,... tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu đối với khách hàng tại Chi nhánhngày một gia tăng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đốitại VietinBank - Chi nhánh Bắc Kạn hiện nay hết sức cần thiết và có vai tròquan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh vàchiến lược phát triển của ngân hàng trong tương lai.Nhận thấy sự cần thiết của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiêncứu: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn"cho luận văn thạc sĩ của mình.2. Mục tiêu nghiên cứu2.1. Mục tiêu chungTrên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn, luận văn3đề xuất phương hướng, giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tíndụng trong hoạt động kinh doanh nhằm góp phần vào sự phát triển bền vữngcủa Ngân Hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh BắcKạn trong thời gian tới.2.2. Mục tiêu cụ thể- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro trong hoạt độngtín dụng của ngân hàng thương mại.- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụngtại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh BắcKạn, từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế trong hoạt động quản lýrủi ro tín dụng của Ngân hàng;- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân Hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn vàđề xuất những kiến nghị đối với các bộ, ngành liên quan, Ngân hàng nhà nước.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân Hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn.3.2. Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi về nội dung:Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vinội dung về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng và cách quản lý, tổ chức, điềukhiển và thực hiện các hoạt động, các quy trình liên quan đến việc cấp tíndụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro quản lý rủi ro tín dụng.- Phạm vi về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại Ngân Hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn.- Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và tài liệu nghiên cứu được thuthập chủ yếu từ quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạntrong giai đoạn từ năm 2015 đếnnăm 2017.44. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn- Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đềlý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng.- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng việc quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân Hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh BắcKạn: những vấn đề đã làm được và một số hạn chế. Đề xuất một số giải phápđể tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng thương mại cổ phầnCông Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn, góp phần phát triển hoạt độngkinh doanh, nâng cao cả chất lượng và số lượng trong hoạt động tín dụng tạihệ thống Ngân hàng nói chung.- Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về quản lýrủi ro tín dụng của ngân hàng TM tại các trường Đại học trên cả nước.5. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảoluận văn được chia làm 4 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng củaNgân hàng Thương mại.Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.Chương 3:Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng thươngmại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn.Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàngthương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn.5Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNGCỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại1.1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàngXét về khía cạnh tiền tệ,tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựatrên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một ngày xác định trong tươnglai và được định nghĩa một cách đầy đủ như sau:“Tín dụng là quan hệ chuyểnnhượng tạm thời một lượng giá trị [dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật] từngười sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về mộtlượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. [Học viện Ngân hàng, 2009]Xét về khía cạnh chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng đượchiểu là một giao dịch về tài sản [tiền hoặc hàng hóa] giữa bên cho vay vàbên đi vay [cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác]. Trong đó, bên đivay chuyển giao tài sản cho bên cho vay sử dụng trong thời gian nhất địnhtheo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc vàlãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.1.1.1.2. Vai trò của tín dụngThứ nhất: tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế và góp phần thúc đẩysản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.Tín dụng là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chứckinh tế, là công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế. Đốivới doanh nghiệp, tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn lưu động,vốn đầu tư góp phần cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinhtế có hiệu quả. Đối với dân chúng, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầutư. Đối với toàn xã hội, tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn. Tất cả hợplực và tác động lên đời sống kinh tế xã hội khiến tạo ra động lực phát triển rấtmạnh mẽ, không có công cụ tài chính nào có thể thay thế được.6Thứ hai, tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cảTrong khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn, tín dụngđã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt làtiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậygóp phần ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinhtế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinhdoanh,. làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụlàm ra ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chínhnhờ vậy mà tín dụng góp phần ổn định thị trường giá cả trong nước..Thứ ba, tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổnđịnh trật tự xã hộiMột mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sảnxuất hàng hóa dịch vụ ngày càng nhiều làm thỏa mãn nhu cầu đời sống củangười lao động, mặt khác do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trongkhai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về laođộng, đất, rừng. Do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội đểtạo ra lực lượng sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sốngxã hội, tạo công ăn việc làm ổn định cũng chính là góp phần ổn định trật tự xã hội.Thứ tư, tín dụng mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đốingoại và mở rộng giao lưu quốc tếSự phát triển của tín dụng không những trong phạm vi một nước màcòn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó thúc đẩy, mở rộng và phát triển cácquan hệ kinh tế đối ngoại nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhautrong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiệnxích lại gần nhau hơn và cùng phát triển.1.1.1.3. Các loại hình tín dụng ngân hàngCác NH cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với sựđa dạng trong mục đích vay vốn của KH, từ việc mua ô tô, sắm sửa các7phương tiện sinh hoạt, tài trợ cho quá trình học tập, đến việc xây nhà ở và cáctoà nhà văn phòng. Các danh mục cho vay có thể được sắp xếp rất đa dạngtuỳ theo các tiêu thức quản lý khác nhau của các NHTM.- Căn cứ vào thời hạn cho vay có các loại hình cho vay ngắn hạn, trunghạn và dài hạn. Cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay có thời hạn dưới 1 nămvà được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệpvà các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Cho vay trung hạn chủ yếuđược sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiếtbị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quymô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh; có thời hạn từ 1-5 năm. Cho vay dàihạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng các công trình có quymô lớn, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp mới có thời hạn trên 5 năm.- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, có các loại cho vay sản xuất và chovay tiêu dùng. Cho vay sản xuất và lưu thông hàng hoá là loại hình cho vaycấp cho các chủ thể kinh tế để tiến hành các hoạt động sản xuất, lưu thônghàng hoá. Cho vay tiêu dùng được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùngcá nhân như mua sắm nhà cửa, xe, các hàng hoá tiêu dùng khác.- Căn cứ vào sự đảm bảo trong cho vay: Cho vay không đảm bảo [tínchấp] là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh củangười thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH. Cho vaycó đảm bảo là loại cho vay đòi hỏi người vay vốn phải có tài sản cầm cố, thếchấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba.- Căn cứ vào hình thái giá trị: Cho vay bằng tiền là loại cho vay màhình thái giá trị cho vay được cấp bằng tiền. Cho vay bằng tài sản là loại chovay mà hình thái giá trị của cho vay được cấp bằng tài sản. Đối với NHTM,hình thức cho vay này thể hiện chủ yếu dưới hình thức thuê mua.- Căn cứ vào phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp và cho vay giántiếp. Cho vay trực tiếp là loại cho vay mà người vay trực tiếp nhận tiền vay vàtrực tiếp hoàn trả nợ vay cho NHTM. Cho vay gián tiếp là loại cho vay màquan hệ cho vay có thông qua [hay liên quan] đến người thứ ba.8Ngoài việc mang các hình thức chung của cho vay, còn có một số hìnhthức cho vay có đảm bảo. Ví dụ: cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành bằngvốn cho vay; Cho vay bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của khác hàng vayvốn, bên thứ ba và bảo lãnh của bên thứ ba; cho vay lãi suất điều chỉnh; cho vaybảo đảm bằng chứng khoán; cho vay nông nghiệp; cho vay thuê mua. Ngoài racòn có cho vay theo bảo lãnh của cơ quan chính quyền và cho vay cá nhân.1.1.2. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụngTheo quan điểm của Ủy ban Basel thì “RRTD là khả năng kháchhàng vay hoặc bên đối tác của Ngân hàng không thực hiện đúng cam kếtđã thỏa thuận”.Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì“RRTD trong hoạt động ngânhàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tíndụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩavụ của mình theo cam kết trong hợp đồng tín dụng”.[18]Như vậy có thể hiểu RRTD phát sinh trong quá trình cấp tín dụng củaNgân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợhoặc trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng.RRTD mang lại những tổn thất khá nặng nề cho Ngân hàng, tuy nhiêncần xác định rằng, RRTD là bạn đồng hành trong kinh doanh Ngân hàng, chỉcó thể đề phòng chứ không thể loại trừ. Để hạn chế RRTD, các Ngân hàngcần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa phát sinh rủi rođồng thời có các biện pháp thích hợp để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra.1.1.2.2.