Lợi ích của mậu dịch đối với các nước phát triển

Như đã chia sẻ ở blog trước, tôi mới hoàn thành chuyến công tác thú vị tới Việt Nam. Tại đây, tôi đã đề xuất rằng thúc đẩy hội nhập khu vực Đông Nam Á có thể là một chiến lược phát triển triển vọng cho đất nước này cũng như cho các nước khác trong khu vực. Nhưng tôi cũng nhận được những phản ứng mạnh mẽ gần như tức khắc rằng: Chúng tôi quá giống nhau nên không thể hòa nhập được. Chúng tôi đều sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm tương tự như nhau. Chúng tôi thậm chí còn là đối thủ cạnh tranh, làm sao có thể hòa nhập?

Những câu hỏi này khiến tôi nhận ra có lẽ đã đến lúc quay trở lại những năm 1970 và xem xét lại những phân tích của Krugman về vấn đề này. Đây là một công trình đã giúp Krugman giành giải Nobel về kinh tế năm 2008, tuy nhiên có vẻ như các nhà hoạch định chính sách ngày nay không chú tâm nhiều đến nó.

Những nghiên cứu của Krugman khởi nguồn từ quan sát rằng rất nhiều giao dịch thương mại sau Thế chiến II được thực hiện giữa các quốc gia có nhiều điểm tương đồng [ví dụ: Pháp và Đức] và giao thương các sản phẩm tương tự nhau [ví dụ: ô tô]. Điều này thật khó để dung hòa với học thuyết thương mại truyền thống. Theo lý thuyết truyền thống, các quốc gia giao thương với nhau vì họ khác biệt - ví dụ, một quốc gia giàu vốn và có lao động tay nghề cao như Mỹ sẽ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa công nghiệp và nhập khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động giá rẻ, tay nghề thấp, trong khi một đất nước như Bangladesh sẽ làm điều ngược lại. Đây là học thuyết về “lợi thế so sánh”. Tuy nhiên, Krugman đã chỉ ra có một nguyên nhân khác thúc đẩy giao thương giữa các quốc gia: để tận dụng lợi thế của kinh tế quy mô. Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất với số lượng lớn sẽ có giá thành rẻ hơn. Nhờ có thương mại quốc tế, các nước thay vì sản xuất quy mô nhỏ để phục vụ thị trường trong nước thì có thể mở rộng quy mô sản xuất để phục vụ thị trường thế giới. Ví dụ, thay vì sản xuất xe Peugeot chỉ dành riêng cho thị trường trong nước, Pháp có thể sản xuất số lượng lớn xe ô tô với chi phí thấp hơn cho cả thị trường châu Âu rộng lớn. Đức cũng làm điều tương tự đối với xe Volkswagen. Người tiêu dùng quan tâm đến cả giá thành cũng như sự đa dạng. Thương mại quốc tế đem lại hai lợi ích: kinh tế quy mô dẫn đến giá thành thấp hơn và giao dịch thương mại dẫn đến sự đa dạng về sản phẩm [ví dụ: các mẫu xe khác nhau], cho dù giao dịch đó được thực hiện giữa các quốc gia có nhiều tương đồng và các sản phẩm tương tự.

“Học thuyết thương mại mới” này trở thành mô hình chính thống trong giới kinh tế học thuật. Tuy nhiên sau đó, lý thuyết về lợi thế so sánh đã quay lại một cách ấn tượng trong thực tế. Nhờ có tự do hóa thương mại ồ ạt ở nhiều nước đang phát triển trong những năm 1980 và 1990 kết hợp với chi phí vận chuyển và trao đổi thông tin thấp, các nước này đã hội nhập vào hệ thống thương mại thế giới. Tiếp theo đó là sự bùng nổ chưa từng có của thương mại thế giới và sự gia tăng hoạt động thương mại giữa các quốc gia khác biệt, cụ thể giữa các nước phát triển và đang phát triển, đối với các mặt hàng khác nhau. Xu hướng mới này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết truyền thống về lợi thế so sánh: các nền kinh tế tiên tiến chuyên về xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng kỹ năng cao [ví dụ: máy móc, dụng cụ đòi hỏi sự chính xác], trong khi các nước đang phát triển xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng kỹ năng thấp [ví dụ: may mặc hoặc giày dép].

Các ý kiến từ Việt Nam cho thấy sự hồi sinh của quan điểm dựa trên lợi thế so sánh, theo đó cho rằng sự khác biệt giữa các quốc gia là một điều kiện quan trọng đối với thương mại. Tuy nhiên, mô hình thương mại này có thể phải chịu áp lực ngày càng gia tăng trong thời gian tới. Sự hội nhập của các nước đang phát triển vào hệ thống thương mại thế giới phần lớn là kết quả của các chính sách thương mại mở bao gồm tự do hóa đơn phương ở nhiều quốc gia, các hiệp định thương mại quốc tế và tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO]. Căng thẳng thương mại gia tăng và sự bất ổn ngày càng cao về tương lai của chủ nghĩa đa phương đặt ra nhiều câu hỏi cho số phận của các chính sách mở toàn cầu. Cùng với đó, giao dịch thương mại giữa các quốc gia khác biệt trong tương lai cũng tiềm ẩn nhiều bất trắc.

Trước bối cảnh đó, đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại lý thuyết của Krugman. Lập luận ủng hộ hội nhập khu vực là ủng hộ thương mại dựa trên kinh tế quy mô và việc coi trọng sự đa dạng của người tiêu dùng. Mô hình này sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia mà không đòi hỏi sự khác biệt. Thay vì xem nhau là đối thủ cạnh tranh, Việt Nam và các quốc gia trong khu vực có thể nghiên cứu lại  lý thuyết của Krugman.

Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, nhất là sau mười năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới [WTO], Trung Quốc không ngừng mở cửa đối ngoại, tích cực triển khai hợp tác kinh tế - thương mại với các nước trên thế giới, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc không ngừng thu được những thành tựu to lớn.

Phát triển mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc không những đã thúc đẩy việc nâng cao hiện đại hóa và sức mạnh tổng hợp của kinh tế Trung Quốc, mà còn đưa Trung Quốc trở thành một bộ phận đáng kể của nền kinh tế thế giới, đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế phát triển theo hướng có lợi cho sự phồn vinh chung của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

 Sau mười năm gia nhập WTO, tỷ trọng trong thương mại thế giới của Trung Quốc đã tăng từ 4,3% lên 10,4%, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và nước nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong năm năm tới, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt 8.000 tỷ USD. Từ năm 2001 đến nay, tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng gấp hơn năm lần, tăng bình quân 20%/năm. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc đã mang lại lợi ích thiết thực cho các nước trên thế giới. Trong mười năm gia nhập WTO, kim ngạch nhập khẩu hằng năm của Trung Quốc đạt 750 tỷ USD, tạo ra hơn 14 triệu việc làm cho đối tác thương mại. Lợi nhuận chuyển về nước của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc là 261,7 tỷ USD, tăng bình quân 30%/năm. Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại nước ngoài đã tuyển dụng gần 800 nghìn lao động địa phương, hằng năm nộp thuế cho địa phương hơn mười tỷ USD. Trong mười năm qua, mức thuế quan bình quân của Trung Quốc đã giảm từ 15,3% xuống còn 9,8%, mở cửa hơn 100 loại thương mại dịch vụ, loại bỏ, thanh lý và ấn định hơn 3.000 văn bản pháp luật, pháp quy. Việc Trung Quốc gia nhập WTO khiến doanh nghiệp Trung Quốc tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã khai thác được nhiều thị trường ở nước ngoài, mở rộng không gian về tận dụng tài nguyên và thị trường quốc tế.

Trước khi gia nhập WTO, vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chưa đến một tỷ USD. Ðến năm 2010, vốn đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc đã tăng lên tới gần 60 tỷ USD. Năm 2011, Trung Quốc đơn phương miễn thuế quan đối với 43 nước chậm phát triển nhất, thực hiện thuế quan 0% đối với 95% sản phẩm nhập khẩu. Trung Quốc hiện nay đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của những quốc gia này. Mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc trong nhiều năm liên tục là nước xuất siêu. Tình hình xuất siêu của Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và thương mại gia công. Việc hạn chế thương mại khoa học - công nghệ cao của một số nước phát triển đã tác động đến cán cân thương mại giữa Trung Quốc với một số đối tác thương mại khác. Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt biện pháp chính sách kiềm chế xuất siêu tăng quá nhanh, từ năm 2009 đến nay, tình trạng xuất siêu của Trung Quốc có chiều hướng giảm xuống, mậu dịch đối ngoại đang có xu hướng cân bằng. Ngoài ra, Trung Quốc kiên trì không phân biệt nước lớn nhỏ, nước giàu nghèo, triển khai quan hệ kinh tế-thương mại hợp tác và cùng có lợi với tất cả các đối tác thương mại. Hiện nay, Trung Quốc đang tìm kiếm con đường thực hiện "phát triển bền vững" trong mậu dịch đối ngoại. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa, cùng bảo vệ quy tắc đa phương trên toàn thế giới. Trung Quốc sẽ càng chú trọng cùng phát triển, mang lại lợi ích cho các nước, để các nước càng phát triển hơn trong tiến trình mở cửa của Trung Quốc. Trung Quốc đang ấn định chính sách thúc đẩy nhập khẩu. Trung Quốc cũng đang xây dựng thị trường trong nước, nhanh chóng kích thích tiêu dùng. Trước kia, hằng năm tiêu dùng trong nước tăng khoảng 15%. Hiện nay, tiêu dùng trong nước lên tới khoảng 2.400 tỷ USD/năm, nhiều hơn 1.000 tỷ USD so với xuất khẩu. Trong năm đến mười năm tới, tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục duy trì đà tăng mạnh. Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp đi ra thế giới để mở rộng nghiệp vụ, để các nước được chia sẻ thành quả cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Tuy nhiên, phát triển mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: không cân bằng, không hài hòa và không bền vững. Trước tình hình kinh tế thế giới đang có những biến động tiêu cực, Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng những biện pháp đẩy nhanh chuyển đổi phương thức phát triển mậu dịch đối ngoại, thực hiện phát triển bền vững mậu dịch đối ngoại.

Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa, sẵn sàng cùng các đối tác thương mại ứng phó với những thách thức đặt ra cho phát triển kinh tế và thương mại thế giới, chia sẻ phồn vinh với các đối tác thương mại, thực hiện cùng thắng.

HẢI NAM

[Theo báo chí Trung Quốc]

Mục lục bài viết

  • 1. Vai trò thương mại quốc tế đối với doanh nghiệp
  • 2. Vai trò thương mại quốc tế đối với các quốc gia
  • 3. Tình hình kinh tế - thương mại toàn cầu
  • 4. Tình hình thương mại quốc tế của Việt Nam

1. Vai trò thương mại quốc tế đối với doanh nghiệp

Nhờ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.

Thương mại quốc tế có thể giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế; giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quan hệ bạn hàng, đối tác; học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại; giúp doanh nghiệp mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất và nhập khẩu hàng hóa, hạn chế rủi ro khi kinh doanh trên một thị trường duy nhất.

2. Vai trò thương mại quốc tế đối với các quốc gia

Thương mại quốc tế giúp cho các nguồn lực quốc gia được sử dụng có hiệu quả hơn nhờ tham gia vào quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế.

Thương mại quốc tế làm tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của các quốc gia nói riêng cũng như của toàn thế giới nói chung.

Thương mại quốc tế kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia.

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng bậc nhất trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên, thương mại quốc tế không phải lúc nào cũng là giải pháp màu nhiệm mang lại sự thịnh vượng cho một quốc gia. Thương mại quốc tế càng phát triển, đồng nghĩa với quá trình tự do hóa thương mại phát triển theo [lúc này rào cản thuế quan và rào cản phi thuế trong thương mại giữa các nước giảm]. Do vậy, trong điều kiện còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động, thương mại quốc tế có xu hướng khiến cho nhập khẩu của các nước đang và kém phát triển tăng lên, nhiều hàng hóa nước ngoài trở nên cạnh tranh với hàng hóa nội địa, làm giảm quy mô sản xuất nội địa, kéo theo đó là hiện hượng thất nghiệp của các nước có thể gia tăng.

Nhìn chung, có thể thấy rằng thương mại quốc tế mang lại lợi ích rõ rệt cho các nước phát triển có trình độ công nghệ và tổ chức sản xuất cao, có khả năng cạnh tranh cao ở cả bốn bình diện: doanh nghiệp, sản phẩm, ngành và quốc gia. Đoi với các nước đang và kém phát triển, thương mại quốc tế chỉ mang lại lợi ích thực sự khi các nước đó có chiến lược hội nhập kinh tế đúng đắn, phù hợp; biết chủ động và tận dụng lợi ích, biết hạn chế tác động bất lợi từ thương mại quốc tế đưa lại.

