Lãm thổi là ai

Lần đầu tiên tại Ý, Arsenale Nord - Venice tổ chức triển lãm cá nhân mang tên Soul Energy của nghệ sĩ Việt Nam Henry Le - Ảnh: NVCC

Henry Lê tên thật là Lê Hữu Hiếu, sinh năm 1982 tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Anh từng tham gia nhiều triển lãm nghệ thuật trong và ngoài nước như triển lãm cá nhân Mặc năm 2014 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 2015 tại Trung tâm Triển lãm quốc gia; năm 2016 anh đã tham dự Art Basel Miami cùng triển lãm Contemporary Art Projects USA và Florence Biennale lần thứ 11 tại Fortezza da Basso – Florence năm 2017.

Với Soul Energy, triển lãm đề cập tới năng lượng lan tỏa trong tâm hồn Henry Lê, yếu tố then chốt cho phép anh đưa thế giới nội tâm của mình vào các tác phẩm nghệ thuật, thổi vào chúng những nhịp điệu, những cuộc đời riêng.

Henry Lê cho biết: “Phương pháp của tôi bao gồm cả nhịp điệu và năng lượng. Nguồn năng lượng tích cực giống như một phương tiện, một chất xúc tác cho phép tôi chuyển linh hồn mình từ thế giới nội tại sang thế giới nghệ thuật”.

Các tác phẩm trong buổi triển lãm thể hiện một cách đột phá tính biểu cảm và các khái niệm đầy tính bản sắc trong tác phẩm của người nghệ sĩ.

Trong hơn mười năm qua, kiến trúc sư người Việt Henry Lê đã chọn nghiên cứu nghệ thuật là ưu tiên của cuộc đời mình, đặt nghệ thuật vào vị trí trung tâm của sự suy tưởng, ý niệm và thực hành thị giác.

Tác phẩm của anh dù có vẻ bị ảnh hưởng bởi một số trào lưu nghệ thuật không chính thống và lối vẽ động có nguồn gốc từ phương Tây, nhưng vẫn mang trong mình sự độc đáo và tính tự chủ mạnh mẽ.

Thi pháp mà Henry Lê sử dụng cũng là thi pháp của trào lưu Không Chính thống, những dấu hiệu không chỉ mang trong mình giá trị nghệ thuật mà còn mang tính hiện sinh, chúng gắn kết với nhu cầu bắt đầu lại từ bản ngã của chính mình, từ tâm hồn, từ cảm xúc trong vô thức tới sự tìm kiếm một phương pháp cho phép bộc lộ năng lượng sống và những xung động sâu kín không chỉ tồn tại trong người nghệ sĩ mà ngự trị trong mỗi sinh vật.

The Humans [Nhân loại] là tổ hợp tranh và tạo hình điêu khắc bằng sắt với những khung xương đại diện cho người lao động phi nhân cách hóa, hiện ra như hóa thân của những “linh hồn” thoát ra ngoài thân xác, những luồng năng lượng thuần khiết.

Trong những tác phẩm này, kim loại trở thành một vật chất sống.

Nói về các tác phẩm trong triển lãm lần này của Henry Lê, giám tuyển Chiara Canali [thuộc đơn vị tổ chức MoCA Italia và Arte Laguna] nhận xét: "Trong những tác phẩm này, kim loại trở thành một vật chất sống, thắt nút, co xoắn; một cấu trúc hình chóp được tạo ra từ một năng lượng sống tự do nhưng không vô lối, bởi hình hài con người được tạo ra trôi nổi trong không gian tự tìm được điểm cân bằng của chính nó trong một nhịp điệu nội sinh, truyền từ sâu thẳm bên trong tới từng chi của cơ thể.

Năng lượng và sức mạnh được truyền tải tới những hình vẽ, những tác phẩm điêu khắc một cách sống động nhờ sự nhạy cảm mãnh liệt của phương Đông, được tái hiện tại đây, nơi giao hòa giữa kinh nghiệm nghệ thuật, rung cảm đạo đức và mỹ học".

Triển lãm Soul Energy sẽ diễn ra từ ngày 2-10 đến 12-10-2021 tại Arsenale Nord Tesa 99, Ý.