Đặc điểm của rủi ro tín dụng- Rủi ro tín dụng mang tính chất gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng khingân hàng cho khách hàng vay vốn có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyềnsử dụng tiền tệ trong một thời gian nhất định. Vì vậy, nếu khách hàng sử dụngvốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn không hiệu quả dẫn tới khả năng thua lỗ,từ đó rủi ro tín dụng xuất hiện.9- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: Mỗi khoản cấp tíndụng của ngân hàng cho khách hàng có những đặc thù riêng và có những khảnăng dẫn tới khả năng không giống nhau. Rủi ro tín dụng có nhiều nguyênnhân khác nhau do đó phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọidấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nhiều phía để có biện pháp phù hợp.- Rủi ro luôn gắn liền với hoạt động tín dụng: Kinh doanh ngân hàngthực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng.Ngay từ lúc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng đã có một mức rủi ro đượcxác lập do thông tin không cân xứng giữa người đi vay và người cho vay. Điềunày làm cho ngân hàng không thội dung sau:- Chất lượng của các khoản cho vay, danh mục cho vay phân loại theoquốc gia, lĩnh vực, ngành nghề, hạng rủi ro, quy mô, tài sản bảo đảm, loại tiềntệ và kỳ hạn;- Các khoản cho vay có vấn đề;- Các khoản cho vay lớn và tình hình tập trung cho vay;- Các khu vực, lĩnh vực ngành nghề có tỷ lệ tăng trưởng cho vay mạnh;- Đánh giá tài sản bảo đảm, phân loại các khoản cho vay theo tài sảnbảo đảm;- Tình hình trích lập dự phòng rủi ro;- Tình hình kinh doanh các sản phẩm mới hoặc hoạt động cho vaytrong thị trường mới, bao gồm kết quả trong giai đoạn thử nghiệm;- Các quyết định cho vay ngoại lệ không thực hiện các chiến lược,chính sách quy trình quản trị rủi ro cho vay và các cơ sở, lý do của người cóthẩm quyền quyết định;- Kết quả rà soát, đánh giá việc triển khai các khuyến nghị do kiểmtoán nội bộ, kiểm toán độc lập đưa ra;- Các vi phạm hạn mức rủi ro trong kỳ báo cáo và lý do vi phạm;- Các khuyến nghị về công tác quản trị rủi ro cho vay.- Đánh giá tình hình tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước,đặc biệt là việc tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn;78- Đánh giá chung tất cả các rủi ro và đánh giá cụ thể từng loại rủi rotrọng yếu trên cơ sở so sánh với hạn mức rủi ro và tác động đối với vốn và lợinhuận của tổ chức cho vay, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm báocáo và trong tương lai;- Kết quả kiểm tra sức chịu đựng [stress testing].4.2.1.2.Xác định tổn thất, bù đắp tổn thất khi rủi ro cho vay xảy ra- Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đềĐể giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràngchức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủmạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý. Tấtcả các phòng ban trong Chi nhánh phối kết hợp nhằm đưa ra các giải phápthích hợp, tham mưu kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh cách thức xử lý nợuyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau. Trong xửlý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, khôngnên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng,đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng:phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sựhợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.Lựa chọn phương pháp xử lý: phương pháp khai thác [work- out] hayphương pháp thanh lý [liquidation]. Việc lựa chọn phương pháp xử lý cầnuyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năngcủa từng Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Trên thực tế,khi xử lý nợ xấu nếu giao cho Phòng khách hàng doanh nghiệp thì hiệu quảvà tốc độ thực hiện rất chậm bởi những mối quan hệ ràng buộc trước đâykhiến cho cán bộ chần chừ, thiếu kiên quyết. Do đó nhiệm vụ xử lý nợ xấunên giao cho Phòng Quản lý nợ, một bộ phận ít quan hệ với khách hàngnhưng lại thường xuyên nắm bắt được các thông tin về khoản vay sẽ nâng caohiệuquảxửlýnợxấuhơn.79- Giải quyết dứt điểm những khoản nợ xấu, nợ đã được xử lýĐể thu hồi các khoản nợ xấu VietinBank chi nhánh Bắc Kạncần xuấttiến các biện pháp sau:+ Phân tích khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro:Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toànChi nhánh theo năm, chia ra các quý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lýrủi ro cho phòng thẩm định và phòng xử lý rủi ro. Đây là chỉ tiêu bắt buộc thựchiện và là cơ sở quyết định việc chi lương kinh doanh đối với cán bộ.Thứ hai, tăng cường quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro bằng các giảipháp sau: nâng cao hiệu quả của tổ xử lý nợ xấu, trên cơ sở phân tích từngkhoản nợ,những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, tập hợp các giải pháp thu hồinợ, cách thực tiến hành chi tiết giao cho từng cán bộ phụ trách hoặc nhómphụ trách thực hiện. Sau khi thực hiện về phải có phân tích đánh giá cụ thểnhững mặt được, chưa được, trên cơ sở đó hoàn thiện các giải pháp, kỹ năng,kinh nghiệm xử lý nợ xấu.Thứ ba, đề nghị với các cơ quan bảo vệ pháp luật chính quyền địaphương tiếp tục phối hợp thu hồi các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi donguyên nhân khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, chây ì [kể cả việc khởi kiện].Thứ tư, sau khi phân tích, đánh giá những khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủiro và làm việc trực tiếp với khách hàng, rất nhiều khách hàng trả nợ ngayđược một phần và xây dựng kế hoạch trả nợ dần trong tương lai. Do vậy,ngân hàng phải sử dụng các biện pháp động viên phối hợp, tiếp tục hỗ trợ đểkhôi phục năng lực sản xuất của người vay, để họ có thể trả nợ cho ngânhàng. Để làm được điều này, về phía ngân hàng cán bộ phải giỏi về chuyênmôn nghiệp vụ, có kiến thức về kinh tế xã hội và đặc biệt phải có quá trìnhlàm việc, am hiểu về lịch sử khách hàng.+ Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi roCán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát khách hàng, yêu cầu khách80hàng trả nợ và giám sát việc thực hiện kế hoạch trả nợ của khách hàng, khikhách hàng xuất hiện các nguồn thu, cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàngtrả nợ ngân hàng.Đối với các khoản cho vay có tài sản thế chấp:Ngân hàng kết hợp với cơ quan pháp luật tiến hành kê biên tài sản thếchấp để phát mại hoặc cho thuê, tự khai thác để thu hồi nợ.Đối với những dây chuyền, dự án bị phá sản tích cực tìm khách hàngmua lại dưới nhiều hình thức có thể chuyển giao nợ, mua đứt, mua từng phần.Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ để thuhồi nợ và lãi thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại, nếu khách hàngkhông trả được, nếu khách hàng không trả được thì thực hiện thủ tục tuyên bốphá sản để thu hồi phần nợ còn lại.Mạnh dạn “xiết nợ” các tài sản thế chấp là nhà và quyền sử dụng đất.Đối với cho vay không có tài sản bảo đảm:Ngân hàng đề nghị khách hàng thắt chặt ngân quỹ, khuyên bán bớt các tàisản có giá trị, thanh lý các tài sản không sử dụng…để có thể trả nợ ngân hàng.Kết hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật mà chủ yếu là cảnh sát kinh tếdùng áp lực để ép đối tượng có nợ quá hạn lớn, có hành vi lừa đảo phải thuxếp nguồn trả nợ.4.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý rủi ro tín dụng4.2.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích cho vayRủi ro cho vay bắt đầu từ những phân tích và thẩm định cho vay khôngcẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đâylà bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro cho vay với hiệu quảcao nhất, ít tổn thất nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu vềchất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợplý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu81về chất lượng phục vụ khách hàng. Giải quyết các đòi hỏi này cần thực hiện:Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của kháchhàng thông qua xác định giới hạn cho vay theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tàichính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanhnghiệp đê nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tíndụng hợp lý.Tuy nhiên mỗi khách hàng không chỉ vay tại một ngân hàng mà còn cóthể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau, và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tạingân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ củakhách hàng. Do đó bên cạnh việc định ra giới hạn cho vay cần kèm theo cácđiều kiện cho vay khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dư nợ vay và cơ cấu tàichính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lượng,lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thờikết hợp với phân tích định tính [phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môitrường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng]. Đểnhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi rođó của ngân hàng. Trong phân tích định lượng, ứng dụng và cho điểm và xếphạng cho vay khách hàng. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng,mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mứcđộ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòngngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng. Nỗ lực xácđịnh giới hạn cho vay hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủ động và cógiải pháp kiểm soát rủi ro cho vay một cách hiệu quả.Trên cơ sở giới hạn cho vay đã được phê duyệt, trong từng lần cho vaychủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớtthời gian xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính82pháp lý của phương án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khảnăng tiêu thụ…Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểmsoát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.Trong thẩm định các dự án đầu tư, tình trạng nâng giá trị thực tế của dựán để được vay nhiều hơn, thuê đất nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫnđến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấpdẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao, đồng thời khi rủi roxảy ra thì khả năng thu hồi được nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định kháchquan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá hoặckiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanhquyết toán giá trị công trình và định giá tài sản. Đồng thời thực hiện chặt chẽvà nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự có tham gia dự án của kháchhàng, giải ngân đối ứng theo tiến độ công trình.Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện cho vay trong hợp đồng tíndụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án, các tài sản bảođảm. Để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.VietinBank chi nhánh Bắc Kạn cần chủ động xác định mức lãi suất phù hợpđối với từng khách hàng, đồng thời cần xây dựng biểu lãi suất theo thang bậcsử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Các khách hàng có mức độ xếp hạng chovay càng thấp thì cần nâng tỷ lệ tham gia của vốn tự có, cần lựa chọn nhữngtài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao. Các điều kiện pháp lý trong hợpđồng cho vay càng chặt chẽ càng đảm bảo các quyền lợi của ngân hàng khirủi ro xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong sử dụngvốn vay, hạn chế rủi ro xảy ra.4.2.2.2. Nâng cao hiệu quả kỹ thuật kiểm tra và giám sát cho vay nhằm hỗ trợcho việc nhận biết rủi ro cho vay+ Quản lý, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau cho vayThực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cho vay của cấp phê

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề