Liên thông Trung cấp xây dựng lên Đại học

HS, SV tốt nghiệp loại trung bình chỉ cần 1 năm kinh nghiệm là có thể dự thi liên thông; tốt nghiệp có thể lấy bằng hệ chính quy hoặc hệ vừa học vừa làm…Đây là một trong những điểm mới về quy định đào tạo liên thông mà Bộ GD-ĐT vừa mới ban hành.

Theo quy định mới này thì đào tạo liên thông là quá trình đào tạo cho phép sử dụng kết quả học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác.

Dưới đây là 5 điều cần biết về đào tạo liên thông mà các bạn thí sinh cần đặc biệt chú ý:

1. Đối tượng được đào tạo liên thông?

- Những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng có nhu cầu học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học.

+ Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.

Người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.
+ Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.

- Những người đã tốt nghiệp ở nước ngoài có văn bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc cao đẳng được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Phương thức tuyển sinh liên thông như thế nào?

- Đối với những lớp đào tạo liên thông đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, các thí sinh phải tham dự thi tuyển 3 môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành [hoặc thực hành nghề].

Đề thi các môn cơ bản được lấy từ ngân hàng đề thi của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi môn cơ sở ngành [hoặc thực hành nghề] do Hiệu trưởng nhà trường quy định.

- Đối với những lớp đào tạo liên thông đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, các thí sinh phải tham dự một kỳ thi tuyển 2 môn gồm: môn cơ sở ngành [hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh] và một môn của kiến thức ngành.

Hiệu trưởng nhà trường quy định cụ thể môn thi tuyển sinh để đảm bảo chất lượng tuyển chọn.

3. Thời gian đào tạo liên thông là bao nhiêu lâu?

- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo;

- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.

4. Đăng ký dự thi liên thông khác ngành đào tạo mình đã tốt nghiệp có được phép?

Điều này chỉ được phép khi người có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng khác ngành đào tạo nhưng cùng trong một khối ngành, nếu có nhu cầu đào tạo liên thông thì phải học thêm một khối lượng kiến thức bổ sung để có đủ trình độ đầu vào ngành theo học liên thông trước khi dự thi tuyển. Khối lượng kiến thức phải học bổ sung do hiệu trưởng nhà trường quyết định.

5. Văn bằng tốt nghiệp trong đào tạo liên thông?

- Người học theo hình thức học ban ngày, tập trung liên tục tại trường, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ chính quy, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hệ chính quy.

- Người học theo hình thức vừa làm vừa học, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ vừa làm vừa học, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.

Theo Dân Trí

1. Căn cứ

Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 và Thông tư sửa đổi bổ sung số 08/2015/TT-BGDĐT ngày 21/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học;

2. Quy mô tuyển sinh: 200 sinh viên/ năm

3. Danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo:

Số TT

Ngành đào tạo

Mã ngành

1

Kỹ thuật xây dựng, gồm các chuyên ngành:

D580201

   - Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

   - Tin học xây dựng

2

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông [chuyên ngành: Xây dựng Cầu đường]

D580205

3

Kỹ thuật Cấp thoát nước [chuyên ngành: Cấp thoát nước - Môi trường nước]

D110104

4

Công nghệ Kỹ thuật Vật liệu xây dựng

D510105

5

Công nghệ thông tin

D480201

7

Kỹ thuật cơ khí [chuyên ngành: Máy xây dựng]

D520103

8

Kinh tế xây dựng

D580301

9

Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy [chuyên ngành: Thủy lợi - Thủy điện]

 

4. Đối tượng tuyển sinh:

- Công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định; không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Người dự thi đào tạo đại học hệ chính quy liên thông phải có một trong các văn bằng sau:

  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
  • Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • - Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Hình thức tuyển sinh: Có 2 hình thức

5.1. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia do cụm các trường đại học chủ trì.

  • Hồ sơ dự thi, thời gian thi: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành, chuyên ngành đào tạo liên thông cùng tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành, chuyên ngành tương ứng của hệ đào tạo chính quy.
  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học hệ chính quy liên thông không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.
  • Xác định thí sinh trúng tuyển: Theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
  • Không bảo lưu kết quả kỳ thi THPT quốc gia trong xét tuyển thí sinh liên thông.

Sau khi có kết quả thi, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào trường Đại học Xây dựng Hà Nội theo thời gian quy định [trường sẽ có thông báo sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể].

5. 2. Tổ chức thi tuyển tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội:

a. Các môn thi tuyển sinh theo ngành, chuyên ngành

STT

Ngành, chuyên ngành

Môn thi

1

Kỹ thuật công trình xây dựng [chuyên ngành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Tin học xây dựng].

1. Toán cao cấp

2. Sức bền vật liệu

3. Kỹ thuật thi công

2

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông [chuyên ngành: Xây dựng Cầu đường]

1. Toán cao cấp

2. Cơ học kết cấu

3. Thiết kế đường

3

Cấp thoát nước

1. Toán cao cấp

2. Hoá nước và Vi sinh vật nước

3. Cấp thoát nước

4

Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng

1. Toán cao cấp

2. Vật liệu xây dựng

3. Công nghệ Bê tông xi măng

5

Kinh tế xây dựng

1. Toán cao cấp

2. Kỹ thuật thi công

3. Kinh tế xây dựng

6

Kỹ thuật cơ khí [chuyên ngành: Máy xây dựng]

1. Toán cao cấp

2. Sức bền vật liệu

3. Chi tiết máy

7

Công nghệ thông tin

1. Toán cao cấp

2. Cơ sở dữ liệu

3. Lập trình cơ bản

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: điểm mỗi môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

b. Hồ sơ, thời gian tuyển sinh

Nhà trường sẽ thông báo kế hoạch tuyển sinh, nội dung thi, hồ sơ đăng ký dự thi, ... chậm nhất 03 tháng trước thời điểm tuyển sinh trên Website của trường.

6. Lệ phí tuyển sinh và lệ phí xét tuyển: Theo quy định tuyển sinh hiện hành

7. Chương trình đào tạo và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập

  • Chương trình đào tạo đối với người học liên thông theo hình thức chính quy là chương trình đào tạo trình độ đại học chính quy đang áp dụng tại trường.
  • Trên cơ sở vào chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, văn bằng, kết quả học tập đã có của người học để quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học và công bố công khai trước khi tổ chức đào tạo.

7. Tổ chức đào tạo liên thông

  • Đào tạo liên thông chính quy được tổ chức, quản lý theo các quy định hiện hành của Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
  • Đào tạo liên thông chính quy phải tập trung toàn bộ thời gian tại trường. Sinh viên hệ chính quy liên thông học chung, thi hết môn và bảo vệ đồ án tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy.

8. Học phí

  • Học phí học tập của mỗi sinh viên được xác định theo số tín chỉ mà sinh viên đăng ký để theo học. Từng học kỳ, sinh viên nộp học phí theo số tín chỉ đăng ký để học ở học kỳ đó.
  • Kinh phí cho thăm quan, thực tập ngoài trường [nếu có] sẽ được tính riêng và phụ thuộc vào các khoản chi phí cụ thể của từng hoạt động.

9. Văn bằng tốt nghiệp và bảng điểm

- Bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy.    

- Bảng điểm: Được ghi đầy đủ kết quả học tập trong thời gian đào tạo liên thông và các môn học, học phần cùng số tín chỉ hay đơn vị học trình của trình độ trước đã được công nhận.

- Chi tiết xem trên Website //tuyensinh.nuce.edu.vn

Liên hệ

  • Phòng Quản lý Đào tạo [P.304 nhà A1] - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  • Số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
  • Điện thoại: [04]38 694711

Video liên quan

Chủ Đề