Lịch học sinh Hà Nội đi học trở lại

Đã có lịch học chi tiết của học sinh Hà Nội. [Ảnh: Minh Hiền]

Ngày 25/1, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản công bố chi tiết lịch trở lại trường cho học sinh một số khối lớp sau thời gian dài nghỉ học trực tiếp để chống dịch Covid-19.

Theo đó, từ ngày 8/2, học sinh các khối từ lớp 7-12 trên địa bàn thành phố sẽ đi học trực tiếp; học sinh cấp tiểu học và khối lớp 6 của cấp THCS sẽ tiếp tục học trực tuyến. Riêng trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.

Các trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp các ngày trong tuần ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1 [tức vùng xanh], cấp độ 2 [tức vùng vàng]; riêng các địa bàn có dịch ở cấp độ 3 [tức vùng cam], cấp độ 4 [tức vùng đỏ] vẫn tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến.

Đối với học sinh khối lớp từ 7-12 nhưng đang cư trú tại các địa bàn có dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 sẽ không đến trường mà học trực tuyến tại nhà; nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên dạy học cho nhóm đối tượng này.

Đối với các giáo viên chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 theo quy định chỉ được dạy học trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp.

Để phòng, chống dịch bệnh, nhà trường sẽ không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường; học sinh mang nước uống cá nhân; nhà trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp một buổi/ngày.

Tiếp tục duy trì những kết quả đạt được khi dạy trực tuyến trong thời gian qua để hỗ trợ và sẵn sàng chuyển đổi phương án dạy học khi tình hình dịch diễn biến phức tạp.

Trong quá trình dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến dịch tễ, không đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, nhà trường báo cáo cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương, có trách nhiệm xem xét cho dừng việc học trực tiếp để đảm bảo an toàn; có các kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F1,F0 tại lớp học, trường học.

UBND thành phố Hà Nội giao sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với sở Y tế tiếp tục hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định và hướng dẫn của Trung ương và thành phố; hoàn thiện cơ sở vật chất, y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường; tổ chức diễn tập, xây dựng các phương án ứng phó với những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện.

Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú trở lại trường trong ngày 7-2 - Ảnh: HUY TRẦN

Đây là nhóm học sinh cuối cùng thuộc cấp tiểu học và trung học tại Hà Nội trở lại trường học trực tiếp theo lộ trình đưa học sinh quay lại trường dần dần, tùy theo tình hình dịch bệnh và điều kiện đảm bảo an toàn cho học sinh.

Trước đó, ngày 8-11-2021, học sinh lớp 9 ở huyện Ba Vì là nhóm học sinh thủ đô trở lại trường đầu tiên trong năm học 2021 - 2022. Tới ngày 22-11, học sinh lớp 9 của 18 huyện, thị xã thuộc vùng ngoại thành trở lại trường. 

Tiếp đến, ngày 6-12, học sinh lớp 12 toàn thành trở lại trường.

Dù dịch bệnh tại Hà Nội vẫn phức tạp với gần 3.000 ca nhiễm mỗi ngày trong nhiều ngày qua nhưng UBND TP Hà Nội vẫn chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và đào tạo cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 toàn thành trở lại trường từ ngày 7 và 8-2; cho phép học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 18 huyện, thị xã quay lại trường vào ngày 10-2.

Ông Trần thế Cương - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP Hà Nội - cho biết căn cứ thực tế học sinh các vùng ngoại thành trở lại trường, thành phố đánh giá sơ bộ về điều kiện đảm bảo an toàn để tiếp tục cho số học sinh còn lại quay lại trường.

Tuy vậy, các trường vẫn chỉ được dạy học 1 buổi/ngày, đảm bảo giãn cách, tránh các hoạt động tập trung đông, không tổ chức ăn bán trú và căng tin bán đồ ăn uống...

Theo yêu cầu của Sở Giáo dục và đào tạo TP, các trường phải có kịch bản xử trí khi phát sinh F0 trong quá trình học sinh quay lại trường học trực tiếp, đồng thời có phương án kết hợp giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến, có kế hoạch bổ sung kiến thức cho học sinh để không bỏ sót những học sinh thuộc vùng có dịch cấp độ 3, 4, học sinh thuộc diện F0, F1 không thể đến trường.

VĨNH HÀ

Ngày 4/4, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quyết định trên theo tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, học sinh lớp 1-6 học trực tiếp, có thể học hai buổi trên ngày và ăn bán trú, tùy theo kế hoạch của trường và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh. Trẻ mầm non tiếp tục ở nhà.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhận định, hiện nay tình hình Covid-19 tại thành phố đã có chuyển biến tích cực, số F0 là học sinh, giáo viên giảm mạnh. Trong hai ngày 2-3/4, Sở đã tổ chức khảo sát phụ huynh lớp 1-6 về việc cho con trở lại trường. Kết quả, hơn 75% ý kiến đồng thuận, nhiều quận, huyện có tỷ lệ nhất trí trên 90%.

Học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội, trở lại trường vào đầu tháng 2. Ảnh: Giang Huy

Để mở cửa, trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống Covid-19 theo hướng dẫn liên ngành của Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; xây dựng kế hoạch diễn tập và xử lý khi ghi nhận F0 tại trường; vệ sinh và khử khuẩn trước và sau buổi học.

Kế hoạch đón học sinh trở lại của các trường phải được Ban chỉ đạo chống dịch cấp quận, huyện phê duyệt. Trong quá trình học sinh trở lại trường, nếu tình hình dịch bệnh phức tạp và không đảm bảo an toàn, Ban chỉ đạo chống dịch cấp quận, huyện sẽ xem xét và quyết định có tiếp tục học trực tiếp hay không.

* Duy nhất Hà Nội chưa cho trẻ mầm non đến trường

Tại Hà Nội, 660.000 học sinh lớp 7-12 đã trở lại trường học trực tiếp từ 8/2, trong đó lớp 9 ở 18 huyện, thị ngoại thành học trực tiếp từ tháng 11/2021. Các em đã được tiêm đủ hai mũi vaccine phòng Covid-19.

Ba tuần đầu tháng 2, học sinh tiểu học và lớp 6 ở ngoại thành Hà Nội được trở lại trường, nhưng sau đó phải tạm dừng vì số ca nhiễm tăng nhanh. Như vậy, tính đến 6/4, Hà Nội chỉ còn cấp mầm non chưa được đến trường ngày nào kể từ tháng 4/2021.

Hà Nội là địa phương cho học sinh ở nhà với quy mô lớn và thời gian lâu nhất cả nước.

Thanh Hằng - Võ Hải

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định sở chưa có chủ trương cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành đi học trở lại từ ngày 1/3 như thông tin một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải.

Ông Tiến khẳng định việc đưa học sinh trở lại trường học luôn được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng về mọi mặt, trong đó đặc biệt quan tâm đến diễn biến thực tế của dịch COVID-19 trên địa bàn và công tác chuẩn bị của các địa phương, nhà trường với phương châm được đặt lên hàng đầu là bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho học sinh. 

[Hà Nội bất ngờ đổi kế hoạch học trực tiếp, phụ huynh “thở phào”]

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có tờ trình và được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng ý về việc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận đi học trực tiếp trở lại từ ngày 21/2. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn và thời tiết rét đậm, ngày 18/2, sở đã trình ủy ban nhân dân thành phố và được đồng ý về việc tiếp tục cho nhóm đối tượng học sinh này tiếp tục tạm dừng đến trường.

Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của thành phố đã trở lại trường lại từ ngày 8/2, học sinh từ khối 1 đến khối 6 thuộc 18 huyện và thị xã đi học trực tiếp trở lại từ ngày 10/2. Riêng bậc mầm non trên toàn Thủ đô vẫn nghỉ học./.

Phạm Mai [Vietnam+]

Học sinh Trường Tiểu học Phạm Tu [huyện Thanh Trì, Hà Nội] đi học trở lại sau thời gian dài học trực tuyến. [Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+]

Học sinh vui mừng vì sắp được trở lại trường trong khi phụ huynh băn khoăn lo lắng khi dịch bệnh ở Thủ đô đã ở ngưỡng gần 4.000 ca nhiễm mới mỗi ngày là tâm trạng chung khi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành đi học trực tiếp trở lại từ ngày 21/2 tới đây.

Biết tin sẽ đi học trở lại trường, em Nguyễn Tuấn Anh, học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An [quận Hoàng Mai] reo lên mừng rỡ. “Con rất mong được đến trường để gặp bạn bè và cô giáo. Ở nhà học online một mình con rất buồn,” Tuấn Anh chia sẻ.

Tương tự, em Trần Khánh Linh, học sinh Trường Tiểu học Trần Đăng Ninh, quận Hà Đông] cũng tỏ ra rất háo hức. Bố mẹ đi làm nên hàng ngày, Khánh Linh phải ở nhà một mình. Bạn bè duy nhất của em là… chiếc tivi. “Đến trường, con sẽ gặp lại các bạn thân và nhiều bạn khác trong lớp, chắc chắn sẽ vui hơn rất nhiều so với việc ở nhà thui thủi một mình,” Linh vui vẻ nói.

Với những học sinh lớp 1, sự háo hức còn lớn hơn rất nhiều vì các em đã học hết một học kỳ mà chưa từng được đặt chân đến trường, chưa từng được cảm nhận sự khác biệt của không khí lớp học tiểu học so với bậc mầm non. Em Lê Nguyễn Uyển Vy, học sinh Trường Tiểu học Thành Công B [quận Ba Đình] cho biết rất mong chờ được đi học trực tiếp. “Học online con rất buồn,” Vy nói.

Học sinh đo thân nhiệt trước khi vào lớp tại Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai. [Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+]

Tuy nhiên, với các phụ huynh, tâm trạng chung là vừa mừng, vừa lo. Dù cũng rất mong con được đến trường học trực tiếp, nhưng phụ huynh vẫn không khỏi băn khoăn, lo lắng về dịch bệnh.

“Con học trực tuyến tất nhiên có rất nhiều hạn chế, chất lượng không tốt bằng học trực tiếp, lại tiếp xúc quá nhiều với máy tính và hạn chế kỹ năng xã hội khi ở nhà một mình quá lâu. Tuy nhiên, con đi học, tôi cũng rất lo lắng khi tình hình dịch bệnh ở Hà Nội đang ngày càng phức tạp, số F0 không ngừng tăng lên gần chạm mốc 4.000 ca mỗi ngày,” chị Nguyễn Thu Phương [quận Hoàng Mai] chia sẻ.

Đây cũng là nỗi niềm của chị Đỗ Thị Bích [quận Hà Đông]. “Con rất vui khi nghe tin đi học trở lại. Tôi hiểu những háo hức mong chờ của con khi suốt 9 tháng qua chưa được đến trường, chưa được gặp bạn bè. Tôi cũng tin tưởng nhà trường sẽ có công tác phòng dịch chu đáo và đã đăng ký cho con đi học lại, nhưng tôi vẫn rất lo lắng vì con chưa được tiêm vaccine, lớp học lại đông,” chị Bích nói.

[Hà Nội chốt cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 12 quận đi học từ 21/2]

Để chuẩn bị cho việc đi học trực tiếp của con, chị Bích đã đặt mua thêm khẩu trang cho con, bình nước giữ nhiệt để con mang tới lớp. “Trẻ con ham vui nên dễ lơ là trong phòng dịch, tôi sẽ phải dặn dò con cẩn thận và thường xuyên để con không chủ quan,” chị Bích chia sẻ.

Trong khi đó anh Phạm Văn Hùng [quận Nam Từ Liêm] lại tỏ ra lạc quan hơn. Anh Hùng cho hay việc đi học trực tiếp sẽ giúp con có tinh thần thoải mái hơn khi được giao lưu với bạn bè, hít thở không khí bên ngoài nhiều hơn thay vì chỉ quanh quẩn trong nhà. 

“Về việc phòng dịch, tôi nghĩ nếu các con thực hiện tốt 5K với sự hướng dẫn từ nhà trường và cha mẹ, đeo khẩu trang suốt sẽ an toàn hơn. Vấn đề đau đầu nhất là con học một buổi, phụ huynh phải bố trí đưa đón, ảnh hưởng đến công việc, nhưng nếu ăn bán trú thì lo ngại về dịch bệnh lại lớn hơn,” anh Hùng nói.

Ngoài yếu tố dịch bệnh, một trong những điều phụ huynh băn khoăn là việc con chỉ học nửa ngày tại trường sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh khó xoay sở. "Khi con học online, tôi cho con về quê với ông bà còn hai vợ chồng thì đi làm. Bây giờ con lên Hà Nội đi học, hai vợ chồng phải thuê xe đón rước, rồi gửi nhờ nhà hàng xóm tới chiều muộn về đón. Tôi mong các cơ quan chức năng sớm có biện pháp phù hợp cho các cháu để giúp chúng tôi có thể sớm ổn định công việc," anh Nguyễn Trung, một công chức chia sẻ.../.

Với việc đưa học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành trở lại trường học từ ngày 21/2 tới đây, toàn bộ học sinh các cấp học của Hà Nội sẽ đi học trực tiếp trở lại sau thời gian dài phải tạm dừng vì dịch bệnh, bắt đầu từ tháng 5/2021. Trước đó, Thủ đô đã cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đi học từ ngày 8/2; học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 18 huyện, thị xã đi học từ ngày 10/2. Riêng mầm non vẫn tiếp tục nghỉ học tại nhà.

Phạm Mai [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề