Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là gì năm 2024

Đến ngày 10-11, phần lớn ngân hàng thương mại đã công bố kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng đầu năm 2023 với những con số đáng chú ý.

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng tổng hợp kết quả kinh doanh từ 12 ngân hàng thương mại niêm yết của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho thấy 4/10 ngân hàng trong danh mục theo dõi có lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng.

Những ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế cao trong quý III như Vietcombank 9.051 tỉ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ, MB Bank 7.284 tỉ đồng (+15,7%), ACB 5.035 tỉ đồng (+12,5%), VietinBank 4.871 tỉ đồng (+17,2%), Sacombank 2.085 tỉ đồng (+36,1%)…

Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là gì năm 2024

Phần lớn ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý III

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy đến hết tháng 10-2023, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng khoảng 7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11% cùng kỳ năm trước nhưng đã có sự cải thiện từ cuối tháng 8 đến nay.

Ông Vũ Mạnh Hùng, Chuyên gia Khối Phân tích VNDIRECT, cho biết có xu hướng tăng trưởng khác nhau giữa các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần. Vietcombank, BIDV chỉ tăng trưởng tín dụng trong quý III lần lượt 1% và 1,4%, thấp hơn đáng kể mức tăng trưởng trung bình 2,4% quý trước (tốp 25 ngân hàng niêm yết lớn nhất).

Tăng trưởng tín dụng yếu trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu do nền kinh tế vẫn chưa thực sự hồi phục và khẩu vị rủi ro cho vay của các ngân hàng này thấp.

Đổi lại, một số ngân hàng cổ phần lại chứng kiến mức tăng trưởng tín dụng mạnh với trọng tâm là cho vay khách hàng doanh nghiệp, như VPBank tăng 6,4% so với quý trước, VIB tăng 4,6%, LPBank tăng 4%…

Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là gì năm 2024

Nguồn NHTM, VNDIRECT

Một thông tin đáng chú ý, theo các chuyên gia, là tỉ lệ nợ xấu (NPL) của tốp 25 ngân hàng niêm yết lớn nhất tiếp tục duy trì xu hướng tăng lên 2,24% tại cuối quý III/2023, mức cao nhất kể từ năm 2017.

Trong bối cảnh hoạt động kinh tế còn đang khó khăn, chi phí dự phòng sẽ tiếp tục bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng trong những quý tới.

Đổi lại, có một tín hiệu tích cực khi tổng % nợ nhóm 2 giảm đã xuống còn 2,3% vào cuối quý III/2023 so với 2,5% vào cuối quý trước cho thấy sự hình thành nợ xấu đang chậm lại…

Đồng tình với quan điểm này, ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Khối phân tích - Công ty chứng khoán Maybank, nhận định bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng nếu nhìn khách quan đã có điểm sáng khi bộ đệm dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng đến quý III và dự kiến đến hết năm nay vẫn tốt.

Khả năng sinh lời ở mức hợp lý, chỉ một vài ngân hàng gặp áp lực trích lập dự phòng nhiều hơn khiến khả năng sinh lời bị suy giảm.

"Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chậm, biên lãi ròng (NIM) suy giảm, mức tăng lợi nhuận như quý III vừa qua của các ngân hàng là hợp lý. Một thông tin đáng chú ý là dù tỉ lệ nợ xấu có tăng lên nhưng nếu so với các nước trong khu vực vẫn thấp hơn và tốc độ tăng nợ xấu đang chậm lại" - ông Quản Trọng Thành nhìn nhận.

Trao đổi với PV Báo Người Lao Động, TS Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng nhìn vào kết quả kinh doanh của các ngân hàng sẽ thấy thu nhập từ lãi và ngoài lãi đều giảm.

Thu nhập từ lãi giảm do tín dụng tăng trưởng thấp. Thu nhập ngoài lãi như từ phát hành trái phiếu, bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng vốn chiếm tỉ trọng khá lớn trong các ngân hàng nhưng năm nay, cả 2 kênh này đều bị tắc và không có doanh thu.

Có ngân hàng sụt giảm doanh thu từ trái phiếu và bán bảo hiểm tới 80-90%, ảnh hưởng tới bức tranh lợi nhuận.

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Lợi nhuận ngân hàng không chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ, làm cơ sở nền tảng để đảm bảo khả năng, năng lực cho các tổ chức tín dụng, cho hệ thống ngân hàng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Ở góc độ quản trị kinh doanh, lợi nhuận là một trong chỉ số định lượng nhất phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và phụ thuộc vào 2 chỉ số: doanh thu và chi phí. Hai chỉ số này lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, là nội hàm của việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực (vốn, lao động, công nghệ), trình độ quản lý, quản trị doanh nghiệp, thị trường và cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh….

Đối với hoạt động ngân hàng, hoạt động của mỗi tổ chức tín dụng, lợi nhuận mang lại cũng không nằm ngoài quá trình đó, nguyên tắc quản trị đó. Song có sự khác biệt với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, hoạt động ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ, với bản chất kinh doanh tiền tệ: các tổ chức tín dụng đi vay để cho vay, vì vậy có hẳn hệ thống pháp luật quy định riêng cho hoạt động ngân hàng đảm bảo phát huy vai trò định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, người dân và tăng trưởng kinh tế, đồng thời an toàn và hiệu quả, nhằm bảo đảm an ninh tiền tệ quốc gia.

Với ý nghĩa như vậy, lợi nhuận ngân hàng không chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ, làm cơ sở nền tảng để đảm bảo khả năng, năng lực cho các tổ chức tín dụng, cho hệ thống ngân hàng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Đặt vấn đề như trên để thấy, việc cần thiết đạt được lợi nhuận trong hoạt động ngân hàng, cũng như yêu cầu phải đảm bảo tăng trưởng an toàn bền vững, có lợi nhuận để thực thi trách nhiệm của tổ chức tín dụng. Do vậy, đối với lợi nhuận ngân hàng, rất cần có được sự nhìn nhận toàn diện, khách quan để từ đây các ngân hàng có điều kiện cùng doanh nghiệp đồng hành và phát triển, nhất là trong giai đoạn còn nhiều khó khăn thách thức như hiện nay.

Kết quả hoạt động ngân hàng tốt, với việc đạt được lợi nhuận sẽ đảm bảo cho các tổ chức tín dụng, cho ngành Ngân hàng thực hiện tốt hơn vai trò của định chế tài chính trung gian. Trong đó, nguồn thu lợi nhuận góp phần bổ sung tăng trưởng vốn, nâng cao năng lực tài chính và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, từ đó mở rộng và nâng cao khả năng đáp ứng vốn, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Sự khác biệt trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng so với các ngành, lĩnh vực khác là đòi hỏi rất cao về kết quả kinh doanh. Chỉ có kinh doanh hiệu quả, đạt được lợi nhuận, mới đảm bảo an toàn trong hoạt động của mỗi tổ chức tín dụng và của ngành Ngân hàng. Ý nghĩa này xuất phát từ chính bản chất hoạt động của ngân hàng: đi vay để cho vay. Theo đó, các TCTD huy động vốn từ nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn này để cho vay lại nền kinh tế. Kết quả kinh doanh dương phản ánh dòng vốn chu chuyển thuận lợi, cho vay và thu nợ thuận lợi bù đắp được chi phí, trả lãi tiền gửi và đảm bảo thực hiện trách nhiệm của người đi vay, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Đây là vai trò hết sức quan trọng, mang tính tuân thủ nghiêm. Chỉ khi kinh doanh có lãi, tăng trưởng lợi nhuận mới tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng và chu chuyển vốn trong toàn bộ nền kinh tế thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Kinh doanh có lãi, lợi nhuận tốt của các tổ chức tín dụng góp phần quan trọng trong phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ. Là định chế tài chính, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, lợi nhuận của các tổ chức tín dụng không đơn thuần phản ánh hiệu quả hoạt động mà nó mang lại ý nghĩa toàn diện: từ vai trò, hiệu quả như phân tích ở phần trên, lợi nhuận ngân hàng tốt còn đảm bảo cho mỗi tổ chức tín dụng và ngành Ngân hàng thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, tạo dư địa cho chính sách nhất là các chính sách về lãi suất; về tín dụng; về huy động vốn, bởi gắn liền với giá trị tổ chức tín dụng, thương hiệu tổ chức tín dụng, năng lực tài chính và khả năng thực thi. Chỉ có tổ chức tín dụng có lợi nhuận tăng trưởng tốt hàng năm, có tích lũy mới đảm bảo giá trị thương hiệu, nâng cao năng lực tài chính, hỗ trợ và chia sẻ tốt cho doanh nghiệp và người dân khi thực hiện các chính sách giảm lãi suất cho doanh nghiệp; tiên phong trong thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; cải cách hành chính và tiết giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp.

Phân tích nhận diện vai trò của lợi nhuận ngân hàng, kết quả kinh doanh của mỗi tổ chức tín dụng và ngành Ngân hàng như vậy để thấy rõ sự cần thiết và yêu cầu cao về kết quả kinh doanh đối với mỗi tổ chức tín dụng. Việc phải duy trì và đảm bảo được lợi nhuận của tổ chức tín dụng, không chỉ là thực thi nhiệm vụ kinh doanh, chiến lược kinh doanh mà còn là trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng của mỗi tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, trách nhiệm về sự phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần phát triển đất nước