Tóm tắt phương trình của pha sáng

Lý thuyết Quang hợp

  • A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT
    • I. KHÁI NIỆM QUANG HỢP
    • II. CÁC PHA CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP
  • B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

VnDoc xin giới thiệu Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 17: Quang hợp để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 16
  • Giải bài tập trang 70 SGK Sinh học lớp 10: Quang hợp
  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 18

Bài 17 - QUANG HỢP

A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. KHÁI NIỆM QUANG HỢP

1. Khái niệm:

Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.

2. Phương trình tổng quát

CO2 + H2O + NLAS → [CH2O] + O2

II. CÁC PHA CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

Quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối.

1. Pha sáng:

a. Khái niệm:

Pha sáng là pha mà năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành năng lượng trong các phân tử ATP, NADH.

Pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

b. Diễn biến:

- Nơi diễn ra: Màng tilacôit của lục lạp.

- Các sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi truyền điện tử được sắp xếp thành những phức hệ có tổ chức trong màng tilacôit, nhờ đó quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng được xảy ra có hiệu quả.

- Các phân tử sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng à năng lượng được chuyển vào chuỗi truyền electron à tổng hợp ATP và NADH.

NLAS + H2O + NADP+ + ADP + Pi → NADPH + ATP + O2

- O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ các phân tử nước.

2. Pha tối:

a. Khái niệm:

Pha tối là pha cố định CO2 tự do trong các phân tử cacbohiđrat.

b. Diễn biến:

Có một số con đường cố định CO2: C3, C4, CAM.

Con đường C3 là con đường phổ biến nhất [chu trình Canvin].

- CO2 từ khí quyển + chất 5C [RiDP] → chất 6C không bền → chất có 3C [bền] → AlPG.

- AlPG được chia làm 2 phần: AlPG → RiDP, AlPG à tinh bột và saccarôzơ.

Chu trình C3 sử dụng năng lượng ATP và NADPH từ pha sáng.

3. Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối

- Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng. Năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP.

- Pha tối: diễn ra cả khi có ánh sáng hoặc bóng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbohiđrat.

B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Bản chất pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp là gì?

Câu 2. Giữa pha tối và pha sáng có mối quan hệ thế nào?

Câu 3. Trong điều kiện nào thì xảy ra quá trình tổng hợp ATP tại lục lạp và ti thể? Quá trình tổng hợp ATP tại 2 bào quan đó khác nhau cơ bản ở điểm nào?

Bài tập tự luận

Câu 1: Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?

Câu 2: Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?

Câu 3: Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?

Câu 4: Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?

Bài tập minh họa

Phân biệt sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối?

VnDoc đã chia sẻ trên đây Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 17. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được khái niệm quang hợp, các pha của quá trình quang hợp, mối quan hệ giữa các pha... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp một số nội dung cần lưu ý, bài tập minh họa và bài tập tự luận. Đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại phần kiến thức đã học áp dụng tốt vào giải bài tập Sinh lớp 10. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

  • Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Toán Trường THPT Chuyên Thăng Long, Lâm Đồng năm học 2019 - 2020
  • Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Toán Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân năm học 2019 - 2020 [đề 2]
  • 10 Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh học
  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 9

-----------------------------

Ngoài Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 17. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 10, đề thi học học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật [C3, C4 và CAM] đều có 2 pha là pha sáng và pha tối. Điểm khác nhau trong quang hợp ở các nhóm thực vật chủ yếu ở pha tối. 

Pha sáng của quang hợp diễn ra trên màng Tilacôit của lục lạp, nó thực ra là quá trình chuyển năng lượng ánh sáng đã lược diệp lục hấp thụ thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH cụ thể như sau:

  • Hấp thu năng lượng ánh sáng: DL $\rightarrow $ DL*
  • Quang phân li nước: $ 2H_2O \rightarrow 4H^+ + 4e^- + O_2$
  • Photphorin hóa tạo ATP:  3ADP + 3Pi $\rightarrow $ 3ATP
  • Tổng hợp NADPH: $2NADPH + 4H^+ + 4e^- \rightarrow  2NADPH$

ATP và NADPH được tạo ra ở pha sáng sẽ tiếp tục tham gia vào pha tối để tổng hợp nên $C_6H_{12}O_6$. Tuy nhiên để tạo được 1 phân tử $C_6H_{12}O_6$ thì cần 18ATP và 12NADPH từ pha sáng. Vậy phương trình tổng quát của pha sáng:

$12H_2O + 18ADP + 18Pi + 12NADP^+ \rightarrow 18ATP + 12NADPH + 6O_2$


Bài tiếp theo: Pha tối quang hợp ở thực vật C3 [chu trình Canvin]

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian [pha S] trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Để làm tốt bài tập sinh học dạng này các bạn cần xem lý thuyết về nguyên phân trước. Ngoài ra có thể xem thêm dạng bài tập về tính số NST, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân . Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài tập tiếp theo: dạng bài tập về tính số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện [bị phá huỷ] qua nguyên phân. Trước tiên các bạn cần hiểu và nhớ một số công thức sau Số tế bào sinh ra qua nguyên phân: + Một tế bào qua k lần nguyên phân sẽ hình thành $2^k$ tế bào con. + a tế bào đều nguyên phân k lần, số tế bào con được tạo thành là: $a.2^k$ tế  bào. Số NST đơn môi trường cần cung cấp: + Một tế bào lưỡng bội [2n NST] qua k lần nguyên phân, số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp: $2^k.2n-2n =  [2^k-1]2n$. + Vậy, a tế bào có 2n NST đều nguyên phân k lần, môi trường cần cung cấp số NST là: $a.[2^k-1]2n$. Số thoi vô sắc xuất hiện, bị phá hủy: + Thoi vô sắc xuất hiện ở kì trước, bị phân hủy hoàn toàn vào kì cuối. Vậy có ba

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g

ARN là bản sao từ một đoạn của ADN [tương ứng với một gen], ngoài ra ở một số virút ARN là vật chất di truyền. 1. Thành phần: Cũng như  ADN , ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit . Mỗi đơn phân [nuclêôtit] được cấu tạo từ 3 thành phần sau: Đường ribôluzơ: $C_5H_{10}O_5$  [còn ở ADN là đường đềôxi ribôluzơ  $C_5H_{10}O_4$ ]. Axit photphoric: $H_3PO_4$ . 1 trong 4 loại bazơ nitơ [A, U, G, X]. Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ nitơ, nên người ta đặt tên của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang. 2. Cấu trúc ARN:  ARN có cấu trúc mạch đơn: Các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa  $H_3PO_4$  của ribônuclêôtit này với đường  $C_5H_{10}O_5$  của ribônuclêôtit kế tiếp. Tạo nên một chuỗi pôli nuclêôtit [kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN. Có 3 loại ARN: - ARN thông tin [mARN]: sao chép đúng một đoạn mạch ADN theo nguyên tắc bổ sung nhưng tr

Ngày nay những câu hỏi được đặt ra về gen là: Bản chất thực sự của gen là gì ? Hoạt động của gen như thế nào? Gen chứa đựng thông tin di truyền gì? Và tất cả các gen về cơ bản có giống nhau không? Trong mục này chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi đề cập ở trên. Gen là gì? Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm xác định [một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN ]. Cấu trúc của gen: Ở đây mình chỉ hướng dẫn các bạn tìm hiểu  về cấu trúc của gen cấu trúc [ gen điều hòa cũng có cấu trúc tương tự gen cấu trúc]. Cấu trúc chung của gen cấu trúc được chia làm 3 vùng trình tự nuclêôtit theo thứ tự sau: Vùng điều hòa [vùng khởi đầu]: nằm ở đầu gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. Vùng mã hóa: nằm ở giữa gen, mang thông tin mã hóa axit amin. Vùng kết thúc: nằm ở cuối gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Phân loại gen: Người ta dựa vào vai trò của các sản phẩm gen người ta chia gen thành loại là gen cấu trúc và gen đ

ADN là một đại phân tử sinh học được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân các đơn phân là nucleotit. Trong tự nhiên thì phân tử ADN có nhiều dạng cấu trúc nhưng dạng phổ biến nhất là cấu trúc ADN theo dạng B ; Trong chương trình sinh học phổ thông thi chúng ta cũng chủ yếu bàn đến cấu trúc dạng B của ADN mà thôi. Nếu bạn chưa biết cấu trúc ADN dạng B như thế nào thì hãy xem trước bài viết cấu trúc dạng B của phân tử ADN ; Còn ở đây chúng ta chủ yếu bàn đến cách vận dụng lý thuyết về ADN vào giải những bài tập cụ thể liên quan đến cấu trúc ADN dạng B. Trước hết chúng ta bắt đầu với dạng bài tập đơn gian nhất trong series bài vết giải bài tập ADN cơ bản , và đây là bài đầu tiên sẽ hướng dẫn cách tính số nuclêôtit trong phân tử ADN [hay gen] khi biết một trong các đại lượng như: chiều dài ADN, khối lượng ADN, số liên kết hóa trị, số vòng xoắn. Sau đây chúng ta sẽ xem ví dụ về tính số nuclêôtit của ADN [có thể là phân tử ADN hoàn chỉnh hay chỉ là một đoạn ADN] cho từng trường hợp cụ thể:

Dạng bài tập sinh học về tính số lượng và tỉ lệ % từng loại  nuclêôtit trên cả 2 mạch của phân tử ADN [hay gen]. Để giải bài tập này bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Cần nhớ: Các nuclêôtit trên hai mạch đơn của ADN [hay gen] liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T và ngược lại [T liên kết với A] G liên kết với X và ngược lai [X liên kết với G] Công thức Số lượng từng loại nuclêôtit + A=T; G=X => $\frac{A+G}{T+X}=1$ + N=A+T+G+X=2A+2G=2T+2X + A+G=T+X= $\frac{N}{2}$ Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit + %A=%T; %G=%X + %[A+T+G+X] = 100% => %[A+G]=%[T+X]=50%N + %A=%T=50%-%G=50%-%X; %G=%X=50%-%A=50%-%T Bài tập có đáp án về tính số lượng, tỉ lệ phần trăm [%] từng loại nuclêôtit trong gen [hay ADN] Bài tập trắc nghiệm vận dụng 1. Gen có hiệu số gữa nuclêôtit loại T với loại nucleoit khác bằng 20%. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là: A. A=T=15%; G=X=35% B. A=T=35%; G=X=65% C. A=T=35%; G=X=15% D. A=T=30%; G=X=20% 2. Gen

Axít Nuclêíc - Có trong nhân tế bào [nhiễm sắc thể]. Ngoài ra còn có ở trong ti thể, lục lạp. - Gồm 2 loại: ADN và ARN [ở một số vi rút] - Đó là những phân tử lớn có cấu trúc đa phân, bào gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit I. Cấu trúc ADN  [axit dêôxiribônuclêic]: 1. Thành phần cấu tạo ADN:  ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học là C, H, O, P, N. ADN là loại phân tử lớn [đại phân tử], có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit gồm: Đường đêôxiribôluzơ: $C_5H_{10}O_4$ Axit phôtphoric: $H_3PO_4$ 1 trong 4 loại bazơ nitơ [A, T, G, X ]. Trong đó A, G có kích thước lớn  còn T, X có kích thước bé hơn. 2. Cấu trúc ADN:  ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải [xoắn phải]: 1 vòng xoắn có: - 10 cặp nuclêôtit. -  Dài 34 Ăngstrôn -  Đường kính 20 Ăngstrôn. Liên kết  trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axít phôtphôric của nuclêôtit với đường C­ 5 của  nuclêôtit

Đề bài: Ở quần thể của một loài lưỡng bội, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa số loại kiểu gen dị hợp về gen A là: A. 4 kiểu gen. B. 10 kiểu gen. C. 6 kiểu gen. D. 8 kiểu gen. Hướng dẫn Cách 1:   Giả sử gen A nói trên có 4 alen là: a1, a2, a3 và a4 sẽ có 10 kiểu gen cụ thể như sau: 4 kiểu gen đồng hợp: a1a1, a2a2, a3a3, a4a4. 6 kiểu gen dị hợp: a1a2, a1a3, a1a4, a2a3, a2a4, a3a4. Vậy số kiểu gen dị hợp tối đa trong quần thể trên là 6 kiểu gen . Cách 2:   Áp dụng công thức tính nhanh đối với một gen có n alen: Công thức tính số kiểu gen dị hợp của 1 gen có n alen Số kiểu gen đồng hợp là $C^1_n$ = n. Số kiểu gen di hợp là: $C^2_n$ = n[n-1]/2 Vậy một gen có 4 alen sẽ có số kiểu gen dị hợp tối đa là: 4[4-1]/2 = 6 kiểu gen. Xem thêm: Tìm số kiểu gen tối đa trong quần thể

Video liên quan

Chủ Đề