Làm thế nào để hết đau răng sâu năm 2024

Sâu răng nhưng không đau là do bệnh lý chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu. Lúc này, vi khuẩn chỉ mới tấn công phần ngà răng, chưa ăn sâu vào bên trong tủy răng nên người bệnh chưa có biểu hiện đau nhức.

Sâu răng ở giai đoạn đầu hầu như không gây đau cho người bệnh

Đồng thời, ở giai đoạn đầu tiên này, người bị sâu răng cũng không hề thấy rõ những dấu hiệu khác của sâu răng. Nếu có cũng chỉ thấy những đốm li ti màu đen, nâu rất nhỏ.

Hoặc ở trường hợp khác, sâu răng không đau là vì đã đi đến tận tủy và làm chết tủy. Lúc này, răng sâu rất giòn và dễ vỡ, các răng kế cận cũng có khả năng cao mắc sâu răng.

2. Tại sao sâu răng lại nhức?

Răng sâu đau nhức là biểu hiện thường gặp của bệnh sâu răng. Khi sâu răng đã tạo nên những lỗ sâu lớn, tấn công vào tủy thì cơn đau cũng theo đó mà tăng lên. Nhất là thời điểm về đêm, đau răng khiến bạn không ngủ được, dẫn đến tinh thần mệt mỏi, làm việc và học tập không hiệu quả.

Răng sâu đau nhức khi đã bị ăn sâu vào ngà răng và tủy

Dù có dấu hiệu đau nhức, tuy nhiên nhiều người chủ quan không chịu chữa trị sâu răng thì nguy cơ viêm tủy răng hoặc hoại tử tủy rất lớn.

Thế nên, nếu phát hiện mình bị sâu răng, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để chữa trị bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ. Trường hợp sâu răng quá nặng thì cần phải nhổ bỏ răng.

\>>>Xem thêm bài viết tại đây để hiểu thêm về điều trị viêm tủy tại Nha Khoa I-DENT

3. Một số mẹo giảm đau răng sâu

Nếu răng sâu đau nhức nhưng bạn chưa thể đến nha khoa để trám răng hay bọc sứ thì bạn có thể sử dụng một số mẹo giảm đau tại nhà ngay dưới đây:

Cách làm giảm cơn đau sâu răng

3.1 Giảm đau răng sâu bằng cách dùng nước muối

Dung dịch nước muối có tính sát khuẩn cao, đồng thời có khả năng giảm sưng cũng như lấy sạch các mảng bám thức ăn thừa trên răng. Từ đó, giúp răng sạch hơn, cơn đau cũng không còn dữ dội nữa.

Bạn nên súc miệng và ngậm với nước muối trong thời gian khoảng 30 giây. Cách làm này giúp nước muối phát huy được hoàn toàn công dụng. Nước muối có thể mua tại nhà thuốc hoặc tự pha tại nhà.

Xem Thêm: Top 10 Nước Súc Miệng Tốt Cho Răng Nào Tốt Nhất

3.2 Giảm đau răng sâu bằng cách dùng trà bạc hà

Bạc hà từ lâu đã là phương thuốc hay trong y học. Loại lá này có tính gây tê, kháng khuẩn, do đó có thể giảm cơn đau cũng như giúp bạn loại bỏ vi khuẩn có trong khoang miệng.

Bạn lấy lá bạc hà khô, ngâm với nước sôi khoảng 20 phút rồi uống hoặc súc miệng đều được. Xác trà có thể đắp lên vùng răng bị sâu cũng có khả năng giảm đau rất tốt.

Cách làm giảm đau cho sâu răng bằng cách dùng trà bạc hà

3.3 Giảm đau răng sâu bằng cách chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là một trong những cách làm giảm cơn đau sâu răng đơn giản, dễ làm tại nhà. Bạn chỉ cần áp túi đá lạnh vào vị trí đau răng, chỉ vài giây sau cơn đau sẽ giảm ngay lập tức.

3.4 Giảm đau răng sâu bằng cách dùng dầu đinh hương

Nếu trong nhà bạn có sẵn dầu đinh hương thì đây là cách làm giảm triệu chứng sâu răng đau về đêm một cách đáng kể. Trong đinh hương có khả năng gây tê tự nhiên cũng như giảm sưng hiệu quả, thế nên có thể áp dụng cho trường hợp đau nhức khi sâu răng.

Lấy miếng bông nhỏ thấm chút dầu đinh hương, sau đó đặt vào vị trí rang sau bi dau nhuc. Dầu đinh hương sẽ nhanh chóng làm cho cơn đau của bạn dịu đi.

Sâu răng làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sâu răng ngày càng nặng và có thể gây ra nhiễm trùng tại chỗ cùng một số vấn đề răng miệng khác. Vậy có những cách chữa sâu răng nhanh nhất nào?

Có rất nhiều cách chữa sâu răng đang được áp dụng phổ biến hiện nay, tuy nhiên còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng của mỗi người mà cách điều trị bệnh cũng cần khác nhau.

  • Chữa sâu răng bằng muối

Nước muối có khả năng hạn chế những cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách làm giảm sưng, đồng thời tăng khả năng chữa lành các mô xung quanh nướu bị sâu răng. Nên sử dụng nước muối để súc miệng hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng sâu răng hiệu quả.

  • Chữa sâu răng bằng tỏi và gừng

Hai nguyên liệu này có tính kháng viêm và sát trùng cao trong việc giúp chữa sâu răng. Các hoạt chất có trong tỏi và gừng có khả năng giảm đau và ức chế vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Cụ thể hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp xoa dịu các cơn đau răng đang hoành hành trong khoang miệng. Cách thực hiện khá đơn giản, giã nát gừng và tỏi với tỷ lệ 1:1, có thể cho thêm một ít muối. Sau khi giã xong nên cho ít nước để làm loãng hỗn hợp, tránh làm cho nướu ở răng sâu bị kích ứng. Dùng miếng bông gòn thấm nước hỗn hợp chấm trực tiếp lên chỗ đau răng. Để đạt hiệu quả mong muốn, người bệnh nên thực hiện cách này 2 - 3 lần mỗi ngày.

  • Chữa sâu răng bằng lá bạc hà

Lá bạc hà có đặc tính gây tê, làm dịu cơn đau răng nhanh chóng. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà cũng biết đến là một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn mạnh. Người bệnh có thể dùng lá bạc hà khô ngâm trong nước sôi 20 phút để tinh dầu được tiết ra. Sau khi nước này nguội, dùng để súc miệng hàng ngày ít nhất 2 lần. Ngoài ra, có thể dùng túi trà bạc hà ấm áp lên trên vùng răng đau trong 10 - 15 phút để giúp giảm đau tại chỗ hiệu quả. Trường hợp không có sẵn lá bạc hà, hãy dùng tinh dầu bạc hà bằng cách thấm một ít lên miếng bông gòn và áp vào vùng đau răng sẽ giảm đau ngay tức thì.

  • Dùng đá lạnh chườm vào chỗ răng sâu

Do khi được chườm lạnh giúp hạn chế lưu lượng máu đến vùng răng bị đau nên cơn đau sẽ giảm thiểu một phần và tình trạng sưng viêm cũng được cải thiện tạm thời. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, lấy một ít đá viên chà xát vùng đau răng trong thời gian 3 - 5 phút hoặc đến khi giảm đau tại vị trí đó. Hoặc dùng túi chườm vào bên má bị đau, đá lạnh sẽ có tác dụng xung truyền kích thích đến dây thần kinh giúp làm giảm cơ đau nhanh chóng.

  • Chữa sâu răng bằng nghệ

Trong nghệ có chứa thành phần chính là Curcumin, chất này có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn cao tương đương với một số loại thuốc kháng sinh. Dùng bột nghệ chấm vào chỗ răng đau vài lần mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng.

  • Chữa sâu răng bằng hoa cúc

Hoa cúc được coi là khắc tinh của sâu răng, có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt nên được sử dụng khá phổ biến.

Cách thực hiện như sau: Lấy khoảng 5 hoa cúc vàng, ngắt cánh hoa rửa sạch rồi để ráo nước. Cho vào miệng một vài cánh hoa vừa đủ và nhau trong vòng 2 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Hoặc có thể đem hãm với nước sôi, dùng nước này để súc miệng hàng ngày.

  • Chữa sâu răng bằng đinh hương

Hoạt chất Eugenol có nhiều trong đinh hương có tác dụng gây tê tự nhiên, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng răng và nướu. Dùng bông gòn và thấm ít tinh dầu đinh hương rồi đặt lên vùng đau răng. Ngoài ra, nếu có sẵn lá đinh hương khô, người bệnh có thể nhai nhỏ và giữ ở vùng đau răng khoảng 30 phút giúp tinh dầu đinh hương thấm vào vùng răng bị sâu.

  • Lá trầu không

Nguyên liệu này khá dễ kiếm và tác dụng kháng khuẩn khá cao nên được sử dụng phổ biến trong chữa sâu răng. Lấy khoảng tầm 8 - 10 lá trầu không, đem rửa sạch, giã nhỏ rồi ngâm với rượu trắng. Khi dùng, đem đun cách thủy khoảng 30 phút, để nguội sau đó dùng hỗn hợp này súc miệng vài lần mỗi ngày hoặc dùng tăm bông thấm vào vùng răng bị sâu để tầm vài phút thì súc miệng bằng nước sạch.

Lưu ý: Trên đây chỉ là những phương pháp chữa sâu răng tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên mang tính tạm thời, không thể điều trị triệt để tình trạng sâu răng. Người bệnh cần đến thăm khám ở bác sĩ nha khoa để kiểm tra mức độ sâu răng và có chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh sâu răng nhằm mang lại hiệu quả tốt ưu.

Bệnh sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu có chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách và khoa học. Dưới đây là một số cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà như:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày hoặc sau những bữa ăn chính. Nên chọn loại bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor phù hợp. Làm sạch các kẽ răng tránh bám bẩn bởi các mảnh thức ăn bằng chỉ nha khoa thay vì sử dụng tăm tre nhọn.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý pha sẵn với nồng độ theo khuyến cáo hoặc nước súc miệng chuyên dụng nhằm loại bỏ được các vi khuẩn bám trên răng.
  • Hạn chế ăn vặt các thức ăn nhanh, làm sẵn chứa nhiều đường, muối. Vì những thực phẩm này thường tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men hình thành acid, làm phá hủy men răng.
  • Tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như rau xanh, trái cây tươi, sữa, trứng, hải sản...
  • Nên định kỳ lấy cao răng ít nhất 6 tháng/lần và khám nha khoa thường xuyên giúp kiểm soát tình trạng răng miệng, kịp thời xử lý những vấn đề có thể phát sinh.
  • Đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể ít nhất 2 lít mỗi ngày, giúp làm tăng khả năng tiết nước bọt và sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.
  • Khi thấy răng miệng xuất hiện các triệu chứng đau nhức bất thường, bạn nên đến khám với bác sĩ nha khoa. Tránh việc tự xử lý tại nhà, nguy cơ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ cho mọi người những cách chữa sâu răng hiệu quả với cách thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan khi áp dụng các cách trên nếu chưa biết rõ tình trạng và mức độ sâu răng của mình, điều này có thể gây ra những ảnh hưởng liên quan đến răng miệng và làm nặng thêm tình trạng sâu răng hay tổn thương các vị trí xung quanh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chủ Đề