Con đường độc lập qua tranh các họa sĩ danh tiếng

MAI THƯƠNG

Tác phẩm Người thổi sáo 8, sơn dầu trên toan

Triển lãm cá nhân đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có tên Người thổi sáo sẽ được khai mạc ngày 7-1 tại Art Space, Đại học Mỹ thuật Việt Nam [số 42 phố Yết Kiêu, Hà Nội], kéo dài đến hết ngày 15-1.

Triển lãm này do nhóm Nhân sĩ Hà Đông [ông Nguyễn Quang Thiều là người đứng đầu] đứng ra tổ chức. Triển lãm gồm hơn 53 bức tranh sơn dầu, màu nước, pastel rất bắt mắt với hòa sắc đẹp và bố cục lạ.

Hầu hết tranh trong triển lãm này được ông Thiều vẽ trong 3 năm gần đây, có những bức ông chỉ mới hoàn thành trước triển lãm ít ngày. Một số là tranh ông Thiều vẽ trước đó, được mượn lại của những người sở hữu chúng.

Tình cờ đến với hội họa đầu những năm 2000 do một lần một người bạn họa sĩ gửi tranh, toan, và màu vẽ ở nhà ông, khi đã ngoài 40 tuổi, rồi lại bỏ vẽ tranh gần chục năm và chỉ mới vẽ lại vài năm gần đây, ông Thiều nói trước trang giấy, toan, màu vẽ, ông thấy mình như mới 18 tuổi.

Không học hội họa bài bản, ông Thiều chỉ vẽ bằng bản năng, học bằng cách chịu khó xem tranh và hỏi han bạn bè họa sĩ của mình, vẽ tranh đối với ông là "tạo ra một thứ trong đầu, trong tâm hồn mình", để ông được sống trọn vẹn, đủ đầy cảm xúc hơn người khác.

Và bởi vì chỉ "ngang qua cánh đồng hội họa", chứ không ở trong cánh đồng ấy, ông hoàn toàn tự do trước toan, cọ và màu, không bị những sợ hãi khen chê đè nặng lên những đường bút. Sự nghiệp dư tưởng là điểm yếu nhưng điểm mạnh của hội họa Nguyễn Quang Thiều cũng nằm ở chính chỗ đó.

Trong tranh của Nguyễn Quang Thiều, họa sĩ Đào Hải Phong đặc biệt thích hòa sắc đẹp, nhuần nhị và trí tưởng tượng bay bổng của một nhà thơ trong hình, bố cục rất bạo.

"Vì Nguyễn Quang Thiều không học cơ bản về hội họa, ông mới liều được như thế trong việc đảo lộn không gian. Tranh của ông Thiều rất có thẩm mỹ.

Ông vẽ toàn những thứ ông làm chủ được và dùng phương tiện đó để đi đến đích. Ông là một tay mơ cứng cựa. Tranh của ông cho người ta thấy một nhà thơ nghĩ về hội họa thế nào", họa sĩ Đào Hải Phong nói.

Họa sĩ Lê Thiết Cương - một người bạn thân thiết của Nguyễn Quang Thiều - dành nhiều lời ngợi khen cho tranh của chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Tuy thế, ông Cương cũng lưu ý, khi nhìn nhận về tranh của Nguyễn Quang Thiều thì phải đặt đúng vào điểm nhìn đó là ông Thiều vẽ tranh chỉ để cho cuộc sống của mình dài rộng hơn, ông chỉ đi ngang qua cánh đồng hội họa chứ không phải một họa sĩ chuyên nghiệp.

Một số tác phẩm trong triển lãm Người thổi sáo:

Người thổi sáo 3, sơn dầu trên toan

Vườn Địa Đàng, sơn dầu trên toan

Một gợi ý từ HS Đào Hải Phong, pastel

Biến tấu từ Cây ánh sáng, màu nước

Người thổi sáo 15, sơn dầu trên toan

Hội Nhà văn TP.HCM 3 lần hoãn đại hội

THIÊN ĐIỂU

Video liên quan

Chủ Đề