Lập dàn ý thuyết minh về một the loại văn học

Home/Giáo dục/Lập dàn ý thuyết mình về một thể loại văn học mà em đã học

Giáo dục

Hanoi1000

Related Articles

2. Lập dàn ý thuyết mình về một thể loại văn học mà em đã học


Tham khảo:

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về ca dao Việt Nam.

2. Thân bài

Trình bày định nghĩa về ca dao. 

  • Giới thiệu những đặc điểm của ca dao.
  • Giới thiệu những nội dung lớn của ca dao Việt Nam.
  • Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao Việt Nam.
  • Đánh giá về vai trò và tác dụng của ca dao Việt Nam trong nền văn học của dân tộc và trong đời sống mọi người.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị của ca dao.


I. Mở bài:

– Giới thiệu thể thơ thất ngôn bát cú

– Tiếp thu những thành tựu, tinh hoa của văn học thế giới là một xu hướng tất yếu của bất cứ nền văn học nào. Nền văn học Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển, không chỉ kế thừa những truyền thống của cha ông ngàn đời mà còn khéo léo góp nhặt, học hỏi những tiến bộ của những nền văn học khác như thơ tượng trưng siêu thực Pháp hay thơ Đường của Trung Quốc. Trong đó, thể thơ thất ngôn bát cú là một trong những thể loại văn học được tiếp thu và đón nhận bởi rất nhiều thi nhân Việt.

II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:

– Thơ thất ngôn bát cú là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc

– Vào đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ, trở thành thể thơ tiêu biểu của thơ Đường 


Ấn f5 hoặc tải lại trang nếu không click được

Ấn f5 hoặc tải lại trang nếu không click được

– Nhắc đến những thi nhân nổi tiếng với thể thơ này, không thể không kể đến Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh, Thôi Hiệu,…

– Sau này, khi phát triển ở các quốc gia khác, đặc biệt là ở Việt Nam, đây được gọi là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, với các tác giả tiêu biểu như Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hồ Xuân Hương,…

2. Các quy tắc trong thơ thất ngôn bát cú:

  • Thất – 7, ngôn – tiếng, bát – 8, cú – câu
  • Một bài thơ có 8 câu
  • Trong mỗi câu thơ có 7 chữ
  • Thông thường, hầu hết các bài thơ thất ngôn bát cú được chia làm 4 phần:
  • Hai câu đề [câu 1 – 2]: Câu thứ nhất được gọi là là câu phá đề [có tác dụng mở ý cho bài thơ], câu thứ hai là câu thừa đề [tiếp ý của phá đề để chuyển vào nội dung của bài thơ]
  • Hai câu thực [câu 3 – 4] [hay còn gọi là cặp trạng]: có nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của bài thơ
  • Hai câu luận [câu 5 – 6]: Phát triển rộng ý chính của bài thơ. 
  • Qua đó các câu 3, 4, 5, 6 thể hiện những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ
  • Hai câu kết [hai câu cuối]: Kết thúc ý toàn bài thơ, ở hai câu thơ này, những tư tưởng, tình cảm ở tầng sâu của người nghệ sĩ được bộc lộ một cách rõ ràng nhất
  • Vần thường được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
  • Ví dụ: Trong bài thơ " Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, vần "a" được gieo ở các tiếng "tà", "hoa", "nhà", "gia", "ta"
  • d.Nhịp thơ: 
  • Có 2 cách ngắt nhịp thông thường: nhịp 2/2/3 và nhịp 4/3.
  • e. Niêm luật:
  • Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
  • Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản
  • Thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc.
  • Sự kết hợp hài hoà giữa các thành bằng trắc tạo nên âm điệu giàu nhạc tính cho thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
  • Thi liệu trong thơ thất ngôn bát cú là những hình ảnh gần gũi trong đời sống như cảnh thiên nhiên, nước non, hoạ cỏ,…
  • Ví dụ : "Bước tới đèo ngang bóng xế tà/Cỏ cây chèn đá lá chen hoa" [Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan]
  • Hình ảnh trong thơ thường mang tính ước lệ tượng trưng cao
  • Bút pháp thường thấy: chấm phá, lấy điểm tả diện, hoạ mây nảy trăng,…
  • Những đặc điểm này có sự tương đồng với một số thể thơ Đường khác như thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt,…

– Nhận xét chung về thể thơ :

– Thơ thất ngôn bát cú là một trong những thể thơ tiêu biểu và đặc sắc, giữ một giá trị nhất định trong không chỉ nền thơ ca Trung Quốc mà trong cả nền văn học Việt Nam và có lẽ là nhiều quốc gia khác trên thế giới, không chỉ một thời mà cả nhiều thời.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

– Giới thiệu về vấn đề cần thuyết minh: văn bản/ thể loại văn học.

II. Thân bài

1. Thuyết minh về văn bản

  •  Về các phần, các mục của văn bản.
  •  Nội dung văn bản.
  •  Công dụng, ý nghĩa của văn bản.
  •  Những điểm lưu ý và các lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.

2. Thuyết minh về thể loại văn học

a. Nguồn gốc

b. Đặc điểm

– Cách gieo vần

– Cách ngắt nhịp

c. Các tác phẩm tiêu biểu có sử dụng thể thơ này.

III. Kết bài

– Đánh giá, nhận xét về văn bản/ thể thơ.

Dàn ý số 3

I. Mở bài:

– Ca dao được coi là thơ trữ tình dân gian nhằm diễn tả thế giới nội tâm phong phú của con người.

– Ca dao là thơ của vạn nhà, tấm gương soi của tâm hồn dân tộc.

II. Thân bài:

– Trình bày định nghĩa về ca dao.

– Giới thiệu những đặc điểm của ca dao:

+ Ca dao [hay được gọi là thơ trữ tình – trò chuyện] diễn tả đời sống nội tâm của và con người trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

+ Đề tài phản ánh của ca dao rất rộng bao gồm ca dao nghi lễ – phong tục, ca dao gắn liền với sinh hoạt gia đình, ca dao gắn với sinh hoạt cộng đồng.

+ Một số kiểu nhân vật trữ tình của ca dao là: người mẹ, người vợ, người con [trong quan hệ gia đình], chàng trai – cô gái [trong quan hệ tình yêu], người phụ nữ, người dân thường [trong quan hệ xã hội].

+ Những tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình và cách thể hiện thế giới nội tâm của kiểu nhân vật này đều mang tính chung, phù hợp với lứa tuổi, gia đình, nghề nghiệp,…

+ Xét về hình thức diễn xướng, ca dao có hai hình thức cơ bản nhất là hát cuộc và hát lẻ.

– Giới thiệu những nội dung lớn của ca dao Việt Nam:

+ Ca dao phản ánh những tình cảm cao đẹp, yêu thương tình nghĩa của con người trong các mối quan hệ. Đó là tình cảm gia đình [tình cảm cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ, vợ chồng], tình cảm xã hội [tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm với lao động sản xuất con người,…].

+ Ca dao là tiếng hát than thân của con người về những nỗi khổ trong cuộc sống mà chủ yếu là nỗi khổ của người phụ nữ. Bên cạnh đó, ca dao là tiếng nói phản ánh chống lại cường quyền [vua, quan] và những hủ tục gây nhiều nỗi khổ cho con người [như tục ma chay, tục cưới hỏi,…].

+ Ca dao trào phúng là tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu, những tính cách xấu của con người.

– Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật của ca dao:

+ Ca dao chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể [90% ca dao sưu tầm được]. Trong ca dao còn có các thể thơ khác như song thất lục bát, vãn bốn, vãn năm.

+ Ca dao rất giàu biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và đặc biệt rất nhiều hình ảnh biểu tượng được sử dụng.

+ Ca dao thường xuất hiện với những hình thức lặp lại: lặp kết cấu, lặp hình thức mở đầu là một dòng thơ hay cụm từ, từ; lặp hình ảnh. Cho nên, khi phân tích ca dao, phải xuất phát từ những hình thức lặp đó.

+ Ngôn từ ca dao thường trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà màu sắc dân tộc và địa phương.

– Đánh giá về vai trò và tác dụng của ca dao:

+ Ca dao được coi là cây đàn muôn điệu của tâm hồn dân tộc. Ca dao giúp a hiểu về tâm hồn, tính cách, lối sống.

+ Ca dao còn là kho tang kinh nghiệm quý báu để chúng ta ứng dụng trong đời sống với nhiều bài học đạo đức, bài học kinh nghiệm…

+ Ca dao là nguồn tư liệu quý giá để các nhà thơ nhà văn sau này học tập và sử dụng một cách sáng tạo [mượn biểu tượng, thi liệu, cách diễn đạt…].

III. Kết bài:

– Ca dao cho ta bắt gặp “tất cả những khởi đầu thơ ca, cuộc du ngoạn trong tâm hồn nhân dân” ?[Giéc – xen].

– Bởi thế, ca dao sẽ là thể loại còn sống mãi với thời gian.

Video liên quan

Chủ Đề