Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt đối với ngân hàng

Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được người dân, doanh nghiệp trong tỉnh sử dụng nhiều hơn do tính nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Đặc biệt, trong bối cảnh hạn chế tiếp xúc đông người để phòng tránh dịch bệnh Covid-19, hình thức thanh toán này giúp các hoạt động thanh toán diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, hạn chế,...

Người dân có thể thanh toán qua hệ thống VNPAY mà không cần trả tiền mặt trực tiếp.

Được biết, để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh, từ năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí... theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, chỉ đạo cụ thể các đơn vị như Ngân hàng Nhà nước [NHNN] Chi nhánh Quảng Ninh, Cục Thuế tỉnh, Điện lực Quảng Ninh, Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh, các bệnh viện, trường cao đẳng, đại học… phải tăng cường công tác phối hợp để đẩy nhanh tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành, lĩnh vực của mình.

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, cùng với việc làm tốt công tác phối hợp với các đơn vị liên quan, thời gian qua, NHNN Chi nhánh Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán điện tử; phát triển hệ thống máy POS để thực hiện thanh toán thẻ ngân hàng; đẩy mạnh liên kết với các tổ chức cung ứng dịch vụ phục vụ đời sống, như điện, nước, viễn thông, siêu thị, hay các dịch vụ du lịch, như nhà hàng, khách sạn, tàu biển, khu vui chơi giải trí...

Đến nay, cơ bản các ngân hàng thương mại có mặt tại tỉnh đã chủ động phối hợp với các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước để tổ chức thực hiện dịch vụ thu ngân sách. Trong đó, 100% các khoản thu nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh được thực hiện qua các ngân hàng thương mại hoặc qua hệ thống nộp thuế tự động; phần lớn việc thanh toán các dịch vụ công như: Dịch vụ điện, nước, viễn thông, y tế, học phí... cũng đã được thanh toán qua ngân hàng, với tỷ lệ rất cao. Riêng dịch vụ thanh toán điện, nước đạt từ 85% trở lên.

Cùng với đó, 100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đã chấp nhận thanh toán học phí qua ngân hàng, trên 90% số sinh viên nộp học phí qua ngân hàng; trên 60% bệnh viện, trung tâm y tế thực hiện thanh toán bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Người dân trên địa bàn đã ngày càng quen thuộc, sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn. Chị Nguyễn Phương Anh [phường Hòn Gai, TP Hạ Long] cho biết: Nếu như trước đây tôi chỉ sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt duy nhất là chuyển khoản ngân hàng qua MobiBanking, thì nay hầu hết tiêu dùng hàng ngày, tôi đều chi trả bằng hình thức này. Tôi thấy hầu hết các điểm kinh doanh đều có sử dụng máy POS, hoặc hệ thống VNPAY, rất thuận tiện cho người dân. Chỉ cần thao tác đơn giản là quẹt thẻ hoặc check mã thanh toán là mọi giao dịch đều được thực hiện, rất nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn. Tôi cũng có thể quản lý tài chính của mình hiệu quả hơn vì mọi giao dịch đều được thông báo về máy điện thoại ngay, không sợ nhầm lẫn, thất thoát.

Tính đến hết tháng 7, tổng thu tiền mặt thực hiện tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 40.000 tỷ đồng, giảm 2,6% so cùng kỳ năm 2020; tổng chi tiền mặt đạt 40.500 tỷ đồng, giảm 3,8% so cùng kỳ năm 2020. Về tổng doanh số thanh toán tháng 7 đạt 160.000 tỷ đồng, tăng 2,4% so cùng kỳ. Trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt là 125.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 78,1% tổng thanh toán. Hiện ngành ngân hàng đang tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị của tỉnh tiếp tục đẩy nhanh lộ trình thanh toán không dùng tiền mặt, phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu thực hiện thanh toán 100% đối với các dịch vụ công.

Cùng với đó, tiếp tục các hình thức khuyến khích người tiêu dùng, các đơn vị cung ứng dịch vụ sử dụng rộng rãi phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo các chuyên gia kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ góp phần hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, giảm thiểu chi phí xã hội, mở rộng không gian, rút ngắn thời gian cho quá trình bán và mua hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Về lâu dài, khi thanh toán không dù tiền mặt được đưa vào như một phương thức thanh toán chính yếu trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng hơn.

Còn trong bối cảnh hạn chế tiếp xúc đông người để phòng tránh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, hình thức thanh toán này cũng ít nhiều hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp trong các giao dịch thanh toán của người dân, hạn chế nguy cơ lây nhiệm dịch bệnh trong cộng đồng.

Ưu điểm của thanh toán không dùng tiền mặt

13:00 15/07/2017

Ưu điểm của việc giới hạn sử dụng tiền mặt rất rõ ràng, nhất là khi thanh toán các khoản tiền lớn, vì nó góp phần chống nạn rửa tiền, chống các vụ mua bán trái phép cũng như dễ dàng hơn trong quản lý tài sản và chống tham nhũng.

BIDV và Kho bạc Nhà nước ký kết Thỏa thuận liên tịch phối hợp thu ngân sách Nhà nước

Agribank: Tín dụng tập trung phát triển sản xuất kinh doanh

Điều kiện được trừ thuế với khoản chi mua sách cho nhân viên

Agribank tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính

Theo nhận định của các chuyên gia, một khi có phương tiện thanh toán hiện đại thay thế, không dùng tiền mặt thì các lợi ích mang lại về thời gian, tài chính cho nền kinh tế là rất rõ ràng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng, hay chuyển tiền qua ứng dụng trên điện thoại thông minh thì mọi chuyện đều phải minh bạch. Khi cần điều tra hành vi rửa tiền, các cơ quan chức năng có thể biết rõ đối tượng mua - bán, thời điểm và nguồn gốc số tiền.

Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng phát triển, thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang phát huy tốt hơn các chức năng riêng có. Thực hiện tốt vai trò đó trong hoạt động nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng.

Tấm lá chắn giúp kiểm soát nạn “rửa tiền” hiệu quả

Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hóa; tăng tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng.

Đồng thời, thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho các tổ chức tín dụng khai thác và sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế một cách hiệu quả trong quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán của nền kinh tế.

Thanh toán không dùng tiền mặt có một vai trò quan trọng trong việc giảm khối lượng tiền mặt lưu thông, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia.

Các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đều được thực hiện thông qua hệ thống các ngân hàng, do đó góp phần giúp cho Ngân hàng Trung Ương thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ kiểm soát được nạn “rửa tiền” , kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế của các ngành nghề một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời đưa ra các giải pháp giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt và bền vững.

Bên cạnh đó, thanh toán không dùng tiền mặt cũng tham gia góp phần chống thất thu thuế. Khi khách hàng tham gia thanh toán thông qua ngân hàng thì tất cả các khoản thu nhập hay chi phí đều được thực hiện trên tài khoản tại ngân hàng, do đó việc tính thuế cà thu thuế sẽ được tiến hành chính xác và nhanh chóng hơn so với khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.

Tạo dựng niềm tin cho khách hàng

Thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường.

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Nếu nó được thực hiện tốt thì sẽ góp phần mở rộng các dịch vụ tín dụng, dịch vụ kinh doanh.

Đặc biệt, đây còn là nguồn huy động vốn tối ưu cho nhiều ngân hàng, bơởi khi huy động nguồn vốn này, ngân hàng không trả hoặc trả lãi rất thấp cho việc khai thác nguồn vốn, trong khi đó, nguồn vốn này được sử dụng và thu lợi nhuận tương đối cao.

Thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp cho Ngân hàng Nhà nước điều tiết và kiểm soát lượng tiền đi vào lưu thông, từ đó có chính sách phù hợp để tác động vào nền kinh tế. Đồng thời, với vai trò là trung gian tài chính cho việc thanh toán, các ngân hàng có thể thu thập được các thông tin về doanh nghiệp và sự dịch chuyển vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho việc thẩm định các dự án đầu tư được tốt hơn.

Thanh toán không dùng tiền mặt cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng sau khi có tài khoản tại ngân hàng, có thể sử dụng với tính thanh khoản cao, đồng thời tiết kiệm được các chi phí phát sinh như chi phí vận chuyển, chi phí kiểm đếm, chi phí bảo quản tiền mặt...

Khi khách hàng tiến hành thanh toán thông qua ngân hàng, khách hàng được hưởng những lợi ích như lãi suất tiền gởi, các khoản rút thăm trúng thưởng và nhiều ưu đãi khác của ngân hàng. Đồng thời, khách hàng sẽ không phải đối diện các vấn đề như khi sử dụng tiền mặt thanh toán trực tiếp như trộm cắp, hỏa hoạn... đặc biệt là các giao dịch với khối lượng tiền lớn.

PV.

Video liên quan

Chủ Đề