>> Xem thêm: Thương mại dịch vụ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

3. Tình hình kinh tế - thương mại toàn cầu

Trong báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu do Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] công bố vào ngày 03/10/2018, các chuyên gia đánh giá khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 - 2008 đã gây thiệt hại lâu dài đển tăng trưởng kinh tế - thương mại toàn cầu. Sau 10 năm, dư âm khủng hoảng đã dẫn đến hậu quả: tỉ lệ nợ công trung bình trôn toàn cầu đứng ở mức 52% GDP, tăng từ tỉ lệ 36% vào thời điểm trước khủng hoảng; bảng cân đối tài sản của các ngân hàng trung ương tăng gấp nhiều lần so với quy mô trước khủng hoảng; nếu tính theo sức mua thực tế, các nước đang phát triển và mới nổi đã chiếm 60% GDP toàn cầu, tăng từ 44% trước khủng hoảng, phản ánh phần nào kết quả phục hồi kinh tế yếu ớt tại các nước phát triển. Tại báo cáo này, các chuyên gia đã tiến hành điều tra, nghiên cứu tại 180 nước, bao gồm các nước phát triển, các nước mới nổi, và các nước thu nhập thấp. Ket quả phân tích cho thấy, thiệt hại kinh tế kéo dài và không giới hạn tại những nước vấp phải khủng hoảng. Trong đó, nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thiệt hại này là do hoạt động đầu tư trầm lắng, thiếu vắng yếu tố năng suất tổng thể và thâm hụt nguồn vốn trong thời gian dài. Những yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế đã hình thành từ trước khủng hoảng tài chính, trong đó các lựa chọn chính sách trước và ngay sau khi khủng hoảng xảy ra đã dẫn đến sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế thế giới.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làn sóng bảo hộ thương mại đang trỗi dậy khá mạnh trong thời gian gần đây trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu tăng trưởng chậm lại kể từ năm 2013. Ngày càng nhiều nước quay trở lại chính sách thúc đẩy sản xuất công nghiệp để thế chân hàng nhập khẩu, thắt chặt quy định về tỉ lệ nội địa hóa và trợ giá hàng xuất khẩu, dựng nên các rào cản thương mại để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Trong khi đó, thành quả của toàn cầu hóa không được phân chia đồng đều giữa các khu vực, các nền kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới xu hướng phản đối tự do hóa thương mại gia tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới, nhất là tại các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ và châu Âu.

Trong thời gian qua, số lượng biện pháp bảo hộ thương mại mà các nền kinh tế lớn thực hiện ngày càng tăng lên. Đặc biệt, tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump, với chính sách “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, đã áp dụng nhiều biện pháp, từ rút khỏi các thỏa thuận thương mại mà ông coi là “gây thiệt hại” cho nền kinh tế đất nước, tới kêu gọi các doanh nghiệp lớn quay trở lại kinh doanh ở Mỹ để mang lại việc làm cho người dân Mỹ.

Theo kết quả nghiên cứu công bố của Viện Bertelsmann, có trụ sở tại Đức, các biện pháp bảo hộ mậu dịch do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất có thể gây thiệt hại nặng nề cho chính nền kinh tế Mỹ. Theo kịch bản xấu nhất, chính sách “Nước Mỹ trên hết” có thể làm giảm 2,3% [tương đương 415 tỉ USD] Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] hàng năm của Mỹ trong dài hạn. Quyết định mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu cao đối với các sản phẩm thép và nhôm đã dẫn tới phản ứng gay gắt của nhiều nước trên thế giới. Thậm chí các đối tác thương mại quan trọng của Mỹ, như Liên minh châu Âu [EU], từng đe dọa trả đũa nếu Mỹ tiếp tục áp đặt thuế nhập khẩu nhôm và thép. Việc Mỹ đưa ra những rào cản thuế đói với nhập khẩu, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp chuyển địa điểm sản xuất về trong nước, trong khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng tìm mọi cách tăng kim ngạch xuất khẩu song dựng lên những rào cản đối với hàng nhập khẩu, giữ thị phần trong nước cho các doanh nghiệp nội địa, là những minh chứng rõ nét về xu hướng theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ. Và chính những căng thẳng kinh tế và địa chính trị là mối đe dọa lớn đối với tăng trưởng toàn cầu. Tổng Giám đốc IMF - Christine Lagarde đã khẳng định không có ai là người chiến thắng nếu chủ nghĩa bảo hộ “lên ngôi”.

Theo chuyên gia kinh tế Guillermo Valles Games, cựu Giám đốc Cơ quan Thương mại và phát triển Liên hợp quốc [UNCTAD], các nước có trách nhiệm cần phải tìm biện pháp cân bằng để tránh chủ nghĩa bảo hộ đơn phương lên ngôi và có nguy cơ gây bùng nổ một cuộc chiến thương mại toàn cầu. Đồng thời nhấn mạnh, thương mại và đầu tư quốc tế là những động lực quan trọng đối với tăng trưởng toàn cầu, năng suất, tạo việc làm và sự phát triển chung. Ngoài ra, các nước cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các thỏa thuận song phương, nội khối, đa phương phải là những cam kết mở, minh bạch và phù hợp với những quy tắc của WTO, qua đó ngăn chặn các nguy cơ chiến tranh thương mại.

4. Tình hình thương mại quốc tế của Việt Nam

Trong bối cảnh bùng nổ các cuộc chiến thưong mại giữa các nước lớn trên thế giới, thì năm 2019 lại là năm với nhiều kết quả ấn tượng của thương mại Việt Nam. Theo đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa thiết lập mức kỉ lục mới với 516,96 tỉ USD. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 9,9 tỉ USD, là năm có giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay, cao hơn rất nhiều mức xuất siêu 2,1 tỉ USD của năm 2017.

>> Xem thêm: Thư tín dụng là gì ? Những điều cần biết khi thanh toán bằng thư tín dụng [L/C] ?

Hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt ở 5 châu lục và ở chiều ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam cũng nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ cả 5 châu lục. Trong năm 2019, châu Á vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam [xuất khẩu chiếm 51,3%, nhập khẩu chiếm 80,2%]; tiếp theo là châu Mỹ [xuất khẩu chiếm 28%, nhập khẩu chiếm 8,9%]; châu Âu [xuất khẩu chiếm 17,9%, trong đó EU28 chiếm 15,7%; nhập khẩu chiếm 7,4%, trong đó EU28 chiếm 5,9%]; châu Đại Dương [xuất khẩu chiếm 1,7%, nhập khẩu chiếm 2%]; châu Phi [xuất khẩu chiếm 1,2%, nhập khẩu chiếm 1,6%].

Nhóm 7 đối tác thương mại “chục tỉ USD” của Việt Nam chiếm hơn 66,9% tổng trị giá xuất nhập khẩu trong năm 2019. Trong đó, đến hết tháng 11/2019, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc đạt 105,75 tỉ USD và chiếm 22,4% tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước; với Hoa Kỳ đạt 68,673 tỉ USD [chiếm 14,5%], với Hàn Quốc đạt 61,44 tỉ USD [chiếm 13%], với Nhật Bản đạt 36,324 tỉ USD [chiếm 7,7%], với Thái Lan đạt 15,65 tỉ USD [chiếm 3,3%], với Đài Loan [Trung Quốc] đạt 17,861 tỉ USD [chiếm 3,8%], với Ấn Độ đạt 10,303 tỉ USD [chiếm 2,2%]. Với kết quả này, hết năm 2019, trong nội khối ASEAN Việt Nam có vị trí thứ 3 về xuất, nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan.

Tính chung trong năm 2019, tổng vốn đăng kí cấp mởi, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoàilà 38,02 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kì năm 2018. về lĩnh vực đầu tư, trong năm 2019 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành/lĩnh vực tại Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất. Cụ thể, tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này đạt 24,56 tỉ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng kí. Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực thu hút đầu tư lớn thứ hai, với tổng vốn đầu tư 3,88 tỉ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư đăng kí. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ...

Trong năm 2019 đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư đăng kí là 7,92 tỉ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hồng Kông [Trung Quốc] đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 7,87 tỉ USD, Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng kí là 4,5 tỉ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư... Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 62 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng kí là 8,45 tỉ USD, chiếm 22,2% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đứng thứ hai, với tổng vốn đăng kí là 8,3 tỉ USD, chiếm 21,8%. Tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai...

Tỉ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2019 là 63,22%, trong đó tỉ trọng xuất khẩu của khu vực FDI là 68,84% và nhập khẩu của khu vực FDI gần 57,4%

Luật Minh KHuê[tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề